Thứ Hai, 24 tháng 6, 2019

Trung Mỹ cuộc đối đầu lịch sử





TRUNG MỸ CUỘC ĐỐI ĐẦU LỊCH SỬ
Hoàng Kim

Trung Quốc trong thời của Chủ tịch Tập Cận Bình nổi bật là “liên Nga, bạn Ấn, mở rộng ảnh hưởng Á Âu Phi, một vành đai một con đường“.Ông tạo dựng được thế Tam Quốc mới trong lịch sử. Trường Giang sóng sau đè sóng trước, ngọn sóng này cao hơn!

Trung Quốc ngày nay đã rời bỏ vị thế “ẩn mình chờ thời”  bước ra vũ đài thế giới khẳng định Trung Quốc là một cường quốc của “thời đại mới”, đóng vai trò “trung tâm trên thế giới” nhờ “chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc” và cho thấy có “lựa chọn mới” cho các nước.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình năm 2012 đã tuyên bố tại Thượng Hải “chính người Châu Á phải điều hành công việc của Châu Á, giải quyết các vấn đề của khu vực Châu Á và duy trì an ninh của Châu Á”,
khẳng định mục tiêu nhất quán, lâu dài, kiên định là theo đuổi cuộc Trường Chính phục hưng Trung Quốc, với chiến lược "Trung Quốc cần nổ lực để các nước láng giềng ngày càng thân thiện hơn về chính trị, có mối quan hệ gần gũi hơn về kinh tế, hợp tác sâu sắc hơn về an ninh, và mối quan hệ ở cấp độ nhân dân cũng gắn bó hơn“.

VIỆT NAM TRONG THƯƠNG CHIẾN MỸ TRUNG

Toàn cảnh thương chiến khốc liệt Mỹ – Trung, theo VNN 4 6 19 mô tả cho thấy, cuộc chiến thương mại Mỹ Trung sau 18 tháng đã được đẩy lên đến mức cao nghẹt thở; Sách trắng thương mại Trung Quốc ‘đánh’ Mỹ nặng tay††† (VNN 4 6 19); Trung Quốc cảnh báo học sinh sang Mỹ du học cần cẩn thận vì mối quan hệ đang xấu đi nghiêm trọng (VNN 4 6 19); Trung Quốc nắm nền tảng sống còn, loạt khí tài tối tân Mỹ 'lâm nguy'. Đất hiếm một yếu tố quan trọng hàng đầu đối với việc sản xuất các vũ khí tối tân và các sản phẩm công nghệ cao đã trờ một yếu tố át chủ bài trong thương chiến Mỹ Trung của cuộc đua công nghệ kỹ thuật làm chủ không gian. Dự án tiêm kích tối tân F-35 Lightning II thế hệ thứ năm do Mỹ sản xuất có thể trở thành nạn nhân cuộc chiến thương mại đang diễn ra giữa Washington và Bắc Kinh khi các phương tiện truyền thông Trung Quốc đã suy đoán về lệnh cấm bán đất hiếm  để trả đũa thuế quan từ Mỹ. Chính quyền Trung Quốc tuy chưa chính thức tuyên bố họ sẽ hạn chế việc bán đất hiếm cho Hoa Kỳ, nhưng các phương tiện truyền thông, như Nhật báo Nhân dân, đã đề cập đến sự phụ thuộc của Washington vào các khoáng sản quý như vậy từ Trung Quốc, nơi chiếm khoảng 95% sản lượng toàn cầu, theo Bloomberg; Đậu tương cũng đã trở thành thứ vũ khí lợi hại thứ hai của Trung Quốc và nước cờ ngưng nhập khẩu đậu tương Mỹ cũng đã được xuất chiêu sớm nhất để đáp trả ngay sau khi thương chiến tồi tệ Mỹ Trung chưa từng thấy bắt đầu xẩy ra. Trung Quốc là nước nhập khẩu đậu tương lớn nhất thế giới, đã ngừng mua đậu tương của Mỹ để đáp trả lại những biện pháp tăng thuế của Chính quyền Tổng thống Donald Trump nhằm vào số hàng hóa trị giá 250 tỷ USD của Trung Quốc. Theo tạp chí National Interest, đây là thông tin rất xấu đối với người nông dân Mỹ. Kết quả, với chiến tranh thương mại Mỹ Trung lên đỉnh điểm thì người dân trồng đậu tương của Mỹ hiện nằm trong số những người thiệt hại nặng nề nhất. Năm 2017, hoạt động xuất khẩu đậu tương của Mỹ chiếm đến 21,4 tỷ USD giá trị xuất khẩu toàn cầu, xếp thứ hai sau Brazil đạt 25,7 tỷ USD. Trong khi đó, năm 2017 Trung Quốc nhập khẩu 39,6 tỷ USD đậu tương, hay 2/3 sản lượng toàn cầu. Đậu tương đã trở thành mặt hàng xuất khẩu giá trị lớn thứ hai của Mỹ sang Trung Quốc, sau máy bay Boeing. Trên thực tế, hàng hóa xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc đã giảm đáng kể từ khi Bắc Kinh áp mức thuế 25% lên đậu tương của Mỹ hồi cuối tháng 4, một phần trong màn đáp trả ban đầu đối với cuộc chiến thương mại với Tổng thống Trump. Trong vụ mùa năm nay bắt đầu từ ngày 1/9, nông dân Mỹ chỉ xuất khẩu 5,9 triệu tấn đậu tương sang Trung Quốc, so với trung bình 29 triệu tấn cùng kỳ suốt ba năm liền trước đó, tức sụt giảm 80%. Chính phủ Mỹ đã phải viện trợ 28 tỷ USD cho nông dân để xoa dịu cú đánh từ Trung Quốc. Điểm khốc liệt thứ ba là lĩnh vực khoa học công nghệ. Khoa học Trung Quốc chiếm ưu thế và nhiều lĩnh vực đến đầu năm 2018 đã sát nút khoa học công nghệ Mỹ. Báo Tia Sáng 4 10 18 tổng hợp thông tin kinh tế kỹ thuật khoa học công nghệ đã cho thấy Trung Quốc hiện chiếm hơn một nửa danh sách 100 viện nghiên cứu đang có bước tiến vượt bậc trong công bố trên các tạp chí có uy tín trên toàn thế giới. Khoa học công nghệ Trung Quốc ngày càng gia tăng tốc độ xuất bản những công bố chất lượng cao. Huawei mua công nghệ Nga trước sức ép nghẹt thở của Mỹ (VNN 4 6 19); Cáp quang biển là động mạch của mạng lưới Internet toàn cầu và Huawei đã dần giành thị phần vốn thống trị bởi các công ty Mỹ, Nhật Bản, châu Âu. Huawei Marine Systems được thành lập năm 2008 như một công ty liên doanh với Công ty Global Marine của Anh.Global Marine của Anh nắm giữ 49% cổ phần của công ty này. Trong năm 2018, Huawei Marine Systems đóng góp cho tập đoàn Huawei doanh thu 394 triệu Nhân dân tệ (khoảng 57 triệu USD) với lợi nhuận ròng 115 triệu Nhân dân tệ (16 triệu USD). Đứng trước nguy cơ bị "chặt tay chân" vì thương chiến Mỹ-Trung, Huawei đã xoay hướng hợp tác với hãng công nghệ Nga. Hãng tin RT của Nga mới đây đã tiết lộ về thương vụ mua quyền sở hữu trí tuệ của các hệ thống nhận dạng khuôn mặt được thiết kế và phát triển, sản xuất bảo mật công nghệ cao Vokord của Nga. Điểm khốc liệt thứ tư là lĩnh vực cán cân thương mại. Hoa Kỳ bị mất cân bằng thương mại cực kỳ nghiêm trọng với Trung Quốc và gia tăng nhanh chóng đến đêm trước của Chiến tranh thương mại Hoa Kỳ – Trung Quốc 2018- 2019.  Điểm khốc liệt thứ năm là vị thế so sánh hải quân không quân và cuộc đua tổng lực về khoa học công nghệ làm chủ không gian của Trung Quốc và Mỹ trong tương quan động tổng hợp với nhiều tiêu chí so sánh là rất sát nút..


