Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2014

Trần Ngọc Quyền người lính và cây sắn




DẠY VÀ HỌC. Ông Trần Ngọc Quyền
là người lính trở về sau cuộc chiến tranh giải phóng và thống nhất Tổ Quốc đã gắn bó suốt đời với nghiên cứu phát triển cây sắn, là tác giả chính của giống sắn KM94, KM60 được Nhà nước công nhận cấp quốc gia áp dụng cho toàn quốc, góp phần xóa đói giảm nghèo, làm giàu cho nhiều địa phương và gia đình. Ông đã từ trần ngày 21 tháng 2 năm 2014, để lại sự tiếc thương vô hạn cho gia đình, đồng nghiệp, học trò nghề nông, người thân và người dân khắp vùng Nam Bộ. Ông đã cùng đồng đội dấn thân thầm lặng cho đời sống người dân lành no đủ hơn như người lính không tiếc xương máu trên chiến trường cho đất nước sống mãi. “Được mủa chớ phụ sắn khoai”. Trần Ngọc Quyền người lính và cây sắn đồng hành cùng sự nghiệp của chúng ta. Dưới đây là điếu văn do ôngTrưởng Ban Lễ Tang xã Hưng Thịnh  đọc trước linh cữu của ông Trần Ngọc Quyền, bà con và tang quyến.

Điếu văn đồng chí Trần Ngọc Quyền

Kính thưa Tang quyến
Kính thưa bà con thân bằng quyến thuộc gần xa.
Kính thưa bà con nông dân ở các địa phương.


Đồng chí Trần Ngọc Quyền, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, huy hiệu 30 năm tuổi Đảng, hội viên Hội Cựu Chiến Binh Việt Nam xã Hưng Thịnh, kỹ sư trồng trọt, tác giả của nhiều giống cây trồng nông nghiệp đã góp phần xóa đói giảm nghèo, làm giàu cho nhiều địa phương và gia đình, nay không còn nữa.

Đảng Ủy, HĐND, UBND, MTTQ, các ban ngành đoàn thể xã ấp cùng nà con thân bằng quyến thuộc gần xa về bên linh cữu đồng chí thắp những nén hương thơm chia buồn cùng gia đình. Hội Cựu Chiến Binh xã đã phủ lá Quân kỳ Quyết thắng của Quân đội Nhân dân Việt Nam với tình đồng đội, đồng chí thân thương mà đồng chí xứng đáng với công lao trọn nghĩa nước non, thắm tình đồng đội.

Kính thưa toàn thể quý vị

Đồng chí Trần Ngọc Quyền sinh ngày 6 tháng 3 năm 1952 tại chòm Linh Cận, xã Quảng Sơn, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Một quê hương có truyền thống cách mạng và gia đình giàu lòng yêu nước, còn nhỏ được cha mẹ cho ăn học hết cấp Ba.

Lớn lên, đồng chí phát huy truyền thống cách mạng của quê hương , theo tiếng gọi của Đảng, đồng chí xung phong gia nhập vào hàng ngũ Quân đội Nhân dân Việt Nam ngày 19 tháng 8 năm 1971 ở C51, K13, Đoàn 22B. Ngày vào chiến trường tháng 2 năm 1972 ở C2, D17, lữ đoàn 52, sư đoàn 320. Trong thời gian quân ngũ bước chân của đồng chí đi khắp chiến trường B1 (Quảng Nam, Quảng Ngãi,...) lập nhiều thành tích và vinh dự được kết nạp Đảng ngày 18 tháng 4 năm 1975.

Khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước ta liền một dãi, đồng chí hoàn thành nhiệm vụ mà quân đội giao cho. Năm 1976 học trường văn hóa. Năm 1977 -1981 học lớp Trồng trọt 2, làm Phó Bí thư Đoàn Trường Đại học Nông nghiệp 4 (nay là Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh). Sau khi tốt nghiệp kỹ sư Nông học loại khá giỏi đồng chí được cử về làm Trưởng Trại Giống Cây Trồng Bình Thắng, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, sau đó về làm Phó Bộ Môn, Trưởng Bộ Môn Cây Có Củ và Hệ thống Canh tác, Trưởng Phòng Khoa học Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc thuộc Viện. Trong thời gian công tác , đồng chí đã được cử đi học chuyên môn cây có củ tại Philippines và Thái Lan. Đồng chí đã nghiên cứu nhiều giống cây trồng phục vụ cho nền nông nghiệp (1), nhất là tác giả chính của giống cây mì KM94, KM60 được nhà nước công nhận cấp Quốc gia và áp dụng cho toàn quốc, góp phần xóa đói giảm nghèo, làm giàu cho nhiều địa phương và gia đình.

