Hãy học thái độ của nước mà đi như dòng sông
Hoàng Kim
Nhà mình gần ngã ba sông
Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình
Linh Giang sông núi hữu tình
Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con
Chèo thuyền cho khuất bến Son
Để con khỏi chộ nước non thêm buồn
Câu ru quặn thắt đời con
Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ
Ra đi từ bấy đến chừ
Lặn trong sương khói bến đò sông quê
Ngày xuân giữ vẹn lời thề
Non sông mở cõi, tụ về trời Nam.
For Smyrni by Stamatis Spanoudakis
Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình
Linh Giang sông núi hữu tình
Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con
Chèo thuyền cho khuất bến Son
Để con khỏi chộ nước non thêm buồn
Câu ru quặn thắt đời con
Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ
Ra đi từ bấy đến chừ
Lặn trong sương khói bến đò sông quê
Ngày xuân giữ vẹn lời thề
Non sông mở cõi, tụ về trời Nam.
For Smyrni by Stamatis Spanoudakis
River hometown
Hoang Kim
Learning the attitude of water that goes like the river
My house is near a confluence
Rao Nan, Cho Moi, Nguon Son, Quang Binh
Linh River charming Mountain River
The place where I was born.
"Rowing far away the SON wharf
Not to see our village that makes me sadder "
Lullaby makes me heart- rending
My parents died early when I was a baby.
Leaving our village since then
Diving in smog from the wharf of our river
Keeping full oath in Spring days
When the country unify, we’ll live together in the South
English translation
by Ngocphuong Nam
Hoang Kim
Learning the attitude of water that goes like the river
My house is near a confluence
Rao Nan, Cho Moi, Nguon Son, Quang Binh
Linh River charming Mountain River
The place where I was born.
"Rowing far away the SON wharf
Not to see our village that makes me sadder "
Lullaby makes me heart- rending
My parents died early when I was a baby.
Leaving our village since then
Diving in smog from the wharf of our river
Keeping full oath in Spring days
When the country unify, we’ll live together in the South
English translation
by Ngocphuong Nam
LINH RIVER
Hoang Kim
Learning the attitude of water that goes like the river
Rao Nam, Cho Moi, Nguon Son, Quang Binh
Linh river of charming
That is place releasing a person
Rowing out of the Son
Let is the upset not involved in my mind
Such a sad lunlaby
Parents is dead left five child barren
Leaving home since then
Smog of wharf is driven my life
When Vietnam unified
The South chosen the homeland to live.
English translation
by Vu Manh Hai
Xem thêm:
Ai cũng có một dòng sông quê hương, dòng sông tuổi thơ đong đầy kỹ niệm, với Tế Hanh đó là Nhớ con sông quê hương, với Anh Thơ, Ngọc Lan những giọng ca vàng sống mãi với thới gian đó là khúc hát sông quê nhớ về dòng sông quê hương thao thiết chảy, với tôi đó là Linh Giang dòng sông quê hương ...
Nhà mình gần ngã ba sông
Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình
Khúc hát sông quê (ca sĩ Anh Thơ)
Dòng Sông Quê Hương (ca sĩ Ngọc Lan)
xem tiếp
Sông Gianh chín nhịp cầu
Tâm tình với sông Gianh
Ðôi bờ sông Gianh
“LINH GIANG” LÀ SÔNG NÀO ?
Bulukhin (Nguyễn Quốc Toàn)
Đang Chưa biết viết gì lên blog thì báo Quảng Bình có thư gửi Bu mời viết báo xuân và báo tết. Xong được một bài Bu post lên multi mời các bạn đọc chơi và nếu có có lời góp ý chỉ bảo thì Bu tui cảm ơn lắm
Đã từ lâu, người dân Quảng Bình và những ai quan tâm đến sử ký, địa lý nước nhà, đều nghĩ rằng sông Gianh trước đây có tên là Linh Giang. Nhưng mới đây, tạp chí Xưa & Nay – Hội khoa học Lịch sử Việt Nam số 341 tháng 10 năm 2009 đăng bài viết của ông Tôn Thất Thọ có tựa đề “LINH GIANG” LÀ SÔNG NÀO? Ông dẫn ra các tư liệu lịch sử có đề cập đến tên Linh Giang, rồi chọn lấy tư liệu nào có niên đại cổ nhất để kết luận Linh Giang là tên cũ của sông Hương Thừa Thiên Huế, chứ không phải tên cũ của sông Gianh ở Quảng Bình. Tóm tắt bài viết của ông Thọ như sau:
1- Đại Nam nhất thống chí (ĐNNTC) được biên soạn trước năm Tự Đức 29 (1875) viết: “Sông Linh Giang (sông Gianh): ở cách huyện Bình Chính 3 dặm về phía nam, bờ bắc thuộc huyện Bình Chính, bờ nam thuộc huyện Bố Trạch, lại có tên là sông Thanh Hà (ĐNNTC, T.2, sđd, tr40). Như thế thì ĐNNTC được biên soạn vào thời điểm sớm nhất cách nay cũng đã 134 năm.