Chiến tranh thương mại Mỹ Trung khởi đầu vào ngày 22 tháng 3 năm 2018 khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố sẽ áp dụng mức thuế 50 tỷ đô la Mỹ cho hàng hóa Trung Quốc dựa theo Mục 301 của Đạo luật Thương mại năm 1974, để ngăn chặn những gì họ cho là hành vi thương mại không công bằng và hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ. Danh sách thuế quan trọng tập trung vào các sản phẩm được đưa vào kế hoạch Made in China 2025, bao gồm các sản phẩm liên quan đến CNTT và robot. Nó cho phép tổng thống có thẩm quyền đơn phương áp dụng tiền phạt hoặc các hình phạt khác đối với một đối tác thương mại nếu nó được cho là không công bằng gây tổn hại đến lợi ích kinh doanh của Hoa Kỳ. Vào tháng Tư, Trump đã áp đặt thuế quan đối với hàng nhập khẩu thép và nhôm từ Trung Quốc, Canada và các nước trong Liên minh châu Âu.Ngày 6 tháng 7 năm 2018, Donald Trump cho áp đặt thuế quan đối với hàng hóa trị giá 34 tỷ USD của Trung Quốc, đưa đến việc Trung Quốc đáp lại với các mức thuế tương tự đối với các sản phẩm của Mỹ. Chính quyền Trump cho biết thuế quan là việc cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia và sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp Mỹ, và giúp giảm thâm hụt thương mại của Mỹ đối với Trung Quốc. Trước đó, trong tháng 8 năm 2017, Trump đã mở một cuộc điều tra chính thức về các vụ tấn công vào tài sản trí tuệ của Mỹ và các đồng minh của mình, việc trộm cắp ước tính gây tốn kém cho Mỹ khoảng 600 tỷ đô la một năm [10].

Sáng kiến Vành đai và con đường: Trung Quốc đang vẽ lại bản đồ khoa học thế giới (Tia Sáng 13 6 19) . Trung Quốc hiện dành một khoản hơn 1 nghìn tỉ USD để đầu tư cho ít nhất 100 quốc gia thuộc nhóm Vành đai và Con đường  (The Belt and Road Initiative BRI) vay để làm đường bộ, đường sắt cao tốc, nhà máy điện, cảng biển và hàng không. Các công ty Trung Quốc thậm chí còn xây dựng cả các thành phố mới, như Port City Colombo, vốn được kỳ vọng là một trung tâm tài chính hàng hải ở Đông Á, sau thủ đô của Sri Lanka. Các quốc gia BRI được hưởng lợi từ cơ sở hạ tầng mới này và ngược lại. Trung Quốc tìm kiếm những thị trường mới cung ứng hàng hóa và dịch vụ cho mình và cho các nước đối tác thông qua những con đường vận chuyển mới được đầu tư nâng cấp và xây dựng mới tốt hơn. Ông Tập Cận Bình cùng với  các lãnh đạo Trung Quốc khác đã xác định "khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là yếu tố cốt lõi trung tâm của sự phát triển vành đai và con đường BRI


Trung tâm nghiên cứu lúa lai Sino-Pakistan được mở cả Karachi (Pakistan) và Hàng Châu (Trung Quốc) trong sự hỗ trợ của Viện nghiên cứu lúa Trung Quốc. Nguồn: youlinmagazine.com.

Chiến lược hợp tác song phương của mỗi nước BRI trong Vành đai và Con đường hoàn toàn tùy theo điều kiện thực tiễn và yêu cầu hợp tác của mỗi nước với Trung Quốc cũng như cách đầu tư và  cách vay vốn  ở mỗi nước là hoàn toàn khác nhau. Hình ảnh trên đây và câu chuyên Pakistan hợp tác nghiên cứu lúa siêu xanh (GSR) với CAAS IRRI Trung Quốc, thực hiện tại cả hai nơi Karachi (Pakistan) và Hàng Châu (Trung Quốc) chịu ảnh hưởng khô hạn của Biến đổi khí hậu rất xứng đáng là bài học cho Việt Nam để cân nhắc lựa chọn chiến lược hợp tác phù hợp trong thế lớn Trung Việt vành đai và con đường  (Mời đọc: “Ba đặc khu liệu có đột phá ?“;ĐBSCL thích ứng biến đổi khí hậu)

