Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2014

Trần Ngọc Quyền người lính và cây sắn




DẠY VÀ HỌC. Ông Trần Ngọc Quyền
là người lính trở về sau cuộc chiến tranh giải phóng và thống nhất Tổ Quốc đã gắn bó suốt đời với nghiên cứu phát triển cây sắn, là tác giả chính của giống sắn KM94, KM60 được Nhà nước công nhận cấp quốc gia áp dụng cho toàn quốc, góp phần xóa đói giảm nghèo, làm giàu cho nhiều địa phương và gia đình. Ông đã từ trần ngày 21 tháng 2 năm 2014, để lại sự tiếc thương vô hạn cho gia đình, đồng nghiệp, học trò nghề nông, người thân và người dân khắp vùng Nam Bộ. Ông đã cùng đồng đội dấn thân thầm lặng cho đời sống người dân lành no đủ hơn như người lính không tiếc xương máu trên chiến trường cho đất nước sống mãi. “Được mủa chớ phụ sắn khoai”. Trần Ngọc Quyền người lính và cây sắn đồng hành cùng sự nghiệp của chúng ta. Dưới đây là điếu văn do ôngTrưởng Ban Lễ Tang xã Hưng Thịnh  đọc trước linh cữu của ông Trần Ngọc Quyền, bà con và tang quyến.

Điếu văn đồng chí Trần Ngọc Quyền

Kính thưa Tang quyến
Kính thưa bà con thân bằng quyến thuộc gần xa.
Kính thưa bà con nông dân ở các địa phương.


Đồng chí Trần Ngọc Quyền, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, huy hiệu 30 năm tuổi Đảng, hội viên Hội Cựu Chiến Binh Việt Nam xã Hưng Thịnh, kỹ sư trồng trọt, tác giả của nhiều giống cây trồng nông nghiệp đã góp phần xóa đói giảm nghèo, làm giàu cho nhiều địa phương và gia đình, nay không còn nữa.

Đảng Ủy, HĐND, UBND, MTTQ, các ban ngành đoàn thể xã ấp cùng nà con thân bằng quyến thuộc gần xa về bên linh cữu đồng chí thắp những nén hương thơm chia buồn cùng gia đình. Hội Cựu Chiến Binh xã đã phủ lá Quân kỳ Quyết thắng của Quân đội Nhân dân Việt Nam với tình đồng đội, đồng chí thân thương mà đồng chí xứng đáng với công lao trọn nghĩa nước non, thắm tình đồng đội.

Kính thưa toàn thể quý vị

Đồng chí Trần Ngọc Quyền sinh ngày 6 tháng 3 năm 1952 tại chòm Linh Cận, xã Quảng Sơn, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Một quê hương có truyền thống cách mạng và gia đình giàu lòng yêu nước, còn nhỏ được cha mẹ cho ăn học hết cấp Ba.

Lớn lên, đồng chí phát huy truyền thống cách mạng của quê hương , theo tiếng gọi của Đảng, đồng chí xung phong gia nhập vào hàng ngũ Quân đội Nhân dân Việt Nam ngày 19 tháng 8 năm 1971 ở C51, K13, Đoàn 22B. Ngày vào chiến trường tháng 2 năm 1972 ở C2, D17, lữ đoàn 52, sư đoàn 320. Trong thời gian quân ngũ bước chân của đồng chí đi khắp chiến trường B1 (Quảng Nam, Quảng Ngãi,...) lập nhiều thành tích và vinh dự được kết nạp Đảng ngày 18 tháng 4 năm 1975.

Khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước ta liền một dãi, đồng chí hoàn thành nhiệm vụ mà quân đội giao cho. Năm 1976 học trường văn hóa. Năm 1977 -1981 học lớp Trồng trọt 2, làm Phó Bí thư Đoàn Trường Đại học Nông nghiệp 4 (nay là Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh). Sau khi tốt nghiệp kỹ sư Nông học loại khá giỏi đồng chí được cử về làm Trưởng Trại Giống Cây Trồng Bình Thắng, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, sau đó về làm Phó Bộ Môn, Trưởng Bộ Môn Cây Có Củ và Hệ thống Canh tác, Trưởng Phòng Khoa học Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc thuộc Viện. Trong thời gian công tác , đồng chí đã được cử đi học chuyên môn cây có củ tại Philippines và Thái Lan. Đồng chí đã nghiên cứu nhiều giống cây trồng phục vụ cho nền nông nghiệp (1), nhất là tác giả chính của giống cây mì KM94, KM60 được nhà nước công nhận cấp Quốc gia và áp dụng cho toàn quốc, góp phần xóa đói giảm nghèo, làm giàu cho nhiều địa phương và gia đình.

Trong quá trình tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc và công tác tại ngành nông nghiệp, đồng chí được Đảng và Nhà Nước tặng thưởng:
+ 1 Huân chương Chiến công hạng 2
+ 1 Huy chương chiến sĩ Giải phóng
+ 1 Huy hiệu Chiến dịch Hồ Chí Minh
+ Bộ Nông nghiệp & PTNT tặng 1 Huy chương Vì sự nghiệp Phát triển Nông nghiệp Nông thôn     
+ Trung ương Hội Cựu Chiến Binh tặng Kỷ Niệm Chương
+ Huy hiệu 30 tuổi Đảng
Tháng 1 năm 2012 đồng chí được Nhà Nước giải quyết chế độ nghỉ hưu.

62 tuổi đời, 39 tuổi Đảng, 5 năm tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trên 35 năm học tập và công tác, đồng chí luôn là người Đảng viên trung kiên với lý tưởng của Đảng, đóng góp nhiều sức lực, trí tuệ của mình để phục vụ Tổ Quốc, phục vụ nhân dân. Đồng chí trong cuộc sống đời thường khiêm tốn giản dị trên kính dưới nhường, thân tình với đồng chí, đồng đội, hòa thuận với xóm giềng, trong gia đình thương vợ, nuôi dạy con học tập thành tài. Nhưng nay do căn bệnh hiểm nghèo, mặc dù đã được gia đình và các bác sỹ tận tình cứu chữa nhưng đồng chí không qua được và đã vĩnh biệt chúng ta vào lúc 2 giờ ngày 21 tháng 2 năm 2014.

Kính thưa toàn thể quý vị

Đồng chí Trần Ngọc Quyền mất đi, gia đình mãi mất đi người chồng, người cha, người anh trụ cột trong gia đình; cộng đồng dân cư mãi mất đi một người bạn hàng xóm tốt bụng thân thương, đảng bộ và nhân dân xã Hưng Thịnh mất đi một cán bộ đảng viên khoa học kỹ thuật tâm huyết, tài năng. Tài sản đồng chí để lại là căn nhà bé nhỏ có người vợ thương yêu tận tình thủy chung, đảm đang chăm sóc gia đình , là ba con học tập đỗ các trường đại học, là những công lao người lính, nhà khoa học đóng góp thầm lặng mà hiệu quả cho đời.

Người hiền ra đi, tiếng thơm còn mãi.

...

Chúng tôi vĩnh biệt đồng chí.
Xin kính cẩn tiếc thương đồng chí Trần Ngọc Quyền.   