Trong quá trình tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc và công tác tại ngành nông nghiệp, đồng chí được Đảng và Nhà Nước tặng thưởng:
+ 1 Huân chương Chiến công hạng 2
+ 1 Huy chương chiến sĩ Giải phóng
+ 1 Huy hiệu Chiến dịch Hồ Chí Minh
+ Bộ Nông nghiệp & PTNT tặng 1 Huy chương Vì sự nghiệp Phát triển Nông nghiệp Nông thôn     
+ Trung ương Hội Cựu Chiến Binh tặng Kỷ Niệm Chương
+ Huy hiệu 30 tuổi Đảng
Tháng 1 năm 2012 đồng chí được Nhà Nước giải quyết chế độ nghỉ hưu.

62 tuổi đời, 39 tuổi Đảng, 5 năm tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trên 35 năm học tập và công tác, đồng chí luôn là người Đảng viên trung kiên với lý tưởng của Đảng, đóng góp nhiều sức lực, trí tuệ của mình để phục vụ Tổ Quốc, phục vụ nhân dân. Đồng chí trong cuộc sống đời thường khiêm tốn giản dị trên kính dưới nhường, thân tình với đồng chí, đồng đội, hòa thuận với xóm giềng, trong gia đình thương vợ, nuôi dạy con học tập thành tài. Nhưng nay do căn bệnh hiểm nghèo, mặc dù đã được gia đình và các bác sỹ tận tình cứu chữa nhưng đồng chí không qua được và đã vĩnh biệt chúng ta vào lúc 2 giờ ngày 21 tháng 2 năm 2014.

Kính thưa toàn thể quý vị

Đồng chí Trần Ngọc Quyền mất đi, gia đình mãi mất đi người chồng, người cha, người anh trụ cột trong gia đình; cộng đồng dân cư mãi mất đi một người bạn hàng xóm tốt bụng thân thương, đảng bộ và nhân dân xã Hưng Thịnh mất đi một cán bộ đảng viên khoa học kỹ thuật tâm huyết, tài năng. Tài sản đồng chí để lại là căn nhà bé nhỏ có người vợ thương yêu tận tình thủy chung, đảm đang chăm sóc gia đình , là ba con học tập đỗ các trường đại học, là những công lao người lính, nhà khoa học đóng góp thầm lặng mà hiệu quả cho đời.

Người hiền ra đi, tiếng thơm còn mãi.

...

Chúng tôi vĩnh biệt đồng chí.
Xin kính cẩn tiếc thương đồng chí Trần Ngọc Quyền.   



BAN LỂ TANG TRẦN NGỌC QUYỀN
1. Đ/c Đào Xuân Hồng. Bí thư Đảng Ủy, Trưởng Ban.
2. Đ/c Nguyễn Văn Hồ, Bí thư Chi Bộ , Phó Ban
3. Đ/c Trần Văn Tân, Chủ tịch Hội Cựu Chiến Binh, Phó Ban
4. Đ/c Trần Văn Măng, Phó Ban tuyên giáo, Thành viên
5. Đ/c Hoàng Kim Khanh, TKV, Thành viên
6. Đ/c Đinh Mạnh Tình, CB TBXH, Thành viên
7. Ông Trần Ngọc Thân, Đại diện Gia đình.


TRẦN NGỌC QUYỀN, MỘT SỐ CÔNG TRÌNH KHOA HỌC TIÊU BIỂU

Trần Ngọc Quyền, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Kazuo Kawano 1995. Những giống sắn mới có năng suất bột cao. Tài liệu báo cáo công nhận chính thức hai giống sắn KM94, KM60 và công nhận tạm thời hai giống sắn KM95, SM937-26 (loại khá). Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam tổ chức tại Bảo Lộc, Lâm Đồng 14-17/7/1995, 26 trang. (New cassava varieties: KM60, KM94, KM95 and SM937-26. In: MARD. Proc. Vietnam Agricultural Research Workshop held in Bao Loc, Lam Dong, Viet Nam, July 14-16, 1995).