Việt Trung hợp tác gì trong BRI ?
  Các trường đại học của Trung Quốc cùng với mạng lưới rộng lớn của các viện nghiên cứu thành viên CAAS  đang tỏa rộng khắp toàn cầu. Họ đang đề xuất hỗ trợ khoa học và ký các thỏa thuận hợp tác trên một mức độ chưa từng thấy, kể từ khi Mỹ và Liên Xô chạy đua cấp học bổng cho các nhà nghiên cứu trong các quốc gia liên minh trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Vào ngày 19/4/2019, Bai loan báo, CAAS đã đầu tư hơn 1,8 tỷ nhân dân tệ (khoảng 268 triệu USD) cho các dự án KH&CN, một phần của BRI. Tại Sri Lanka, Trung Quốc đồng tài trợ cho một trung tâm nghiên cứu nước ngọt an toàn và hỗ trợ điều tra khủng hoảng về bệnh thận ở các cộng đồng dân cư nông thôn của đất nước này. Tại Pakistan, họ đồng bảo trợ một loạt các trung tâm nghiên cứu với mục tiêu tìm hiểu về các chủ đề từ lúa gạo đến trí tuệ nhân tạo, kỹ thuật đường sắt. Tại trung tâm châu Âu, một công viên khoa học Trung Bỉ tạo điều kiện cho các công ty mở rộng quy mô thương mại về các thiết bị y tế, điện Mặt trời và nhiều loại công nghệ tiên tiến khác. Còn ở Nam Mỹ, Trung Quốc là đối tác của Chile và Argentina, tham gia vào các trung tâm nghiên cứu vật lý thiên văn và tăng cường khả năng truy cập vào một số khu bảo tồn quý giá bậc nhất thế giới. Về tổng thể, khía cạnh khoa học của BRI tác động đến hàng chục nghìn nhà nghiên cứu và nghiên cứu sinh, hàng trăm trường đại học. Sự đầu tư của Trung Quốc theo cam kết "Win Win" đem lại thay đổi sâu sắc trong những nước thu nhập trung bình và thấp, vốn mong muốn nhận được sự hỗ trợ về khoa học. Trung Quốc vì vậy vươn lên vị trí của một siêu cường khoa học, với cách làm này mang đến một tầm nhìn khác biệt so với những quốc gia đang dẫn đầu về khoa học khác. Chiến lược hợp tác song phương Trung Việt NÊN khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo. giáo dục văn hóa KHÔNG NÊN lệch hướng theo kiểu bán đất đổi hạ tầng, 'bẫy nợ' đường bộ, đường sắt cao tốc, nhà máy điện, cảng biển và hàng không, xây dựng các thành phố mới, khi cuộc chiến thương mại Mỹ Trung đang "cuốn theo chiều gió" nhiều tranh chấp và hiểm họa khó lường. Sự hợp tác cần theo phương thức khác (Mời đọc: Việt Nam Châu Phi hợp tác Nam Nam; Có một Việt Nam hiện diện đáng tự hào ở vùng Châu Phi )

Người làm chủ tốt nhất về khoa học công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) là người thắng theo ông Lý Khai Phục. Ông Lý Khai Phục đã  đưa ra các đặc trưng của Chiến tranh lạnh "kiểu cũ" 1.0 (từ năm 1945-1990), sự đối đầu  Xô - Mỹ có một số đặc điểm đáng chú ý sau: Một là, sự cạnh tranh quyết liệt về ý thức hệ xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa; Hai là, chạy đua vũ trang hạt nhân giữa Mỹ và Liên Xô cũ xoay quanh việc giành ưu thế bộ ba vũ khí chiến lược: tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, máy bay ném bom hạt nhân chiến lược và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm; Ba là, sự ngăn cách gần như tuyệt đối giữa phương Đông và phương Tây bởi "bức màn sắt" (iron curtain). Trong suốt thời kỳ Chiến tranh lạnh 1.0, có rất ít các hoạt động tương tác giữa hai bên như: viếng thăm cấp cao; quan hệ chính trị - ngoại giao; quan hệ kinh tế, thương mại, văn hóa, giáo dục hoặc giao lưu nhân dân giữa người dân thuộc hai khối đối lập. Ông Lý Khai Phục đã  đưa ra các đặc trưng của Chiến tranh lạnh "kiểu mới" 2.0 với một số luận điểm đáng chú ý: 1) Trong khoảng thời gian 10 năm từ 2020-2030, lĩnh vực AI dự kiến sẽ tạo ra 16.000 tỷ USD giá trị, 70% trong số đó sẽ "rơi vào túi" nhóm G7 hàng đầu trong lĩnh vực AI, bao gồm 4 công ty của Mỹ (cụ thể là Microsoft, Facebook, Apple và Google Alphabet) và 3 công ty Trung Quốc là Baidu, Alibaba và Tencent (BAT). 2)  AI, chứ không phải sức mạnh cứng về quân sự, là yếu tố quyết định sự vượt trội và "ai thắng ai" trong cuộc Chiến tranh lạnh mới 2.0 giữa Mỹ và Trung Quốc, cũng như việc quyết định ai sẽ làm chủ cuộc chơi trong việc xác lập trật tự thế giới mới. 3) Mặc dù Mỹ đi đầu so với Trung Quốc trong lĩnh vực nghiên cứu AI, nhưng Trung Quốc hiện lại đi trước và vượt trội so với Mỹ trong việc triển khai và áp dụng thành tựu nghiên cứu AI và khoa học công nghệ. 4) Mỹ có thể gây khó khăn, cản trở hoặc trì hoãn tiến bộ công nghệ của Trung Quốc, nhưng không có cách nào ngăn cản Trung Quốc trong lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng AI.  Tôi thì không cho rằng kết quả thắng lợi trí tuệ nhân tạo AI và làm chủ không gian thắng lợi chiến tranh tổng lực là đủ giành thắng lợi chung cuộc mà cần nhìn toàn diện hơn.