BAN LỂ TANG TRẦN NGỌC QUYỀN
1. Đ/c Đào Xuân Hồng. Bí thư Đảng Ủy, Trưởng Ban.
2. Đ/c Nguyễn Văn Hồ, Bí thư Chi Bộ , Phó Ban
3. Đ/c Trần Văn Tân, Chủ tịch Hội Cựu Chiến Binh, Phó Ban
4. Đ/c Trần Văn Măng, Phó Ban tuyên giáo, Thành viên
5. Đ/c Hoàng Kim Khanh, TKV, Thành viên
6. Đ/c Đinh Mạnh Tình, CB TBXH, Thành viên
7. Ông Trần Ngọc Thân, Đại diện Gia đình.


TRẦN NGỌC QUYỀN, MỘT SỐ CÔNG TRÌNH KHOA HỌC TIÊU BIỂU

Trần Ngọc Quyền, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Kazuo Kawano 1995. Những giống sắn mới có năng suất bột cao. Tài liệu báo cáo công nhận chính thức hai giống sắn KM94, KM60 và công nhận tạm thời hai giống sắn KM95, SM937-26 (loại khá). Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam tổ chức tại Bảo Lộc, Lâm Đồng 14-17/7/1995, 26 trang. (New cassava varieties: KM60, KM94, KM95 and SM937-26. In: MARD. Proc. Vietnam Agricultural Research Workshop held in Bao Loc, Lam Dong, Viet Nam, July 14-16, 1995).

Tran Ngoc Ngoan, Tran Ngoc Quyen, Hoang Kim and Kazuo Kawano, 1995. Recent progress in Cassava varietal improvement in Vietnam. In: CIAT, Cassava Breeding, Agronomy Research and Technology Transfer in Asia. Proc. Fourth Regional Workshop held Nov.2-6.1993 in Trivandrum, Kerala, India. R.H. Howeler (Ed.). Bangkok. Thailand. p. 253-261.



Hoang Kim, Tran Van Son, Nguyen Van Thang, Tran Ngoc Quyen and Ao Van Thinh, 1995. On-farm research and Transfer of Technology for Cassava Production in Vietnam. In: CIAT, Cassava Breeding, Agronomy Research and Technology Transfer in Asia. Proc. Fourth Regional Workshop held Nov.2-6.1993 in Trivandrum, Kerala, India. R.H. Howeler (Ed.). Bangkok. Thailand, p. 262-289.

Hoang Kim, Tran Ngoc Quyen, Nguyen Dang Mai And Vo Van Tuan, 1996. On-farm research and Transfer of Technology for Cassava Production in South Vietnam. In: CIAT, Benchmark study on Cassava Production, Processing and Marketing in Vietnam. Proc. Vietnamese Cassava Workshop held in Hanoi, Vietnam Oct. 29-Nov.1.1992. R.H. Howeler (Ed.). Bangkok. Thailand. p. 178-199.



Tran Ngoc Ngoan, Tran Ngoc Quyen, Hoang Kim and Kazuo Kawano, 1996. Cassava Cultivars and Breeding Research in Vietnam. In: CIAT, Benchmark study on Cassava Production, Processing and Marketing in Vietnam. Proc. Vietnamese Cassava Workshop held in Hanoi, Vietnam Oct. 29-Nov.1.1992. R.H. Howeler (Ed.). Bangkok. Thailand. p. 178-199.


Trần Ngọc Quyền, Võ Văn Tuấn, Kazuo Kawano, Hoàng Kim 1997. Kết qủa chọn tạo giống sắn ở miền Nam Việt Nam. Trong sách: VNCP-IAS-CIAT-VEDAN. Tiến bộ mới trong nghiên cứu và khuyến nông sắn ở Việt Nam. Thông tin về hội thảo sắn Việt Nam lần thứ 5 tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 5-7/3/1996.Trang 24-34.(Cassava cultivars and breeding research in South Vietnam. In: VNRCP-IAS-CIAT-VEDAN. Progress in cassava research and extension in Vietnam. Proc. Vietnamese Cassava Workshop held in HARC - Dong Nai, March 5-7, 1996. Ho Chi Minh City, Vietnam, p. 24-34.)



Hoang Kim, Kazuo Kawano, Pham Van Bien, Tran Ngoc Ngoan, Tran Ngoc Quyen, Trinh Phuong Loan 2001. Cassava breeding and varietal dissemination in Vietnam from 1975 to 2000. In: CIAT. Cassava’s Potential in the 21st Centery: Present Situation and Future Research and Development Needs. Proc. 6th Regional Workshop, held in HoChiMinh city, Vietnam, Feb. 21-25,2000. Howeler R.H. and S.L. Tan (Ed.). Bangkok. Thailand. p 147-160. http://danforthcenter.org/iltab/cassavanet  



Hoàng Kim, Kazuo Kawano, Trần Hồng Uy, Trần Ngọc Quyền, Võ Văn Tuấn, Trần Công Khanh 2000. Kết qủa tuyển chọn giống sắn KM98-1. Trong sách: VNCP-IAS- CIAT- VEDAN. Kết qủa nghiên cứu và khuyến nông sắn Việt Nam. Thông tin về Hội thảo sắn Việt Nam lần thứ 8,thành phố Hồ Chí Minh ngày 16-18/3/1999.Trang 62-80.(Cassava variety KM98-1. In: VNRCP-IAS-CIAT-VEDAN. Progress in cassava research and extension in Vietnam; Proc. Vietnamese Cassava Workshop held March 16-18,1999 in IAS, Ho Chi Minh City, Vietnam. p. 62-80)



Hoàng Kim, Kazuo Kawano, Trần Hồng Uy, Trần Ngọc Quyền, Võ Văn Tuấn, Trần Công Khanh 1999.  Kết qủa tuyển chọn giống sắn   KM98-1. Tài liệu báo cáo công nhận giống sắn KM98-1 (loại xuất sắc). Hội nghị Khoa học Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức tại Đà Lạt, Lâm Đồng 29-31/7/1999. 27 trang. (A new cassava variety KM98-1. In: MARD. Proc. Vietnam Agricultural Research Workshop held in Dalat, Lam Dong, Viet Nam, July 29-31, 1999. 27p.)     



Hoàng Kim, Trần Ngọc Quyền, Nguyễn Thị Thủy 1990. Chọn tạo giống khoai lang, sắn thích hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp Miền Nam. Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm. Tạp chí hàng tháng khoa học, kỹ thuật và quản lý kinh tế; số 9 năm 1990, trang 538-544. (Sweet potato, Cassava Breeding suitable to different agro-ecological region of South Vietnam. Agriculture and Foodstuff Industry. Monthly journal of Science, Technology and Economic Management, No. 9, 1990. p. 538-544)

Hoang Kim, M. Buresova, Tran Ngoc Quyen and Nguyen Van Chuong, 1988. Economic of Winged bean on Maize as natural support in South Vietnam. In: Agricultura Tropica et Subtropica, Universitas Agriculturae Praga, No. 21; p. 45-59.


Hoàng Kim, M. Buresova, Trần Ngọc Quyền, Nguyễn Văn Chương, 1987. Nghiên cứu và phát triển đậu rồng ở miền Nam Việt Nam. Tài liệu báo cáo công nhận ba giống đậu rồng Bình Minh, Chim Bu, Long Khánh và công nhận hai mô hình tiến bộ kỹ thuật: sử dụng sắn và ngô làm cây choái tự nhiên cho đậu rồng leo. MARD. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp các tỉnh phía Nam. Trung tâm Nghiên cứu Cây Bông Nha Hố, tỉnh Ninh Thuận 14-16/7/1987, 45 trang. (Research and development of winged bean in South Viet Nam. In: MARD. Proc. Vietnam Agricultural Research Workshop held in Nha Ho, Ninh Thuan, Viet Nam, July 14-16, 1987; 36 pages).