Tran Ngoc Ngoan, Tran Ngoc Quyen, Hoang Kim and Kazuo Kawano, 1995. Recent progress in Cassava varietal improvement in Vietnam. In: CIAT, Cassava Breeding, Agronomy Research and Technology Transfer in Asia. Proc. Fourth Regional Workshop held Nov.2-6.1993 in Trivandrum, Kerala, India. R.H. Howeler (Ed.). Bangkok. Thailand. p. 253-261.



Hoang Kim, Tran Van Son, Nguyen Van Thang, Tran Ngoc Quyen and Ao Van Thinh, 1995. On-farm research and Transfer of Technology for Cassava Production in Vietnam. In: CIAT, Cassava Breeding, Agronomy Research and Technology Transfer in Asia. Proc. Fourth Regional Workshop held Nov.2-6.1993 in Trivandrum, Kerala, India. R.H. Howeler (Ed.). Bangkok. Thailand, p. 262-289.

Hoang Kim, Tran Ngoc Quyen, Nguyen Dang Mai And Vo Van Tuan, 1996. On-farm research and Transfer of Technology for Cassava Production in South Vietnam. In: CIAT, Benchmark study on Cassava Production, Processing and Marketing in Vietnam. Proc. Vietnamese Cassava Workshop held in Hanoi, Vietnam Oct. 29-Nov.1.1992. R.H. Howeler (Ed.). Bangkok. Thailand. p. 178-199.



Tran Ngoc Ngoan, Tran Ngoc Quyen, Hoang Kim and Kazuo Kawano, 1996. Cassava Cultivars and Breeding Research in Vietnam. In: CIAT, Benchmark study on Cassava Production, Processing and Marketing in Vietnam. Proc. Vietnamese Cassava Workshop held in Hanoi, Vietnam Oct. 29-Nov.1.1992. R.H. Howeler (Ed.). Bangkok. Thailand. p. 178-199.


Trần Ngọc Quyền, Võ Văn Tuấn, Kazuo Kawano, Hoàng Kim 1997. Kết qủa chọn tạo giống sắn ở miền Nam Việt Nam. Trong sách: VNCP-IAS-CIAT-VEDAN. Tiến bộ mới trong nghiên cứu và khuyến nông sắn ở Việt Nam. Thông tin về hội thảo sắn Việt Nam lần thứ 5 tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 5-7/3/1996.Trang 24-34.(Cassava cultivars and breeding research in South Vietnam. In: VNRCP-IAS-CIAT-VEDAN. Progress in cassava research and extension in Vietnam. Proc. Vietnamese Cassava Workshop held in HARC - Dong Nai, March 5-7, 1996. Ho Chi Minh City, Vietnam, p. 24-34.)



Hoang Kim, Kazuo Kawano, Pham Van Bien, Tran Ngoc Ngoan, Tran Ngoc Quyen, Trinh Phuong Loan 2001. Cassava breeding and varietal dissemination in Vietnam from 1975 to 2000. In: CIAT. Cassava’s Potential in the 21st Centery: Present Situation and Future Research and Development Needs. Proc. 6th Regional Workshop, held in HoChiMinh city, Vietnam, Feb. 21-25,2000. Howeler R.H. and S.L. Tan (Ed.). Bangkok. Thailand. p 147-160. http://danforthcenter.org/iltab/cassavanet  



Hoàng Kim, Kazuo Kawano, Trần Hồng Uy, Trần Ngọc Quyền, Võ Văn Tuấn, Trần Công Khanh 2000. Kết qủa tuyển chọn giống sắn KM98-1. Trong sách: VNCP-IAS- CIAT- VEDAN. Kết qủa nghiên cứu và khuyến nông sắn Việt Nam. Thông tin về Hội thảo sắn Việt Nam lần thứ 8,thành phố Hồ Chí Minh ngày 16-18/3/1999.Trang 62-80.(Cassava variety KM98-1. In: VNRCP-IAS-CIAT-VEDAN. Progress in cassava research and extension in Vietnam; Proc. Vietnamese Cassava Workshop held March 16-18,1999 in IAS, Ho Chi Minh City, Vietnam. p. 62-80)