Trung Quốc với giấc mộng châu Á’ ‘Liên Nga, bạn Ấn, mở rộng ảnh hưởng Á Âu Phi’ ‘một vành đai một con đường’ là một thế lớn cờ vây rất  hiệu quả. Xu thế dự đoán có thể tiên lượng rằng Trung Quốc sớm muộn sẽ thắng. Đối sách khôn khéo của Việt Nam là "tọa sơn quan hổ đấu" "Việt Nam tự củng cố trầm tĩnh theo dõi, có lý có lợi đúng lúc, xử lý tốt những vấn đề thực tiễn, hướng tới tương lai" kiên quyết không bị cuốn vào "bẫy nợ" và làm chiến trường chính cho những tranh chấp quốc tế chưa ngã ngũ thì tốt hơn. Nga  Trung liên minh, Donald Trump hé lộ vũ khí tiềm ẩn (VNN 21 6 19) . Cuộc chiến của Trung Quốc, Nga… nhằm hạ bệ sự thống trị của đồng USD đã lên một tầm cao mới dưới thời ông Donald Trump. Tuy nhiên, sự biến động tương quan lực lượng khá chậm, trong khi nước Mỹ có sức mạnh tiềm ẩn đáng nể. Luật sư Nguyễn Tiến Lập trong bài Mỹ – Trung: đối đầu quốc gia hay xung đột về hệ giá trị? đã đánh giá và bình luận thật chí  lý.Xu thế dự đoán có thể tiên lượng rằng Trung Quốc sớm muộn sẽ thắng. Đối sách khôn khéo là "Việt Nam tự củng cố trầm tĩnh theo dõi, có lý có lợi đúng lúc, xử lý tốt những vấn đề thực tiễn, hướng tới tương lai" kiên quyết không bị cuốn vào "bẫy nợ" và làm chiến trường chính cho những tranh chấp quốc tế thì tốt hơn. Luật sư Nguyễn Tiến Lập trong bài Mỹ – Trung: đối đầu quốc gia hay xung đột về hệ giá trị? đã đánh giá rất chí  lý. "Bởi vì tiền và người,là hai thứ quan trọng nhất mà Trung Quốc lại có tiềm lực mạnh mẽ cho cả hai. Chính phủ Trung Quốc có thể dùng tiền để tạo lập các cơ sở hạ tầng cho nghiên cứu  phát triển và sử dụng nhiều tiền để mua nhân lực nghiên cứu tinh hoa nhất, không chỉ ở Mỹ mà còn từ khắp nơi trên thế giới. Nước Mỹ có thể ban hành luật cấm xuất khẩu công nghệ nhưng làm sao cấm được sự dịch chuyển chất xám từ Mỹ qua Trung Quốc một khi nó gắn với quyền tự do di chú của cá nhân? Hơn nữa, Mỹ không thể mang điểm yếu của mình ra để “chọi” với điểm mạnh của đối thủ bởi Chính phủ Mỹ không thể huy động ngân sách để trả lương và hậu đãi các nhà khoa học, trong khi ở Trung Quốc điều đó là có thể và họ đã từng làm".


TRUNG MỸ TƯƠNG QUAN VÀ DỰ BÁO 

Trung Mỹ cuộc đối đầu lịch sử
là đầy biến số. Cách mạng lần thứ ba và tương lai Trung Quốc theo nghiên cứu của Nguyễn Quang Dy (viet-studies.net 20 6 19) thì hiện trạng Mỹ-Trung đang đối đầu toàn diện và nguy cơ xung đột công khai lớn hơn trước.

Cuộc chiến
Trung Mỹ toàn diện kết quả phụ thuộc vào con người, nguồn vốn và công nghệ, tương quan 'thiên thời địa lợi nhân hòa' đặc điểm dân tộc nền văn minh địa chính trị lịch sử văn hóa giáo dục, khoa học công nghệ, kinh tế xã hội đang ngày càng lộ rõ.
Hoàng Kim 

Thông tin mới liên quan:Cách mạng lần thứ ba và tương lai Trung Quốc (Nguyễn Quang Dy, viet-studies.net 20 6 19)
Quan hệ Trung – Mỹ: Bóng ma Chiến tranh lạnh 2.0††† (TVN 20 6 19)
Nga – Trung liên minh, Donald Trump hé lộ vũ khí tiềm ẩn (VNN 21 6 19)
Hai ông Tập-Kim bắt tay đối mặt ‘những thay đổi quốc tế nghiêm trọng’ (VNN 21 6 19)
Nga cấp tập chuẩn bị cho ‘ngày tàn’ của đô la Mỹ (VNN 21 6 19)
Căng thẳng Mỹ-Iran leo thang, Ấn Độ điều hàng loạt tàu chiến đến Vùng Vịnh (VNN 21 6 19)
Mỹ bị vào top 5 nước ‘có ảnh hưởng xấu’ đến thế giới (VNN 21 6 19)
Các nguy cơ của cuộc cạnh tranh Mỹ – Trung toàn diện (VNN 17 6 19)
Học viện Khổng Tử trong chiến lược mở rộng biên giới mềm của Trung Quốc (Tia Sáng 17 6 19)
Trung Quốc và tham vọng đưa điện hạt nhân ra Biển Đông (Tia Sáng 15 6 19)
‘Quân bài’ ông Trump cần dụng nếu muốn thắng thương chiến với TQ (VNN 14 6 19)
Vành đai – con đường: Sự trỗi dậy của quá khứ (Tia Sáng 13 6 19)
Sáng kiến Vành đai và con đường: Trung Quốc đang vẽ lại bản đồ khoa học thế giới (Tia Sáng 13 6 19)
Ông Trump không thể thắng thương chiến với Trung Quốc (VNN 13 6 19)
Hợp tác KH&CN, GD Việt Nam – Nga: Con đường còn ở phía trước (Tia Sáng 12 6 19)
Chiến tranh thương mại phơi bày tử huyệt của Trung Quốc như thế nào?(NCQT12619)
Vietnam Foreign Policy in the UN Security Council Spotlight (thediplomat.com 12 6 19)
Chúng ta hiểu gì về Trung Quốc? (Tia Sáng 7 6 19)
Lý do khiến Nga-Trung bắt tay chống sức ép từ Mỹ (VNN 6 6 19)
Đây mới là ‘vũ khí’ lợi hại nhất của TQ trong thương chiến với Mỹ (VNN 5 6 19)
Mỹ – Trung đối đầu, châu Á loay hoay đứng giữa (VNN 5 6 19)
Lý do nhiều nước châu Á không quan tâm tới lệnh cấm Huawei từ Mỹ (VNN 5 6 19)
Toàn cảnh thương chiến khốc liệt Mỹ – Trung (VNN 4 6 19)
Huawei mua công nghệ Nga trước sức ép nghẹt thở của Mỹ (VNN 4 6 19)
Sách trắng thương mại Trung Quốc ‘đánh’ Mỹ nặng tay††† (VNN 4 6 19)
Trung Quốc cảnh báo học sinh sang Mỹ du học (VNN 4 6 19)
Khoa học Trung Quốc chiếm ưu thế (Tia Sáng 4 10 18)




Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cp nht mi ngày

Video yêu thích

KimYouTube

Trở về trang chính

Hoàng Kim  Ngọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sống  Kim on LinkedIn  Kim on Facebook  Kim on Twitter