2- Dư địa chí do ông Nguyễn Trãi soạn năm 1434 có đoạn viết: “Hải cập Vân, Linh Duy, Thuận Hóa. Hải, Nam Hải dã. Ải, sơn dã. Linh, thủy danh. Thuận Hóa, cổ Việt Thường bộ” (dịch: Bể cùng núi Vân, sông Linh là ở Thuận Hóa – Bể là bể Nam Hải. Vân là Ải Sơn. Linh là tên sông. Thuận Hóa xưa là bộ Việt Thường)
3- Ô Châu cận lục do Ông Dương Văn An nhuận sắc năm 1553 đã chép rất rõ ràng về tên gọi sông Linh Giang: “Sông Linh Giang . Sông do hai nguồn Kim Trà và Đan Điền chảy vào, rộng sâu vô cùng, khúc uốn quanh co rất hữu tình. Phía tây nam có đền thờ Tứ Vị và trạm dịch Địa Linh. Phía đông bắc có chùa Sùng Hóa và bia Hoằng Phúc. Các nha môn như hiến ty, huyện đường, chưởng vệ đều đặt ven hai bên sông” (ÔCCL, Sđd, tr.24). Đền chùa danh lam: Chùa Sùng Hóa. Chùa ở xã Lại Ân huyện Tư Vinh trước có sông Linh Giang bao bọc, sau có đầm lớn vòng quanh, phía nam có sông Hòa Tài, phía bắc có bia Sùng Phúc….đây là ngôi chùa nổi tiếng ở Hóa Châu (ÔCCL tr.78)
4- Phủ Biên tạp lục do ông Lê Quý Đôn soạn năm 1776 đã chép: “Sông cái Đan Điền nguồn ở rất xa, bờ nam bờ bắc sông đều có dân cư, thành lớn Thuận Hóa ở về hạ lưu. Huyện Kim Trà ở ngả. Ba sông Kim Trà …” (PBTL, Sđd, tr.96) … “Từ bến các xã phường Lộc Điền Lũ Đăng đi thuyền theo sông Đại Linh là phía hữu sông, Đại Linh tức sông Gianh , qua hai xã Vân Lôi, La Hà, đến ngả ba là chỗ sông Gianh và sông Son gặp nhau” (PBTL, Sđd, tr.101)
5- Để xác định thêm một lần nữa vị trí chùa Sùng Hóa, tác giả viết: “Về vị trí chùa Sùng Hóa, sách Đại Nam nhất thống chí, T.1, quyển 2 phủ Thừa Thiên chép: “ở xã Triêm An huyện Phú Lộc. Năm nhâm dần bản triều Thái tổ thứ 45 thuyền ngự qua xã này nhận thấy phía đông bắc bờ sông cây cối xanh tươi, chim đàn lượn đỗ, lấy làm thích, bèn dừng thuyền ngắm cảnh, thấy có di tích chùa cổ, sai sữa chữa lại và cho tên hiện nay. Nay không biết chỗ nào” (ĐNNTC, T.1 Sđd, tr.183). Sau khi dẫn ra các tư liệu trên, ông Thọ kết luận “Qua các địa danh và vị trí địa lý đã dẫn chứng trong các tư liệu có trước khi ĐNNTC ra đời (mà cụ thể là Ô Châu cận lục), như KimTrà, Đan Điền huyện Tư Vinh …ta thấy rằng Linh Giang là tên gọi chỉ con sông Hương ở Thừa Thiên – Huế chứ không phải là sông Gianh như các sử thần nhà Nguyễn đã chép!”