Hoàng Kim, Kazuo Kawano, Trần Hồng Uy, Trần Ngọc Quyền, Võ Văn Tuấn, Trần Công Khanh 1999.  Kết qủa tuyển chọn giống sắn   KM98-1. Tài liệu báo cáo công nhận giống sắn KM98-1 (loại xuất sắc). Hội nghị Khoa học Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức tại Đà Lạt, Lâm Đồng 29-31/7/1999. 27 trang. (A new cassava variety KM98-1. In: MARD. Proc. Vietnam Agricultural Research Workshop held in Dalat, Lam Dong, Viet Nam, July 29-31, 1999. 27p.)     



Hoàng Kim, Trần Ngọc Quyền, Nguyễn Thị Thủy 1990. Chọn tạo giống khoai lang, sắn thích hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp Miền Nam. Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm. Tạp chí hàng tháng khoa học, kỹ thuật và quản lý kinh tế; số 9 năm 1990, trang 538-544. (Sweet potato, Cassava Breeding suitable to different agro-ecological region of South Vietnam. Agriculture and Foodstuff Industry. Monthly journal of Science, Technology and Economic Management, No. 9, 1990. p. 538-544)

Hoang Kim, M. Buresova, Tran Ngoc Quyen and Nguyen Van Chuong, 1988. Economic of Winged bean on Maize as natural support in South Vietnam. In: Agricultura Tropica et Subtropica, Universitas Agriculturae Praga, No. 21; p. 45-59.


Hoàng Kim, M. Buresova, Trần Ngọc Quyền, Nguyễn Văn Chương, 1987. Nghiên cứu và phát triển đậu rồng ở miền Nam Việt Nam. Tài liệu báo cáo công nhận ba giống đậu rồng Bình Minh, Chim Bu, Long Khánh và công nhận hai mô hình tiến bộ kỹ thuật: sử dụng sắn và ngô làm cây choái tự nhiên cho đậu rồng leo. MARD. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp các tỉnh phía Nam. Trung tâm Nghiên cứu Cây Bông Nha Hố, tỉnh Ninh Thuận 14-16/7/1987, 45 trang. (Research and development of winged bean in South Viet Nam. In: MARD. Proc. Vietnam Agricultural Research Workshop held in Nha Ho, Ninh Thuan, Viet Nam, July 14-16, 1987; 36 pages).

TRẦN NGỌC QUYỀN TRÊN RUỘNG VÀ TRONG NGÀY CƯỚI CỦA CON




















Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét


Em ơi em, can đảm bước chân lên


Nguyễn Khoa Tịnh

Thầy ước mong em
noi gương Quốc Tuấn


Đọc thơ em, tim tôi thắt lại 
Lòng nghẹn ngào, nước mắt chảy rưng rưng 
Nửa xót xa nhưng nửa lại vui mừng 
Xót xa vì đời em còn thơ dại 
Mới tuổi thơ mà cuộc đời đầy khổ ải 
Mới biết cười đã phải sống mồ côi 
Như chiếc thuyền giữa biển tự trôi 
Như chiếc lá bay về nơi vô định 
“Bụng đói” viết ra thơ em vịnh: 

“Cơm ngày một bữa sắn trộn khoai 
Có biết lòng ta bấy hỡi ai? 
Vơi vơi lòng dạ, cồn cào bụng 
Kể chi no đói, mặc ngày dài” 


Phải! 
Kể chi no đói mặc ngày dài 
Rất tự hào là thơ em sung sức 
Rất tự hào là em tôi đầy nghị lực 
Đã hiển lộ mình qua “Cái chảo rang” 

“Trung dũng ai bằng cái chảo rang 
Lửa to mới biết sáp hay vàng 
Xào nấu chiên kho đều vẹn cả 
Chua cay mặn ngọt giữ an toàn 
Ném tung chẳng vỡ như nồi đất 
Quăng bừa xó bếp vẫn nằm ngang 
Tốt đẹp đâu cần danh tiếng hão 
Bạn cùng lửa đỏ, nóng chang chang”


Phải! 
Lửa to mới biết sáp hay vàng! 
Em hãy là vàng, 
Mặc ai chọn sáp! 
Tôi vui sướng cùng em 
Yêu giấc “Ngủ đồng” 
Hiên ngang khí phách: 