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2019

Việt Nam Châu Phi hợp tác Nam Nam


VIỆT NAM CHÂU PHI HỢP TÁC NAM NAM
Hoàng Kim

Nông nghiệp và du lịch sinh thái, truyền thông, thương mại, giáo dục, năng lượng và lao động nghề nông thôn là những lĩnh vực Việt Nam kết nối châu Phi có cơ hội hợp tác.”Có một Việt Nam hiện diện đáng tự hào ở vùng Châu Phi”, tác giả Trần Quang trên Tin Việt đã tự hỏi và trả lời thật thấm thía. Việt Nam Châu Phi hợp tác Nam Nam là một câu chuyện dài về hợp tác quốc tế liên quan tầm nhìn, định hướng chính sách, mục tiêu, nội dung, hiện trang, tiềm năng, thách thức và cơ hội. Bài viết này trao đổi ba ý chính: 1) Việt Nam châu Phi cơ hội hợp tác, sự nhìn lại hai thập kỷ qua (2000-2019) ; 2) Lúa sắn Việt Nam đến châu Phi: một số kết quả bước đầu và triển vọng; 3) Việt Nam châu Phi hợp tác Nam Nam: suy nghĩ về tầm nhìn và định hướng hợp tác phát triển. †

Tôi thích cách tiếp cận của bạn Trần Quang nhìn thấu giấc mơ chí thiện và bài học thực tiễn của những người Thầy trên con đường xanh mà chúng ta tiếp nối: “Bạn có biết người Nhật, Hàn đem gì đến cho Châu Phi không? Họ mang đến xe hơi trong khi người dân ở đó thì cần cái để ăn. Bạn có biết người Mỹ, Pháp, Anh mang gì đến cho Châu Phi không? Là BOM! Cái loại vứt xuống mà không ăn được đấy! Lại còn tốn thêm máu thịt của người dân. Bạn có biết hàng vạn mảnh ruộng lúa nước ở Châu Phi và Trung Mỹ từ đâu mà ra không? Từ Việt Nam ra đấy! Chính Việt Nam thò tay gieo những hạt mầm nhỏ bé cứu đói cả Châu Lục đấy!” (Nói vậy thì hăng hái quá nhưng thật chân thành và thật đáng kết bạn !), ” Bạn nói “y tế Việt Nam thua Lào, thua Cam”. Nhưng sao tôi toàn thấy bác sĩ tình nguyện Việt Nam sang Lào – Cam khám chữa bệnh miễn phí cho dân mà không bao giờ thấy bác sĩ Lào – Cam qua khám chữa bệnh miễn phí cho người Việt bao giờ? Các bác sĩ Mỹ – Âu họ đến cùng hàng ngàn túp lều chữa bệnh và đi theo họ là hàng vạn tay súng khác, còn Việt Nam thì KHÔNG, họ đến với những túp lều chữa bệnh và hàng vạn câu chuyện về Việt Nam! Nếu có người hỏi bạn “Việt Nam đã làm được gì cho thế giới?” Hãy mạnh dạn trả lời: ” “Chúng tôi không hào phóng đem bom đạn đi ban phát cho các nước khác, như cái cách những quốc gia “văn minh” đã và đang làm. Chúng tôi đem đến miếng cơm cho người dân nghèo khi họ cần, chúng tôi đem tới mạng viễn thông. Hai thứ đảm bảo an ninh lương thực và thông tin liên lạc cho lục địa đen. Và chúng tôi đã tạo nên sức mạnh đánh sập hệ thống thuộc địa trên toàn thế giới của chủ nghĩa thực dân, đế quốc”.† Nhờ có đóng góp của người Việt, lần đầu tiên người nông dân Mozambique có thể trò chuyện được với người thân bằng điện thoại di động. Cũng ở miền đất châu Phi xa xôi ấy, giống lúa ngàn đời của người Việt đã trổ bông chín vàng.† Chắp cánh những ước muốn”

1.
VIỆT NAM CHÂU PHI CƠ HỘI HỢP TÁC

Năm 2003, Hội thảo Quốc tế Việt Nam Châu Phi lần 1
được tổ chức tại Hà Nội với chủ đề “Việt Nam – Châu Phi: Những cơ hội hợp tác và phát triển trong thế kỷ XXI” do Chính phủ Việt Nam khởi xướng là mốc son điển hình của Hợp tác Nam Nam. Các đại biểu đặc biệt ca ngợi thành công của Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp, coi đây là trọng tâm hợp tác giữa Việt Nam và Châu Phi trong thời gian tới. Bài viết này tổng quan thông tin và kết nối sự kiện để giúp bạn đọc dễ theo dõi.
Trước đó vào năm 2000, FAO/ UNDP đã dự báo, nhấn mạnh và kêu gọi khởi xướng những chương trình hợp tác liên châu lục, tạo đồng thuận chung tay cùng giải quyết những vấn đề quốc tế nóng hổi và cấp bách, mang tính toàn cầu như: an ninh lương thực, khủng hoảng năng lượng, biến đổi khí hậu toàn cầu, giải pháp ứng phó hạn mặn ngập úng, suy thoái ô nhiễm môi trường, thức ăn, điều kiện sinh hoạt.

Theo VOA, Hội thảo Quốc tế Việt Nam – Châu Phi lần 1 có sự tham dự của 84 đại biểu quốc tế đến từ 23 nước Châu Phi, 10 tổ chức quốc tế và khoảng 300 đại biểu từ các Bộ, ngành, cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam có hợp tác với Châu Phi. Sáng kiến tổ chức Hội thảo của Việt Nam nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của các đại biểu quốc tế vì đã tạo ra cơ chế đối thoại hợp tác chặt chẽ, toàn diện giữa hai bên. Đây cũng là một trong năm sáng kiến được đánh giá cao trong Tuyên bố chung của Hội nghị cấp cao Á Phi lần 2, tổ chức tại Indonesia năm 2005.