TRẦN NGỌC QUYỀN TRÊN RUỘNG VÀ TRONG NGÀY CƯỚI CỦA CON




















Thứ Tư, 19 tháng 2, 2014

Hãy học thái độ của nước mà đi như dòng sông


ĐỌC LẠI VÀ SUY NGẪM. Hoàng Kim. Tôi đọc lại Vương Trí Nhàn: Thử trả lời câu hỏi:Thế nào mới là văn hóa thực thụ? "Thành kính và thuần thục", ông chiêm nghiệm và tự trả lời. Hữu Mai tại tiểu thuyết lịch sử đầu tiên về đại tướng Võ Nguyện Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ "Không phải huyền thoại"
cũng tự chiêm nghiệm và tự trả lời "mà là trí tuệ Con Người". Câu trả lời ngoài trang sách "ý tại ngôn ngoại" cũng không nằm trong tựa đề cuốn sách nổi tiếng nêu trên được tái bản lần thứ tư mà do người đọc tự mình suy ngẫm và rút ra. 

Vương Trí Nhàn kể chuyện Nguyễn Tuân viết thiên truyện mang tên 'Chén trà trong sương sớm' , sau Nguyễn Tuân giản lược đi mà chỉ gọi 'Chén trà sương': " Nhân vật chính trong truyện, một cụ già, đã làm cái việc chuẩn bị cho những chén trà uống trong buổi sớm mai của mình với tất cả thành kính và những sự dụng công, mà người ngày nay chắc bảo là cầu kỳ: nào ấm đun phải ra sao, lửa phải cháy đượm thế nào, nước sôi già phải được thử lại thế nào. Rồi pha, rồi uống, nhất nhất đều tuân thủ những nguyên tắc khắt khe của trà đạo. Nguyễn Tuân kết luận: Chưa bao giờ ông già này dám cẩu thả trong cái thú chơi  thanh đạm. Pha cho mình cũng như pha trà mời khách, cụ ấy đã để vào đấy nhiều công phu. Những công phu đó đã trở nên lễ nghi. Trong ấm trà pha ngon, người ta nhận thấy có một mùi thơ và một vị triết lý . Uống trà đã vậy, đến như những ngày sóc vọng tức là tuần rằm mùng một, lên chùa lễ Phật hoặc giỗ tết thờ cúng tổ tiên, ông cha ta xưa càng đòi hỏi một sự thuần khiết trong nghi lễ, bao gồm cả tấm lòng chân thành lẫn sự tự nguyện tôn trọng mọi quy tắc ứng xử đã trở thành khuôn mẫu."

Vương Trí Nhàn cảnh báo: "Những cách làm phi văn hóa đang quá phổ biến ... Đang thấy xảy ra một quá trình đối nghịch đáng ngại, tức là người đến với văn hoá càng đông thì văn hoá lại càng trở nên xô bồ, thô lậu và chưa biết bao giờ tìm lại được vẻ thiêng liêng thanh khiết của nó. Đôi khi, người ta không khỏi phì cười để rồi sau đó thấm thía buồn trước việc mấy cô mấy cậu choai choai vào chùa mà ăn mặc hở hang và cả mấy câu cầu khấn tối thiểu cũng không thuộc. Lại càng buồn hơn khi phải tận mắt chứng kiến những công trình tu bổ di tích văn hoá theo lối học đòi, làm mất vẻ cổ kính vốn có, hoặc phải đọc những dòng mô tả lịch sử một nghệ thuật truyền thống nào đó được viết vội vàng theo kiểu nói lấy được, khen lấy được. Dẫu sao, những vụng dại ấy còn có thể tạm tha thứ. Đến như những người mở hội lễ chỉ nhằm thu tiền lệ phí, góp tiền công đức xây chùa đúc tượng cốt để cầu mong thần thánh bỏ qua cho mọi hành động gian manh, đội bát hương cốt để phát tài phát lộc thăng quan tiến chức... tóm lại, làm tất cả những việc cao quý với mục đích vụ lợi, rồi lại tự lừa luôn cả mình và lớn tiếng khuyên nhủ mọi người trở về với văn hoá dân tộc, thì trước khi nói đến khía cạnh đạo đức, ở đây còn có vấn đề chính danh tức là người ta  đã không làm đúng một việc như ý nghĩa việc đó phải có".

Giáo sư Hoàng Đạo Kính trao đổi: Đừng "rượt đuổi" theo hai chữ bảo tồn :  “Trung Quốc có diện tích mênh mông và bề dày văn hóa như vậy mà sở hữu số di tích cấp quốc gia chỉ bằng phân nửa Việt Nam. Có nghĩa, việc ôm một lượng di tích, di sản quá rộng, không tương ứng với năng lực thực tế sẽ làm chúng ta kiệt quệ và mất đi cơ hội bảo tồn những tinh hoa đích thực”.

Xuân sang, suy ngẫm về "Góc nhìn" góp phần bảo tồn và tôn vinh Văn Hóa Việt. Hãy học thái độ của nước mà đi như dòng sông. Bảo tồn và phát triển những giá trị đích thực. Dòng sông văn hóa Việt thao thiết chảy, thao thiết đi về biển lớn, lắng đọng phù sa sỏi đá, tắm mát cây cối ruộng đồng và neo giữ bến quê lòng người... Thế nào là văn hóa thực thụ? "Thành kính và thuần thục, đi như dòng sông".

TÌNH YÊU CUỘC SỐNG


Nguồn Son Rào Nan Chợ Mới

Hãy học thái độ của nước mà đi như dòng sông (Hoàng Kim)