“Sách truyền sướng nhất chức Quận công 
Ta sướng khi ra ngủ giữa đồng 
Lồng lộng trời hè muôn làn gió 
Đêm thanh sao sang mát thu không 
Nằm ngữa ung dung như khanh tướng 
Lấy mấy vần thơ tỏ nỗi lòng 
Tinh tú bao quanh hồn thời đại 
Ngủ đồng khoan khoái ngắm gương trong” 


Tôi biết chí em khi "Qua đèo Ngang” 
Ung dung xướng họa với người anh hùng 
Đã làm quân thù khiếp sợ: 

“Ta đi qua đèo Ngang 
Cũng gặp Người trèo qua núi hiểm 
Đỉnh dốc chênh vênh 
Xe mù bụi cuốn 
Có lẽ thiên nhiên đã định bao giờ 
Một dãy Hoành Sơn bát ngát trận đồ 
Điệp điệp núi cao 
Trùng trùng rừng thẳm. 
Người thấy 
Súng gác trời xanh 
Gió lùa biển lớn 
Nông dân rộn rịp đường vui 
Thanh Quan nàng nhẽ có hay 
Cảnh mới đã thay cảnh cũ. 
Ta hay 
Máu chồng đất đỏ 
Mây cuốn dặm khơi 
Nhân công giọt giọt mồ hôi 
Hưng Đạo thầy ơi có biết 
Người nay nối chí người xưa 

Tới đây 
Nước biếc non xanh 
Biển rộng gió đùa khuấy nước 
Đi nữa 
Đèo sâu vực thẳm 
Núi cao mây giỡn chọc trời 

Nhớ thù nhà, luống thẹn làm trai 
Thương dân nước, thà sinh phận gái 
“Hoành Sơn cổ lũy” 
Hỏi đâu dấu tích phân tranh? 
Chỉ thấy non sông 
Lốc cuốn, bốn phương sấm động. 

Người vì việc nước ra đi 
Ta muốn cứu dân nên thăm trận thế 
Điều không hẹn mà xui gặp mặt 
Vô danh lại gặp hữu danh 
Cuộc đời dài ắt còn sẽ gặp nhau 
Nay hội ngộ giữa đỉnh cao trời đất 
Anh em ta ngự trên xe đạp 
Còn Người thì lại đáp com măng 
Đường xuyên sơn 
Anh hùng gặp anh hùng 
Nhìn sóng biển Đông 
Như ao trời dưới núi. 

Xin kính chào 
Bậc anh hùng tiền bối 
Ta ngưỡng mộ Người 
Và tỏ chí với non sông 
Mẹ hiền ơi! 
Tổ Quốc ơi! 
Xin tiếp bước anh hùng!” 


Hãy cố lên em! 
Noi gương danh nhân mà lập chí 
Ta với em 
Mình hãy kết thành đôi tri kỷ! 
Đất Quảng Trạch này đâu kém Nam Dương 
Tôi tự hào bài “Tỏ chí” của em: 

"Quốc Tuấn ngày xưa chí vững bền 
Thù nhà, nợ nước chẳng hề quên 
Đến bữa quên ăn, đêm quên ngủ 
Thương dân, yêu nước quyết báo đền 
Văn hay thu phục muôn người Việt 
Võ giỏi kinh hồn lũ tướng Nguyên 
Mươi năm sau nữa ơi ông Tuấn 
Nối chí ông, nay cháu tiến lên!” 


Tôi thương mến em 
Đã chịu khó luyện rèn 
Biết HỌC LÀM NGƯỜI ! 
Học làm con hiếu thảo. 
Mười lăm tuổi đã “Tập làm thầy giáo” 

Vui gì hơn buổi đầu làm thầy giáo 
Của lớp vở lòng đất mẹ yêu thương 
Trưa nắng luyến các em cùng đến lớp 
Giọng líu lo như chim hót ven đường. 

Đứng trước các em tuổi nhỏ đáng yêu 
Mà đã tưởng tới bao nhiêu người lớn 
Nghe em đọc giọng thanh thanh dễ mến 
Mà đã nghe đất nước xuyến xao mình!


Tổ Quốc đang chờ em phía trước. 
Em ơi em, can đảm bước chân lên!

1970