Năm 2010, Hội thảo Quốc tế Việt Nam – Châu Phi lần 2
được tổ chức với chủ đề “Việt Nam – Châu Phi: Hợp tác cùng phát triển bền vững” tại Hà Nội ngày 17 – 19/ 8/ 2010 có sự tham dự của 41 đoàn khách quốc tế, trong đó có 22 nước châu Phi, 15 tổ chức quốc tế (có 12 Bộ trưởng, Phó Tổng Thư ký LHQ, Tổng Giám đốc Ban thư ký NEPAD) và đại diện các nước có dự án hợp tác 3 bên và 4 bên với Việt Nam và châu Phi (Pháp, JICA- Nhật Bản…) cùng một số doanh nghiệp châu Phi, các học giả, nhà nghiên cứu về châu Phi. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam với nhiều lãnh đạo Bộ, ngành và các địa phương cùng doanh nghiệp của Việt Nam tham dự. Chính phủ Việt Nam khẳng định chủ trương nhất quán mong muốn đẩy mạnh quan hệ hợp tác kinh tế với các nước châu Phi theo hướng thiết thực, hiệu quả và bền vững hơn, tương xứng với mối quan hệ hữu nghị truyền thống vốn có và với tiềm năng to lớn của hai bên, vì lợi ích chung của cả Việt Nam và châu Phi. Hội thảo tập trung thảo luận về quan hệ hợp tác đa ngành, đa lĩnh vực Việt Nam – châu Phi, trong đó có an ninh lương thực, hợp tác nông nghiệp và xóa đói giảm nghèo. Các lĩnh vực trọng điểm là nông nghiệp, thương mại, năng lượng và lao động…; vấn đề hợp tác thương mại, đầu tư và phát triển nguồn nhân lực cho phục hồi và phát triển kinh tế là những nội dung chủ đạo.  Hội thảo dành nhiều thời gian thảo luận xác định mô hình hợp tác thiết thực, hiệu quả trong những năm tới. Một số văn kiện quan trọng được ký kết giữa Việt Nam và các nước châu Phi. Bên lề Hội thảo, những mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu sang châu Phi như các cơ sở trồng trọt, chăn nuôi, các cơ sở sản xuất máy kéo nông nghiệp, dây và cáp điện, thiết bị điện gia dụng, dệt may … đã được giới thiệu đến khách tham quan.

Những hợp tác song phương Việt Nam Châu Phi về nông nghiệp trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2010, giữa Hội thảo Việt Nam Châu Phi  lần 1 và Hội thảo Việt Nam Châu Phi  lần 2, chủ yếu là các đoàn vào của châu Phi và các châu lục sang Việt Nam tham quan trao đổi về kinh nghiệm thâm canh cây lương thực lúa ngô sắn khoai lang . Địa điểm tổ chức tại Việt Nam với nguồn tài chính song phương hoặc trợ giúp của bên thứ ba. Ví dụ như Trung tâm Giống Cây trồng Hà Nội đã tổ chức khóa đào tạo về kỹ thuật, quản lý trồng lúa nước cho cán bộ khuyến nông Mozambique và chuyên gia nông nghiệp của Hà Nội dự án JICA hợp tác 3 bên giữa Việt Nam – Nhật Bản – Mozambique về phát triển lúa gạo. Nội dung đào tạo gồm các chuyên đề chính như: Tình hình sản xuất lúa gạo Thế giới, Việt Nam và ở Hà Nội; Chính sách phát triển nông nghiệp Việt Nam; Cây lúa Việt Nam: giống và quy trình kỹ thuật thâm canh, thủy lợi, tưới tiêu và các biện pháp quản lý nước, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch, bảo quản chế biến lúa, … tham quan đồng ruộng và thăm các mô hình tiêu biểu.

2.
LÚA SẮN VIỆT NAM TỚI CHÂU PHI
2.1 Câu chuyện trồng lúa ở châu Phi

Lúa Việt Nam đến châu Phi chỉ thực sự được bắt đầu năm 2005 khi  Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và An ninh lương thực Sierra Leone tiến sỹ Sama Monde đến Việt Nam. Ông đã về thẳng Đồng Bằng Sông Cửu Long thăm trường đại học An Giang và vùng sản xuất lúa An Giang. Ngưỡng mộ và ấn tượng trước các thành tích về phát triển lương thực của Việt Nam, đặc biệt là kỹ thuật trồng lúa năng suất cao của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), mà tỉnh An Giang lúc đó đã đạt sản lượng trên một triệu tấn và kim ngạch xuất khẩu cao nhất nước. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và An ninh lương thực Sierra Leone tiến sỹ Sama Monde đã trân trọng mời GSTS. Võ Tòng Xuân sang Sierra Leone giúp xây dựng chương trình an ninh lương thực.

VoTongXuan
Giáo sư Võ Tòng Xuân nhớ lại: “Kể từ năm 1984, là chuyên gia quốc tế, tôi tham gia vào các hội nghị và các đoàn chuyên gia được tạo ra bởi WB, FAO, IFAD, CIRAD, CGIAR để thực hiện các công trình tư vấn tại Senegal, Nigeria, Kenya, Ethiopia, Madagascar. Tôi nhận ra rằng cần phải có một cách tiếp cận tốt hơn để chấm dứt nạn đói và nghèo đói ở châu Phi. Ngày 16 tháng Ba năm 2006, ngài Sierra Leone Đại sứ Sierra Leone trên đường đến Bắc Kinh đã ký với tôi biên bản ghi nhớ hợp tác trong một quán cà phê tại Galaxy Hotel, Phan Đình Phùng, Hà Nội“.  Sau đó, trong năm 2006, GSTS. Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng trường đại học An Giang đã đến Sierra Leone làm việc với Phó Tổng thống Solomon Berawa, Bộ trưởng Sama Monde về chương trình nói trên. Sau khi đi khảo sát thực địa, Hai bên thống nhất lựa chọn vùng Mange Bureh thuộc huyện Port Loko làm khu thí điểm trồng lúa. Theo GS Võ Tòng Xuân, tại Sierra Leone chỉ cần cải tạo lại, bón phân hữu cơ, cải tạo hệ thống kênh dẫn nước từ sông vào là có thể trồng được mỗi năm 2 vụ lúa ngắn ngày.

Tiến sĩ Tô Văn Trường đã thuật lại chi tiết trong bài “Giúp châu Phi trồng lúa bài toán được và mất” đăng ở Bài học thực tiễn từ người Thầy: “Vấn đề đặt ra là làm sao có được nguồn kinh phí để có thể bắt tay vào việc xây dựng khu thí điểm này?  Sierra Leone là quốc gia nằm ở Tây Phi có diện tích 71.740 km2, dân số hơn 5 triệu người, có nhiều tiềm năng về tài nguyên (đất đai, nguồn nước, khoáng sản…) nhưng vì mới trải qua cuộc nội chiến, cơ sở vật chất rất nghèo nàn, lạc hậu, lương thực phải nhập khẩu hơn 90%, ngay Thủ đô là Freetown cũng thiếu điện nước trầm trọng, nhiều phố phải thắp đèn dầu và hình ảnh người dân từ già đến trẻ phải nhẫn nại đi đội nước mang về dùng trở thành khá phổ biến trên các đường phố”.