Góc nhìn 271
Góc nhìn 270
Góc nhìn 269
Góc nhìn 268
Góc nhìn 267
Góc nhìn 266
Góc nhìn 265
Góc nhìn 264
Góc nhìn 263
Góc nhìn 262
Góc nhìn 261
Góc nhìn 260
Góc nhìn 259
Góc nhìn 258
Góc nhìn 257
Góc nhìn 256
Góc nhìn 255
Góc nhìn 254
Góc nhìn 253
Góc nhìn 252
Góc nhìn 251
Góc nhìn 250
Góc nhìn 249
Góc nhìn 248
Góc nhìn 247
Góc nhìn 246
Góc nhìn 245
Góc nhìn 244
Góc nhìn 243
Góc nhìn 242
Góc nhìn 241
Góc nhìn 240
Góc nhìn 239
Góc nhìn 238
Góc nhìn 237
Góc nhìn 236
Góc nhìn 235
Góc nhìn 234
Góc nhìn 233
Góc nhìn 232
Góc nhìn 231
Góc nhìn 230
Góc nhìn 229
Góc nhìn 228
Góc nhìn 227
Góc nhìn 226
Góc nhìn 225
Góc nhìn 224
Góc nhìn 223
Góc nhìn 222
Góc nhìn 221
Góc nhìn 220
Góc nhìn 219
Góc nhìn 218
Góc nhìn 217
Góc nhìn 216
Góc nhìn 215
Góc nhìn 214
Góc nhìn 213
Góc nhìn 212
Góc nhìn 211
Góc nhìn 210
Góc nhìn 209
Góc nhìn 208
Góc nhìn 207
Góc nhìn 206
Góc nhìn 205
Góc nhìn 204
Góc nhìn 203
Góc nhìn 202
Góc nhìn 201
Góc nhìn 200
Góc nhìn 199
Góc nhìn 198
Góc nhìn 197
Góc nhìn 196
Góc nhìn 195
Góc nhìn 194
Góc nhìn 193
Góc nhìn 192
Góc nhìn 191
Góc nhìn 190
Góc nhìn 189
Góc nhìn 188
Góc nhìn 187
Góc nhìn 186
Góc nhìn 185
Góc nhìn 184
Góc nhìn 183
Góc nhìn 182
Góc nhìn 181
Góc nhìn 180
Góc nhìn 179
Góc nhìn 178
Góc nhìn 177
Góc nhìn 176
Góc nhìn 175
Góc nhìn 174
Góc nhìn 173
Góc nhìn 172
Góc nhìn 171
Góc nhìn 170
Góc nhìn 169
Góc nhìn 168
Góc nhìn 167
Góc nhìn 166
Góc nhìn 165
Góc nhìn 164
Góc nhìn 163
Góc nhìn 162
Góc nhìn 161
Góc nhìn 160
Góc nhìn 159
Góc nhìn 158
Góc nhìn 157
Góc nhìn 156
Góc nhìn 155
Góc nhìn 154
Góc nhìn 153
Góc nhìn 152
Góc nhìn 151
Góc nhìn 150
Góc nhìn 149
Góc nhìn 148
Góc nhìn 147
Góc nhìn 146
Góc nhìn 145
Góc nhìn 144
Góc nhìn 143
Góc nhìn 142
Góc nhìn 141
Góc nhìn 140
Góc nhìn 139
Góc nhìn 138
Góc nhìn 137
Góc nhìn 136
Góc nhìn 135
Góc nhìn 134
Góc nhìn 133
Góc nhìn 132
Góc nhìn 131
Góc nhìn 130
Góc nhìn 129
Góc nhìn 128
Góc nhìn 127
Góc nhìn 126
Góc nhìn 125
Góc nhìn 124
Góc nhìn 123
Góc nhìn 122
Góc nhìn 121
Góc nhìn 120
Góc nhìn 119
Góc nhìn 118
Góc nhìn 117
Góc nhìn 116
Góc nhìn 115
Góc nhìn 114
Góc nhìn 113
Góc nhìn 112
Góc nhìn 111
Góc nhìn 110
Góc nhìn 109
Góc nhìn 108
Góc nhìn 107
Góc nhìn 106
Góc nhìn 105
Góc nhìn 104
Góc nhìn 103
Góc nhìn 102
Góc nhìn 101
Góc nhìn 100
Góc nhìn 99
Góc nhìn 98
Góc nhìn 97
Góc nhìn 96
Góc nhìn 95
Góc nhìn 94
Góc nhìn 93
Góc nhìn 92
Góc nhìn 91
Góc nhìn 90
Góc nhìn 89
Góc nhìn 88
Góc nhìn 87
Góc nhìn 86
Góc nhìn 85
Góc nhìn 84
Góc nhìn 83
Góc nhìn 82
Góc nhìn 81
Góc nhìn 80
Góc nhìn 79
Góc nhìn 78
Góc nhìn 77
Góc nhìn 76
Góc nhìn 75
Góc nhìn 74
Góc nhìn 73
Góc nhìn 72
Góc nhìn 71
Góc nhìn 70
Góc nhìn 69
Góc nhìn 68
Góc nhìn 67
Góc nhìn 66
Góc nhìn 65
Góc nhìn 64
Góc nhìn 63
Góc nhìn 62
Góc nhìn 61
Góc nhìn 60
Góc nhìn 59
Góc nhìn 58
Góc nhìn 57
Góc nhìn 56
Góc nhìn 55
Góc nhìn 54
Góc nhìn 53
Góc nhìn 52
Góc nhìn 51
Góc nhìn 50
Góc nhìn 49

Góc nhìn 48
Góc nhìn 47

Góc nhìn 46

Góc nhìn 45

Góc nhìn 44
Góc nhìn 43
Góc nhìn 42

Góc nhìn 41

Góc nhìn 40
Góc nhìn 39

Góc nhìn 38
Góc nhìn 37
Góc nhìn 36
Góc nhìn 35
Góc nhìn 34
Góc nhìn 33

Góc nhìn 32
Góc nhìn 31
Góc nhìn 30
Góc nhìn 29
Góc nhìn 28
Góc nhìn 27
Góc nhìn 26
Góc nhìn 25
Góc nhìn 24
Góc nhìn 23
Góc nhìn 22
Góc nhìn 21
Góc nhìn 20
Góc nhìn 19
Góc nhìn 18
Góc nhìn 17

Góc nhìn 16
Góc nhìn 15
Góc nhìn 14
Góc nhìn 13
Góc nhìn 12

Góc nhìn 11
Góc nhìn 10
Góc nhin 9
Góc nhìn 8
Góc nhìn 7

Góc nhìn 6
Góc nhìn 5
Góc nhìn 4
Góc nhìn 3
Góc nhìn 2
Góc nhìn 1

Xem thêm

GS Hoàng Đạo Kính:
Đừng 'rượt đuổi' theo 2 chữ bảo tồn

(Thethaovanhoa.vn) - “Trung Quốc có diện tích mênh mông và bề dày văn hóa như vậy mà sở hữu số di tích cấp quốc gia chỉ bằng phân nửa Việt Nam. Có nghĩa, việc ôm một lượng di tích, di sản quá rộng, không tương ứng với năng lực thực tế sẽ làm chúng ta kiệt quệ và mất đi cơ hội bảo tồn những tinh hoa đích thực”, GS - KTS Hoàng Đạo Kính, thành viên Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia, Phó chủ tịch Hội KTS Việt Nam, nhận xét.

* Năm qua dân làng cổ Đường Lâm đòi “trả lại” bằng di tích để được xây nhà mới, một cây cầu vượt qua Đàn Xã Tắc tốn bao bài báo tranh luận, hay dự án giãn dân phố cổ Hà Nội nhiều năm thực hiện vẫn vô cùng chậm chạp… Có nhiều di sản đôi khi cũng không lấy gì làm “sung sướng” phải không thưa ông?
- Vấn đề khả thi của chuyện bảo tồn đang đặt ra với toàn bộ hệ thống di sản của chúng ta. Toàn quốc đang có tới gần 4 vạn di tích các loại được xếp hạng mà di tích nào cũng cần trùng tu cả. Một di tích trung bình cần đầu tư 10 tỷ đồng cho mỗi lần trùng tu, vậy tổng kinh phí sẽ là bao nhiêu? Riêng Hà Nội đã có 5.100 di tích. Thậm chí, chỉ một phường Văn Miếu gần nhà tôi đã có 5 ngôi chùa được xếp hạng các loại, trong đó có ngôi chùa “sinh” năm 1938, tức là chỉ hơn tôi vài tuổi thôi. Ngày xưa, trong một giai đoạn nhất định, chúng ta xếp hạng để bảo vệ và giữ cho được chùa. Bây giờ, chuyện phá bỏ đình chùa của một thời không còn nữa, thậm chí người ta lại còn đua nhau xây thêm. Duy trì, bảo tồn tràn lan di tích như vậy và trông cả vào nguồn kinh phí Nhà nước, vào trách nhiệm của các ngành quản lý thì có làm nổi không?