*
* *
Người
viết bài này đã đối chiếu những tư liệu mà ông Thọ trích dẫn và thấy
rằng ông dẫn đúng như những gì mà sách in ra. Tuy nhiên cùng một sự việc
mà tư liệu này ghi khác tư liệu kia, lại được tác giả dẫn ra cùng một
lúc làm người đọc rối rắm khó hiểu, dẫn đến sức thuyết phục bài viết
giảm đi. Chẳng hạn ở mục 3, sách Ô Châu cận lục khẳng định “Chùa Sùng
Hóa ở xã Lại Ân huyện Tư Vinh trước có sông Linh Giang bao bọc, sau có
đầm lớn vòng quanh”, nhưng đến mục 5 tác giả lại trích ĐNNTC bảo rằng
Chùa Sùng Hóa “ở xã Triêm An huyện Phú Lộc”. Ai cũng biết sông Hương
được tính từ ngả ba Bằng Lãng, nơi gặp nhau của nguồn Tả Trạch và nguồn
Hữu Trạch cho đến cửa biển Thuận An dài 33 km làm sao mà chảy qua địa
phận huyên Phú Lộc được. Cũng ở mục 3, ông Dương Văn An viết trong Ô
Châu cận lục: “Phía tây nam (sông Linh Giang) có đền thờ Tứ Vị và trạm dịch Địa Linh. Phía đông bắc (sông Linh Giang)
có chùa Sùng Hóa và bia Hoằng Phúc”. Như vậy, tên chùa Sùng Hóa có từ
thời nhà Mạc, nhưng đến mục 5 thì tên chùa Sùng Hóa lại do “…Bản triều
Thái tổ thứ 45 thuyền ngự qua xã này nhận thấy phía đông bắc bờ sông
cây cối xanh tươi, chim đàn lượn đỗ, lấy làm thích, bèn dừng thuyền
ngắm cảnh, thấy có di tích chùa cổ, sai sửa chữa lại và cho tên hiện
nay”. Vậy thì tên chùa Sùng hóa do bản triều Thái tổ thứ 45 đặt ra hay
đã có từ thời nhà Mạc. Và cứ theo ông Lê Quý Đôn (mục 5) nói rằng sông
Đại Linh là sông Gianh. Chữ nôm: “sông” trước hai chữ “Đại Linh” là
cách nói nửa nôm nữa Hán, vậy nếu nói thuần túy theo từ Hán Việt thì
sông Đại Linh chính là Đại Linh Giang. “Đại” ở đây là tính từ chỉ sự
lớn, còn Linh Giang là danh từ chỉ tên sông. Đương nhiên lớn để so
sánh với nhỏ, vậy xin dẫn ra đây vài số liệu nói về quy mô giữa sông
Gianh và sông Hương.- Chiều dài: Sông Gianh 160 km, sông Hương 30 km
- Lưu lượng trung bình: Sông Gianh 252 m3/s, sông Hương 179m3/s
- Diện tích lưu vực: Sông Gianh 4.680 km2, sông Hương 713 km2
Cũng cần nói thêm, từ Gianh không có nghĩa, nó chỉ là phương ngữ của người miền bắc chỉ cây cỏ tranh, trong thành ngữ “nhà gianh vách đất”. Tôi tin là người Quảng Bình từ xa xưa không dùng từ Gianh vô nghĩa đặt cho tên sông, mà do biến thể của một từ nào đó chẳng hạn từ ranh trong “ranh giới” thời Trịnh Nguyễn phân tranh, hoặc từ “Giang” trong Đại Linh Giang như đã nói.
Và cứ cho là sông Hương đã từng có tên là Linh Giang thì việc trùng tên giữa hai con sông cũng không có gì lạ. Ở Việt Nam ta việc trùng địa danh khá nhiều: Chẳng hạn Thừa Thiên – Huế có phá Hạc Hải thì huyện Quảng Ninh của Quảng Bình cũng có đầm Hạc Hải. Quảng Bình có sông Nhật Lệ thì ở Hà Tĩnh cũng có núi Nhật Lệ ở địa phận hai xã Ngụy Dương và Đại Nại (ĐNNTC . tập 2, tr. 90, nxb Thuận Hóa 1992). Vậy thì có hai sông Linh Giang, một lớn ở Quảng Bình và một nhỏ ở Thừa Thiên Huế cũng là chuyện thường. Người viết bài này cho rằng các sử quan của Quốc sử quán triều Nguyễn khi viết Đại Nam nhất thống chí không thể không tham bác các sách Ô Châu cận lục, Dư địa chí, Phủ biên tạp lục. Thậm chí họ còn tham bác cả Tấn thư Châu quận chí mà học giả Đào Duy Anh trích ra trong “Đất nước Việt Nam qua các đời” (nxb Thuận Hóa 1994). Ở trang 80 sách này viết: “Tấn thư Châu quận chí nói rằng năm Thái Khang thứ 10 chia quận Tây Quyển mà lập huyện Thọ Linh, sông Thọ Linh là sông Linh Giang”. Thái Khang thứ 10 là năm 290 đời vua
Vũ Đế thời Tây Tấn cách nay khoảng 1719 năm. Ngày nay huyện Thọ Linh không còn nữa nhưng Thọ Linh vẫn là tên của một thôn thuộc xã Quảng Sơn, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình. Hai chữ Thọ Linh minh chứng cho lời ghi của Tấn thư Châu quận chí như đã trích dẫn. Vậy, Phủ biên tạp lục gọi sông Gianh là sông Đại Linh, tức là Đại Linh Giang, dân chúng nói gọn hơn: Linh Giang, hoàn toàn phù hợp với Đại Nam nhất thống chỉ của Quốc sử quán triều Nguyễn vậy.
Trở về trang chính
TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
đó là những món quà ý nghĩa cho quê hương
Trả lờiXóa