Bài toán đã có lời giải khi Công ty Long Dân, một doanh nghiệp chuyên xuất khẩu mặt hàng nông sản có trụ sở tại TP.HCM đã hợp tác với GS Võ Tòng Xuân bỏ ra 150.000 USD để trồng lúa tại đất nước này. “Việc lựa chọn khu thí điểm hơn 100 ha để trồng lúa ở Mange Bureh là hoàn toàn thích hợp về điều kiện thổ nhưỡng, đất đai, nguồn nước. Giống lúa của Việt Nam đưa sang có ưu điểm là giống lúa ngắn ngày, năng suất cao so với giống lúa địa phương. Các giống lúa trồng thí điểm ở Trại nông nghiệp Rokupr (gần 1 ha) mọc khá tốt vì có đủ nguồn nước. Riêng 4 ha lúa thí điểm ở Mange Bureh phát triển không được như mong muốn vì 3 nguyên nhân (1) Cỏ tranh cao ngút đầu người, làm đất chỉ bằng thủ công không có máy cày lật hết rễ cỏ tranh nên ảnh hưởng nhiều đến cây lúa (2) Làm đất, gieo trồng vào cuối tháng 8 nên khi mùa mưa chấm dứt, không có đủ nguồn nước cung cấp cho các giai đoạn phát triển của cây lúa (ra lá, đẻ nhánh, làm đòng, trổ chín) và (3) bón phân và thuốc trừ sâu đều thiếu so với yêu cầu phát triển của cây lúa.”

Slide22
Giáo sư tiến sĩ Lúa Võ Tòng Xuân đưa ra kinh nghiệm 5 bước kế hoạch phát triển lúa theo cách của Việt Nam gồm: 1) Khảo sát đồng ruộng, chọn điểm và mô tả điểm; . 2) Thiết lập các thí nghiệm hợp phần kỹ thuật về giống, thời vụ bón phân, mật độ, phòng trừ sâu bệnh hại,… thích hợp sinh thái; 3) Thiết kế hệ thống tưới tiêu cho các điểm đã tuyển chọn; 4) Trình duyệt dự án đầu tư được chấp thuận với khuyến nghị đồng thuận của Bộ/ Sở Nông nghiệp đến ngân hàng cho vay; 5) Tổ chức sản xuất lúa gạo cho nông dân địa phương châu Phi với sự hướng dẫn thực hành trồng lúa theo kinh nghiệm Việt Nam. Nhóm chuyên gia do giáo sư Võ Tòng Xuân dẫn đầu đã thu được kết quả khá tốt. Năng suất lúa với giống lúa ngắn ngày đem từ đồng bằng sông Cửu Long qua đã đạt được 4,8 – 5,2 tấn/ha trong vòng 105 ngày, so với giống lúa địa phương trên 140 ngày mà năng suất dưới 3 tấn/ha.

NongdanvaluaVietochauPhi
Nhiều nông dân Đồng Bằng Sông Cửu Long đã được đưa sang các nước châu Phi để chuyển giao kỹ thuật trồng lúa. Bài báo “Quảng bá hạt lúa Việt ở châu Phi” của Hải Cường, Cẩm Tú, B.T đăng trên Dân Việt ngày 25 tháng 1 năm 2012 đã kể chi tiết cho bạn nghe chuyện này: “…cách đây khoảng 5 năm  (2007) bà Từ Thanh Hương, một Việt kiều Đức thuê 110 ha đất nông nghiệp ở nước Cộng hoà Sierra Leone làm trang trại trồng lúa. Lý giải về lý do chọn đất nước này, bà Hương cho hay: “Thổ nhưỡng, khí hậu ở Sierra Leone giống như đồng bằng Nam Bộ Việt Nam, rất thuận lợi trồng lúa nước. Trong khi đấy là đất nước còn rất khó khăn về lương thực“. …“Chúng tôi dựa trên cơ sở hạ tầng thuỷ lợi sẵn có rồi đầu tư thêm một số hạng mục để sản xuất lúa giống bán lại cho người dân địa phương” – bà Hương cho biết. Một số công ty của nước láng giềng Nigeria nghe tin đã lập tức mời GS Võ Tòng Xuân sang khảo sát giúp. GS Xuân đã sang Nigeria thăm 7 tiểu bang, rồi cũng thiết kế chương trình tương tự như ở Sierra Leone. Cũng tương tự như thế, nhóm chuyên gia Việt Nam đã có mặt tại Sudan, Mozambique, Rwanda, Burundi và Liberia để khảo sát vùng thích nghi cây lúa của Ghana và Mauritania theo yêu cầu của Công ty Nissa Development Ltd và Societe Mauritanienne d’Armement Pelagique” .

“Tại Liberia, PGS. TS Dương Văn Chín, Phó Viện Trưởng Viện Lúa ĐBSCL, người đang cùng làm việc với những công nhân nông nghiệp ở một trại thực nghiệm trồng lúa tại vùng Madina cách thủ đô Monrovia 150km, cũng cho biết: “Liberia là một trong số 37 nước trên thế giới đang gặp khủng hoảng và mất an ninh lương thực. Hàng năm đất nước này cần khoảng 500.000 tấn gạo để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng nội địa. Trong khi đó, diện tích lúa ở đất rất nhỏ, năng suất thấp. Vì vậy, việc các chuyên gia Việt Nam có mặt tại đây để giúp họ trồng lúa, quảng bá hạt ngọc Việt rất có nhiều ý nghĩa”.
Thực tế là sau một thời gian khảo sát, với kinh nghiệm của mình, Việt Nam có thể giúp Liberia phát triển trồng lúa cũng như quảng bá hạt lúa Việt Nam. Theo PGS TS Dương Văn Chín, chúng ta đã và đang chuyển giao cho bạn những kỹ thuật phù hợp. Thiết kế, xây dựng và vận hành hệ thống thoát thủy khoa học cho vùng đầm lầy. Du nhập và thử nghiệm các giống lúa chất lượng cao từ châu Á. Tập huấn và tổ chức nhân giống lúa cấp xác nhận. “Việc đưa kỹ thuật trồng lúa sang giúp đỡ bạn một mặt sẽ tăng cường quan hệ hai nước, mặt khác sẽ giúp người dân nơi đấy biết đến hạt lúa Việt Nam” – PGS – TS Chín nói.”