GS Hoàng Đạo Kính
Chuyện làng cổ cũng thế thôi, thậm chí còn khổ hơn bảo tồn di tích nhiều lần. Hà Nội có nhiều ngôi làng cổ mang giá trị văn hóa, là hình ảnh của sự chuyển tiếp mềm mại trong lịch sử đô thị hóa đầu thế kỷ trước. Nhưng bây giờ, với tình trạng đường sá, hạ tầng cơ sở, dân cư chen chúc nhau, đó lại là những dị thể đang tồn tại trong lòng một đô thị phát triển. Duy trì được những ngôi làng bình thường thôi, để không bị đô thị “nuốt chửng” đã là điều khó tưởng rồi.

Quê ngoại tôi ở làng Đại Yên, thuộc đất “Thập tam trại” của Thăng Long xưa. Giá trị lịch sử thì cao, nhưng trong làng bây giờ thì vô cùng chật chội, ô nhiễm, cư dân cãi lộn đánh chửi nhau suốt ngày. Có nghĩa, đó là những di sản đô thị nhưng đồng thời cũng là những ứ tồn lịch sử. Hoặc, gọi cho đúng, đó cũng là những khu ổ chuột của thời văn minh. Việc giải quyết những ứ tồn ấy còn khó khăn và tốn thời gian hơn nhiều so với ý tưởng “giải tán” những khu nhà tập thể lắp ghép thời Xã hội chủ nghĩa đang nằm trong lòng Hà Nội đấy.



* Có nghĩa là theo ông chúng ta đang “tham” quá?
- Cuối cùng, vẫn là câu chuyện ta phải xét tới tính khả thi để điều chỉnh đối tượng bảo tồn thôi. Đành rằng di tích, di sản là hồn của dân tộc mình, nhưng ta thích mà không giữ được thì dở vô cùng. Bây giờ, với trào lưu bảo tồn tràn lan, các di tích cấp tỉnh, cấp thành phố đều có xu hướng xin được nâng lên cấp quốc gia. Rồi chạy đua để thành di tích quốc gia đặc biệt, thành di sản của UNESCO nữa. Cuộc chạy đua như thế vô hình đang đi ngược lại cơ may mà thế hệ chúng ta đang cố làm trong khả năng của mình: giữ cho được, duy trì cho được, bênh vực cho được những tinh hoa thật sự.
* Nhiều nhà nghiên cứu nhận xét: đặt trong xu thế tìm về cội nguồn hiện nay, chúng ta đang có quá nhiều những người đặt di sản xưa trong một khoảng cách lý tưởng rồi đứng ở xa mà xuýt xoa ca ngợi - trong khi lại quá ít những trí thức tìm cách “đứng gần” và tiếp cận di sản bằng một cái nhìn văn hóa cần thiết.

- Vậy thì chúng ta sẽ phải tiếp tục cuộc rượt đuổi quanh vấn đề bảo tồn. Càng giữ tràn lan, chúng ta lại càng gặp nhiều thách thức và càng dễ bỏ qua, không tập trung bảo tồn những gì bức thiết nhất. Bởi cuộc sống là sự đào thải dần những gì không phù hợp với quy luật vận động của nó. Để tồn tại được tới bây giờ, rất nhiều những di tích, di sản trong lịch sử cũng đã trải qua những cuộc đào thải, thanh lọc tự thân rồi.

Chúng ta tiếc gốc đa, giếng nước, gốc cây, vườn cảnh… trong khi người dân thấy cuộc sống như vậy không tiện nghi. 95% người dân tại một xã của Hải Dương không muốn sống trong những ngôi nhà cũ.
Thật lòng, theo nghề bảo tồn 40 năm nay, tôi chỉ muốn nói: chúng ta hãy cố hiểu cuộc sống của những người dân tại các làng cổ đi, chứ đừng mãi hoài niệm một cách duy ý chí. Vài năm trước, xuống điều tra một xã tại Hải Dương, chúng tôi được biết, 95% người dân bản địa không muốn sống trong những ngôi nhà cũ. Chúng ta tiếc gốc đa, giếng nước, gốc cây, vườn cảnh nọ kia, trong khi họ thấy cuộc sống như vậy là không tiện nghi, không khép kín, và muốn sửa theo kiểu cũ thì cũng không biết tìm đủ tre gỗ ở đâu để sửa. Và muốn bảo tồn tràn lan, thì chúng ta có đủ sức bắt cả vạn người ở trong những gian nhà 3 gian 2 chái truyền thống như vậy được không?




Những trường hợp như làng cổ Đường Lâm cần được ưu tiên bảo tồn, thay vì chạy theo diện rộng?
* Như vậy, nghĩa là chúng ta phải bảo tồn chọn lọc, và chấp nhận để những di sản không có nhiều giá trị tự biến đổi theo quy luật của xã hội?
- Việc bảo tồn những gì phải nghiên cứu thấu đáo, từ đó có cuộc sàng lọc để bảo tồn những gì bức thiết nhất. Và như tôi đã nói nhiều lần, chúng ta cần phân biệt rõ di tích và di sản kiến trúc - những thiết chế cộng cư sống động và đang diễn ra những hoạt động bình thường và tiếp nối của cuộc sống. Bắt những di sản này phải được bảo tồn như các đình, chùa, miếu cụ thể thì không thể được.

Chẳng hạn, về di sản kiến trúc đô thị và di sản kiến trúc nông thôn, Hà Nội có 2 trường hợp điển hình là khu phố cổ và làng cổ Đường Lâm. Tập trung đầu tư và giữ thật tốt 2 di sản này đã là đáng mừng lắm rồi. Bởi, muốn bảo tồn 2 trường hợp ấy, chúng ta lại phải nghiên cứu đầy đủ để giữ được hồn cốt, nếp sống và những giá trị văn hóa phi vật thể kèm theo nó. Nghĩa là phải có chính sách đi từ thực tế để có sự cộng sinh hài hòa giữa nhu cầu bảo tồn và việc phát triển đời sống của người dân nơi đây, chứ không thể áp đặt một cách khiên cưỡng máy móc được đâu.

* Xin cám ơn GS.

Sơn Tùng (thực hiện)
Thể thao & Văn hóa Cuối tuần


Trở về đầu trang
Chào ngày mới !
Video yêu thích

http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam

Những trang liên kết chính

Hoàng Kim, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Học mỗi ngày,
Danh nhân Việt, Food Crops News, KimTwitter, KimFaceBookCassavaViet, foodcrops.vn

Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2014

Mười lăm trăng quả thật tròn


Đêm Tình Yêu Valentine 14 tháng 2 trùng hợp đêm Rằm tháng Giêng Giáp Ngọ 2014, cũng tròn 20 năm rằm xuân anh Hai mất lúc gần nửa đêm với lời anh khắc trên bia mộ "dặn con cháu khiêm nhu cần kiệm", cũng tròn 60 năm Hoàng Kim sinh lúc gần nửa đêm rằm xuân Giáp Ngọ 1954. " Mười lăm trăng quả thật tròn / Anh hùng thời vận hãy còn gian nan / Đêm trăng nhát cuốc xới vàng / Trăng dòm, ta hẹn trăng càng dòm thêm / Đất vàng, vàng ánh trăng đêm / Đêm khuya ta với nàng quên nhọc nhằn" (Cuốc đất đêm, thơ Hoàng Ngọc Dộ); " Trăng sáng lung linh trăng sáng quá / Đất trời lồng lộng một màu trăng / Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm / Trăng vẫn là trăng trăng vẫn rằm" (Rằm Xuân, thơ Hoàng Kim). Gốc mai vàng trước ngõ. Ba bài học không quên. Đi như dòng sông. Vầng trăng cổ tích. Mười lăm trăng quả thật tròn.   



Gốc mai vàng trước ngõ

“Anh trồng gốc mai này cho em!” Anh cả của tôi trước khi mất đã trồng tặng cho tôi một gốc mai trước ngõ vào hôm sinh nhật Hoàng Long, con tôi, sinh đêm trước Noel, Hoàng Minh Hải, con trai anh, sinh ngày 26.12 và tôi sinh ngày 27.12, còn anh thì mất đúng đêm trăng rằm tháng giêng. Anh trò chuyện với anh Cao Xuân Tài bạn tôi, trong khi tôi cùng vài anh em đào huyệt và xây kim tỉnh cho anh. Nhìn anh bình thản chơi với các cháu, tôi nao lòng rưng rưng.

Chưa bao giờ và chưa khi nào tôi thấm thía những bài thơ về hoa mai cuối mùa đông tàn bằng lúc đó. Anh ra đi đêm rằm xuân 1994 do căn bệnh ung thư hiểm nghèo khi các con anh còn thơ dại.

Hai mươi năm sau, các con và cháu anh đều đã trưởng thành, nay về quây quần ôn chuyện cũ. Gốc mai vàng trước ngõ trở thành chuyện nhiều năm còn kể, noi ước nguyện của người anh cả mong các em và con cháu gìn giữ nếp nhà "khiêm nhu cần kiệm" như cốt cách của hoa mai.

Sân trước một cành mai



Bài kệ "Cáo tật thị chúng" (Cáo bệnh với đệ tử) của thiền sư Mãn Giác (1052 - 1096) trong Thiền Uyển Tập Anh và lời bình của anh về nhân cách người hiền, cốt cách hoa mai đã đi thẳng vào lòng tôi:

Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tùng đầu thượng lai.
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Trước mặt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai.

(Bản dịch của Ngô Tất Tố)

Khi Lâm Cúc và anh Đình Quang trao đổi về chủ đề hoa mai, mạch ngầm tâm thức trong tôi đã được khơi dậy như suối nguồn tuôn chảy.

Thiền sư Mãn Giác viết bài kệ “Cáo tật thị chúng” khi Người 45 tuổi, sau đó Người đã an nhiên kiết già thị tịch. Bài thơ kiệt tác vỏn vẹn chỉ có sáu câu, ba mươi tư chữ, bền vững trãi nghìn năm. Đối diện với cái chết, thiền sư ung dung, tự tại, thấu suốt lẽ sinh tử: Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết / Đêm qua sân trước một cành mai.

Lời thơ thanh thoát, giản dị một cách lạ lùng! Thực tế cuộc sống đã được hiểu đầy đủ và rõ ràng. Bản tính cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và luôn vô thường. Xuân đi trăm hoa rụng/ xuân đến trăm hoa cười/ trước mặt việc đi mãi/ trên đầu già đến rồi. Đó là qui luật muôn đời, hoa có tàn có nở, người có diệt có sinh. Hạnh phúc cuộc sống là phong thái luôn vui vẻ và sung sướng, thanh thản và thung dung, không lo âu, không phiền muộn. Sống với một tinh thần dịu hiền và một trái tim nhẹ nhõm.

Tình yêu cuộc sống thể hiện trong ý xuân và trật tự các câu thơ.“Xuân đi trăm hoa rụng/ xuân đến trăm hoa cười” ẩn chứa triết lý sâu sắc hơn là “Xuân đến trăm hoa cười, xuân đi trăm hoa rụng ”. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585) trong bài thơ nôm “Chín mươi” có câu: “Chín mươi thì kể xuân đà muộn/ Xuân ấy qua thì xuân khác còn”. Tăng Quốc Phiên chống quân Thái Bình Thiên Quốc “càng đánh càng thua” nhưng trong bản tấu chương gửi vua thì ông đã quyết ý đổi lại là “càng thua càng đánh". Việc “đánh thua” thì vẫn vậy nhưng ý tứ của câu sau mạnh hơn hẵn câu trước.


Mai vàng xuân Tết Việt

Mai vàng là đặc sản Việt Nam. Hoa mai, hoa đào, bánh chưng là hình ảnh Tết cổ truyền của dân tộc Việt. Hoa mai là một trong bốn loài hoa kiểng quý nhất (mai, lan, cúc, trúc) của Việt Nam đặc trưng cho bốn mùa. Hoa mai gắn liền với văn hóa, đời sống, tâm linh, triết lý sống, nghệ thuật ứng xử, thơ văn, nhạc họa. Hiếm có loài hoa nào được quan tâm sâu sắc như vậy:

"Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh. Đường về vó ngựa dẫm mây xanh. Qua đèo chợt gặp mai đầu suối . Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành” (Hồ Chí Minh 1890-1969); “Đêm qua sân trước một nhành mai” (Mãn Giác 1052-1096) “Lâm râm mưa bụi gội cành mai” (Trần Quang Khải 1241-1294); Ngự sử mai hai hàng chầu chắp/ Trượng phu tùng mấy rặng phò quanh” (Huyền Quang 1254-1334); Quét trúc bước qua lòng suối/ Thưởng mai về đạp bóng trăng” (Nguyễn Trãi 1380-1442); “Cốt cách mai rừng nguyên chẳng tục”( Nguyễn Trung Ngạn 1289-1370); “Mai cốt cách, tuyết tinh thần” (Nguyễn Du 1765-1820) “Nhờ chúa xuân ưu ái/ Xếp đứng đầu trăm hoa/ Chỉ vì lòng khiêm tốn/ Nên hẵng nở tà tà” (Phan Bội Châu 1867-1940); “Mộng mai đình” (Trịnh Hoài Đức 1725-1825) ; “Non mai rồi gửi xương mai nhé/ Ước mộng hồn ta hóa đóa mai” (Đào Tấn 1845-1907); “Một đời chỉ biết cúi đầu vái trước hoa mai” (Cao Bá Quát 1809-1855) “Hững hờ mai thoảng gió đưa hương” (Hàn Mặc Tử 1912-1940) “Tìm em tôi tìm/ Mình hạc xương mai”(Trịnh Công Sơn 1939-2001),…

Xuân sang lộc biếc cành

Hoa mai là biểu tượng của mùa xuân, của sự may mắn, vui tươi và trường thọ. Cành mai ẩn tàng thông điệp của mùa xuân. Hoa mai vừa có cốt cách, vừa đẹp thanh nhã, vừa có hương thơm và nở sớm nhất trong các loại hoa xuân. Vì vậy, hoa mai đã được chọn để biểu hiện cho cốt cách thanh cao của người hiền. Hoa mai, hoa đào, hoa lê, hoa mận có nhiều loài với vùng phân bố rộng lớn ở nhiều nước châu Á nhưng chỉ riêng mai vàng là đặc sản của Việt Nam, trong khi mai trắng và hoa đào là phổ biến tại Trung Quốc, Nhật Bản, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc và các nước Trung Á.


Gốc mai vàng trước ngõ. Rằm xuân lại nhớ anh. Cành mai sương mai đọng. Xuân sang lộc biếc cành.



Sinh nhật ước gặp Cha Mẹ trong mơ

Sống phúc hậu minh triết yêu thương là ba bài học lớn đã theo con suốt đời. Rằm Xuân con nhớ Cha Mẹ quá ! Bản nhạc "Mother In The Dream - Gặp Mẹ Trong Mơ - UuDam (Talent) - Thùy Chi" làm con xúc động ứa nước mắt. Con vắng Mẹ từ tuổi thơ, lớn một chút lại mất Cha vì bom Mỹ giết. Con nhớ chị gái thay mẹ hiền và anh Hai đã thay cha yêu quý dìu dắt, nâng giấc con. Kỹ niệm tuổi thơ yêu thương như dòng sông quê hương thao thiết chảy. Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời con. Sinh nhật con ước gặp Cha Mẹ trong mơ quá ! 

" Hoàng Thị Huyền (Thỉu con) sinh buổi sớm 13 tháng 3 năm Mẹo, mặt trời lên ngọn tre. Hoàng Minh Kim sinh gần nửa đêm rằm xuân Gíáp Ngọ, trăng qua ngọn cau hơn hai sào"(1). "Con Kim. Cụ khi mô cũng nhớ 'em' cả. Con học với thầy phải kính thầy để thầy thương. Con chơi với bạn phải nhường bạn để bạn mến. Con sống với người phải tử tế, phúc đức để họ trọng. Làm gì cũng phải tự ý cẩn thận, đừng nghe người ta xui" (2)."Cụ biết mạ con bệnh hiểm nghèo không qua khỏi nhưng cụ quyết bán hết tài sản 'còn nước còn tát ' vì không thể thấy mạ con chết mà không cứu?" (3).

Tôi nhớ rất rõ tờ giấy đã ố vàng lưu bút tích của cha ghi bằng hai loại mực. Phần trên ghi năm sinh của hai chị em tôi (1). Phần dưới ghi thêm lời cha dặn (2). Tôi mang theo tờ giấy này bên mình khi tôi rời Nam Quảng Trạch sang bờ bắc rào Nậy (sông Gianh) đến Pháp Kệ, sau đó là Phù Lưu, Đồng Dương để theo anh Dộ tôi đang dạy cấp một. Anh tôi xin thầy Trần Đình Côn, hiệu trưởng nhà trường cho tôi được học cấp ba Bắc Quảng Trạch.


Tôi cất tờ giấy này giữa hai tờ bọc vở của cuốn sổ. Tờ giấy thứ hai là giấy chứng nhận cha tôi là lính Vệ quốc đoàn thuộc tiểu đoàn 174, Trung đoàn 18 "Chiến khu thư Tư" của đơn vị bác Lê Văn Tri (sau này là Trung tướng Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật, Phó Tư Lệnh Quân chủng Phòng Không Không Quân Việt Nam). Tờ giấy thứ ba ghi hai bài thơ của tôi:

(1) Chiếc khăn tay

Con cầm về chiếc khăn tay

Của trường, của lớp, của thầy tặng con
Cầm khăn cụ vui vô cùng
Hai hòn nước mắt tưng bừng tuôn rơi

Gì từng ấy hỡi cụ ơi
So bằng công cụ như trời như non
Nuôi con biết mấy năm tròn
Gom từng hột sạu, bòn từng lá rau.

Công ơn của cụ thẳm sâu

Món quà con đó so đâu công này?

(2) Ông ơi

Cho tui sang với ông ơi
Cho tui sang với kẽo chờ đò lâu.
Bấy lâu nay dạ những sầu
Bây giờ được học, ruột rầu hóa vui ...

Theo lời cha thì tôi sinh lúc gần nửa đêm rằm xuân Giáp Ngọ 1954, trăng qua ngọn cau hơn hai sào với tên khai sinh là Hoàng Minh Kim. Thế nhưng, do cuối năm lớp 7, tôi không thể vào học lớp 8 (cấp 3) mặc dù có thành tích học tập giỏi liên tục nhiều năm vì tuổi nhỏ so quy định. Thầy Côn hiệu trưởng đã thương tình và bày cho anh Dộ tôi về xã chứng lại giấy tờ, sửa lại tuổi tôi ngày 27. 12. 1953 để tôi được học.


Nhà tôi thuở ấy nghèo quá, đói đến mức gần tắt bữa. Mẹ tôi ốm và chết trẻ do hậu sản và suy gan sau khi em tôi mất. Mẹ chết sáng mồng ba Tết "Giáp Thìn bốn chín mẹ quy tiên".
Trước đó cha đã bán hết tài sản để cứu mẹ nhưng không được. Tài sản đáng giá nhất tôi còn nhớ là con bò vàng hiền nhưng đánh nhau rất giỏi, nổi tiếng cả hai làng Minh Lệ và Hòa Ninh, căn nhà gổ, bộ phản, cái thùng gổ đựng lúa gạo và cũng là chỗ nằm. Cha bán, nói với các con và khóc: "Cụ biết mạ con bệnh hiểm nghèo không qua khỏi nhưng cụ quyết bán hết tài sản 'còn nước còn tát ' vì không thể thấy mạ con chết mà không cứu?". Trên năm mươi năm trôi qua, nước mắt hôm cha khóc là bài học vô giá cho con. Nước mắt của sự lựa chọn sinh tử thật dữ dội. Trước đó, tôi nghe kể, có lần khi cha bị bắt đi , cha xin chậm lại một chút để chẻ củi nhóm than cho vợ vừa sinh, ông đã tự bổ thẳng vào chân mình nên tránh được một kiếp nạn.

Gia đình tôi sau đó còn ba bố con ở chái lều tranh một mái gác xiên trên tường đất cũ. Nền nhà cao hơn một mét, kiềng đá hộc chắc chắn để tránh lụt vô nhà. Nền này, anh Trực tôi đã nhiều đêm cùng cha đào gánh đất đắp nền, trước khi anh tình nguyện đi bộ đội lúc 17 tuổi để cha được miễn dân công hỏa tuyến ở nhà nuôi vợ ốm và hai con nhỏ.

Mẹ chết lúc tôi lên 9 và chị Huyền tuổi 12. Anh Dộ đi dạy cấp 1 ở xa, chị Huyên đã lấy chồng đều về chịu tang. Hôm mẹ chết, hầu như cả làng đi đưa. Đám tang rất đông vì sinh thời mẹ ăn ở đức độ, phúc hậu và mẹ đẹp người, đẹp nết, chết trẻ vì bệnh hiểm nghèo nên ai cũng thương ...


Đi như một dòng sông 


“Nhà mình gần ngã ba sông/ Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình,/ Linh Giang sông núi hữu tình / Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con/ Chèo thuyền cho khuất bến Son/ Để con khỏi chộ nước non thêm buồn/ Câu thơ quặn thắt đời con/ Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ ”...

Mẹ tôi mất sớm, cha bị bom Mỹ giết hại, tôi và chị gái đã được anh Hoàng Ngọc Dộ nuôi dạy cơm ngày một bữa suốt năm năm trời. Thầy Nguyễn Khoa Tịnh đứng khóc trên bục giảng vận động thầy cô, bạn hữu chia sớt khoai sắn giúp đỡ. Tôi cũng dạy năm lớp vở lòng, ba lớp bổ túc văn hóa để vượt khó vươn lên.

Thầy Hiệu trưởng Trần Đình Côn đã viết những lời xúc động trong Bài ca Trường Quảng Trạch: “Thương em nhỏ gieo neo mẹ mất. Lại cha già giặc giết hôm qua. Tình thầy, tình bạn, tình cha. Ấy là ân nghĩa thiết tha mặn nồng” Những gương mặt thầy bạn đã trở thành máu thịt trong đời tôi.


Gia đình chúng tôi đã đi như một dòng sông...
Đó là câu chuyện dài, mãi bây giờ mới kể ...

(Còn tiếp)



Ngày Valentine  Rằm tháng Giêng Giáp Ngọ 1954, 2014  Sinh nhật HK  Nhớ Anh HND

Video yêu thích
 
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam

Trở về trang chính

Hoàng Kim
, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam
Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày,  Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, KimTwitter, KimFaceBook  Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống Thơ cho con

Em ơi em, can đảm bước chân lên


Nguyễn Khoa Tịnh

Thầy ước mong em
noi gương Quốc Tuấn


Đọc thơ em, tim tôi thắt lại 
Lòng nghẹn ngào, nước mắt chảy rưng rưng 
Nửa xót xa nhưng nửa lại vui mừng 
Xót xa vì đời em còn thơ dại 
Mới tuổi thơ mà cuộc đời đầy khổ ải 
Mới biết cười đã phải sống mồ côi 
Như chiếc thuyền giữa biển tự trôi 
Như chiếc lá bay về nơi vô định 
“Bụng đói” viết ra thơ em vịnh: 

“Cơm ngày một bữa sắn trộn khoai 
Có biết lòng ta bấy hỡi ai? 
Vơi vơi lòng dạ, cồn cào bụng 
Kể chi no đói, mặc ngày dài” 


Phải! 
Kể chi no đói mặc ngày dài 
Rất tự hào là thơ em sung sức 
Rất tự hào là em tôi đầy nghị lực 
Đã hiển lộ mình qua “Cái chảo rang” 

“Trung dũng ai bằng cái chảo rang 
Lửa to mới biết sáp hay vàng 
Xào nấu chiên kho đều vẹn cả 
Chua cay mặn ngọt giữ an toàn 
Ném tung chẳng vỡ như nồi đất 
Quăng bừa xó bếp vẫn nằm ngang 
Tốt đẹp đâu cần danh tiếng hão 
Bạn cùng lửa đỏ, nóng chang chang”


Phải! 
Lửa to mới biết sáp hay vàng! 
Em hãy là vàng, 
Mặc ai chọn sáp! 
Tôi vui sướng cùng em 
Yêu giấc “Ngủ đồng” 
Hiên ngang khí phách: 

“Sách truyền sướng nhất chức Quận công 
Ta sướng khi ra ngủ giữa đồng 
Lồng lộng trời hè muôn làn gió 
Đêm thanh sao sang mát thu không 
Nằm ngữa ung dung như khanh tướng 
Lấy mấy vần thơ tỏ nỗi lòng 
Tinh tú bao quanh hồn thời đại 
Ngủ đồng khoan khoái ngắm gương trong” 


Tôi biết chí em khi "Qua đèo Ngang” 
Ung dung xướng họa với người anh hùng 
Đã làm quân thù khiếp sợ: 

“Ta đi qua đèo Ngang 
Cũng gặp Người trèo qua núi hiểm 
Đỉnh dốc chênh vênh 
Xe mù bụi cuốn 
Có lẽ thiên nhiên đã định bao giờ 
Một dãy Hoành Sơn bát ngát trận đồ 
Điệp điệp núi cao 
Trùng trùng rừng thẳm. 
Người thấy 
Súng gác trời xanh 
Gió lùa biển lớn 
Nông dân rộn rịp đường vui 
Thanh Quan nàng nhẽ có hay 
Cảnh mới đã thay cảnh cũ. 
Ta hay 
Máu chồng đất đỏ 
Mây cuốn dặm khơi 
Nhân công giọt giọt mồ hôi 
Hưng Đạo thầy ơi có biết 
Người nay nối chí người xưa 

Tới đây 
Nước biếc non xanh 
Biển rộng gió đùa khuấy nước 
Đi nữa 
Đèo sâu vực thẳm 
Núi cao mây giỡn chọc trời 

Nhớ thù nhà, luống thẹn làm trai 
Thương dân nước, thà sinh phận gái 
“Hoành Sơn cổ lũy” 
Hỏi đâu dấu tích phân tranh? 
Chỉ thấy non sông 
Lốc cuốn, bốn phương sấm động. 

Người vì việc nước ra đi 
Ta muốn cứu dân nên thăm trận thế 
Điều không hẹn mà xui gặp mặt 
Vô danh lại gặp hữu danh 
Cuộc đời dài ắt còn sẽ gặp nhau 
Nay hội ngộ giữa đỉnh cao trời đất 
Anh em ta ngự trên xe đạp 
Còn Người thì lại đáp com măng 
Đường xuyên sơn 
Anh hùng gặp anh hùng 
Nhìn sóng biển Đông 
Như ao trời dưới núi. 

Xin kính chào 
Bậc anh hùng tiền bối 
Ta ngưỡng mộ Người 
Và tỏ chí với non sông 
Mẹ hiền ơi! 
Tổ Quốc ơi! 
Xin tiếp bước anh hùng!” 


Hãy cố lên em! 
Noi gương danh nhân mà lập chí 
Ta với em 
Mình hãy kết thành đôi tri kỷ! 
Đất Quảng Trạch này đâu kém Nam Dương 
Tôi tự hào bài “Tỏ chí” của em: 

"Quốc Tuấn ngày xưa chí vững bền 
Thù nhà, nợ nước chẳng hề quên 
Đến bữa quên ăn, đêm quên ngủ 
Thương dân, yêu nước quyết báo đền 
Văn hay thu phục muôn người Việt 
Võ giỏi kinh hồn lũ tướng Nguyên 
Mươi năm sau nữa ơi ông Tuấn 
Nối chí ông, nay cháu tiến lên!” 


Tôi thương mến em 
Đã chịu khó luyện rèn 
Biết HỌC LÀM NGƯỜI ! 
Học làm con hiếu thảo. 
Mười lăm tuổi đã “Tập làm thầy giáo” 

Vui gì hơn buổi đầu làm thầy giáo 
Của lớp vở lòng đất mẹ yêu thương 
Trưa nắng luyến các em cùng đến lớp 
Giọng líu lo như chim hót ven đường. 

Đứng trước các em tuổi nhỏ đáng yêu 
Mà đã tưởng tới bao nhiêu người lớn 
Nghe em đọc giọng thanh thanh dễ mến 
Mà đã nghe đất nước xuyến xao mình!


Tổ Quốc đang chờ em phía trước. 
Em ơi em, can đảm bước chân lên!

1970