Theo những thông tin mới nhất, hiện nay nhiều quốc gia châu Phi đã chính thức đặt vấn đề mở rộng hợp tác đi vào chiều sâu bằng cách đưa nông dân Việt Nam sang châu Phi, triển khai các chương trình sản xuất lúa và chế biến tại chỗ. Hiện tại, ở một số quốc gia châu Phi như Benin, Mali, Mozambique,Guinea Conakry… cũng có khoảng hơn 30 chuyên gia nông nghiệp Việt Nam đang trực tiếp giúp các nước bạn về nhiều ứng dụng công nghệ – khoa học mà Việt Nam đã thành công trong thời gian qua …”

2.2 Sắn Việt Nam đến châu Phi
Sắn là cây lương thực cứu đói, cây thức ăn gia súc, cây tinh bột và nhiên liệu sinh học được FAO quan tâm rất sớm trong các giải pháp an ninh lương thực, hợp tác nông nghiệp và xóa đói giảm nghèo, nguồn nguyên liệu để mang lại nhiên liệu sạch giá cạnh tranh , mang đến nhiều cơ hội sinh kế và việc làm cho người nghèo của châu Phi, châu Á và châu Mỹ Latinh.

Kim_in_Africa
Tôi (tiến sĩ Hoàng Kim, tác giả bài viết này) năm 2003 may mắn được nằm trong nhóm chuyên gia quốc tế khảo sát đánh giá một số vùng sắn chính ở châu Phi và châu Mỹ La tinh  sau đó họp ở CIAT/ Colombia về chọn tạo giống và định hướng nghiên cứu bảo tồn phát triển sắn. Trước đó năm 2000, tôi đã có báo cáo tại FAO (Rome) “Tình trạng sắn tại Việt Nam các gợi ý cho tương tai nghiên cứu và phát triển” (Status cassava in Vietnam: implication for future research and development, by Hoang Kim, Pham Van Bien and R.H. Howeler) và bài được đăng trên tài liệu của FAO 2003. Sau này bài viết này đã được FAO coi như là một chỉ dấu minh chứng so sánh để thấy rõ tốc độ tăng năng suất và sản lượng sắn Việt Nam, đã góp phần tăng thêm sinh kế, thu nhập đời sống và cơ hội việc làm cho người dân nghèo Việt Nam.  Năng suất sắn bình quân của Việt Nam năm 2000 gần tương đương sắn châu Phi và thấp hơn so bình quân năng suất sắn châu Mỹ nhưng sau mười năm, năng suất sắn Việt Nam đã tăng lên gấp đôi và sản lượng sắn Việt Nam tăng lên gấp năm lần, vượt năng suất sắn châu Mỹ và vượt xa năng suất sắn châu Phi. Kinh nghiệm thực tiễn này đã mang cây sắn Việt Nam đến với các bạn châu Phi.

KiminCIATColombia2003
Nhóm chuyên gia sắn quốc tế người Uganda, Nigeria, Brazil, … làm việc ở CIAT năm 2003 để báo cáo kết quả khảo sát các vùng sắn chính ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh và lập kế hoạch phối hợp nghiên cứu phát triển sắn. Tất cả mọi người đều rất hào hứng chăm chú theo dõi và trao đổi về “hợp tác Nam Nam” tầm nhìn của Chính phủ Việt Nam tại Hội thảo Quốc tế Việt Nam – Châu Phi lần 1  chú trọng nông nghiệp.

CIATIndiaVietnam
Nhiều chuyên gia sắn Châu Phi Châu Mỹ Latinh CIAT Châu Á Ấn Độ Việt Nam đã cùng làm việc trên đồng ruộng Việt Nam. Nhiều thầy giáo nhà nghiên cứu sắn ở các Viện Trường và doanh nghiệp của châu Phi và thế giới đã đến cùng làm việc và chia sẻ kinh nghiệm sắn với Việt Nam . Đó là bài học cao quý của một cây trồng của người nghèo đã lan tỏa rộng khắp rạng danh Tổ Quốc. Thành tựu công việc trên đồng ruộng sắn đã được trao đổi chia sẻ thân thiết, cùng bảo tồn và phát triển.
Thành tựu và bài học sắn Việt Nam được chia sẻ với châu Phi. Việt Nam có những thành tựu và bài học thành công nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và có những trả giá đau đớn trong quản lý của chương trình sắn làm nhiên liệu sinh học. Lục địa đen đang vượt lên theo cách riêng của họ. Nigeria hiện đã đưa nhiên liệu xanh “cồn sinh học từ sắn” (*) vào sử dụng trong bếp ga thường ngày của hàng triệu hộ gia đình, thay thế cho “xăng pha chì truyền thống” được ưu tiên dành cho xuất khẩu. Họ cũng sử dụng sắn đa dạng hơn trong lương thực, thực phẩm chế biến, thức ăn gia súc.

SanVietNamketnoichauPhi2
Nhiều thầy giáo, chuyên gia nông học với nhà chế biến xăng dầu và quản lý từ châu Phi đã đến Việt Nam đúc kết thực tiễn đồng ruộng với các sản phẩm từ sắn. Cách mạng sắn ở Việt Nam; Sắn Việt Nam hôm nay và ngày mai; …đã trở thành bài học kinh nghiệm thực tiễn quý báu.

Nigeria and Vietnam far but close 2
Câu chuyện này tôi đã kể trên trang Face Book bài  Sắn Việt Nam kết nối châu Phi


Sắn Ghana bảo tồn và phát triển, thao thức một góc nhìn

†††

3. VIỆT NAM CHÂU PHI ĐỊNH HƯỚNG HỢP TÁC
Việt Nam châu Phi cần hợp tác thân thiện hơn về nông nghiệp và du lịch sinh thái, truyền thông, thương mại, giáo dục, năng lượng và lao động nghề nông thôn, khai thác nhiều kênh hợp tác đầu tư hiệu quả, mà không chỉ trông chờ vào hợp tác song phương chính thức giữa hai chính phủ, cần hợp tác khai thông hiệu quả. Con người (Man power) Vật liệu (Materials), Quản lý (Management) Cách làm (Method) Tiền (Money)

Châu Phi cần có cách tiếp cận tốt hơn để chấm dứt nạn nghèo đói. Hợp tác Nam Nam do FAO và Chính phủ Việt Nam khởi xướng đầu thế kỷ 21 có ý nghĩa chính trị kinh tế văn hóa xã hội to lớn. Thành tựu và bài học đạt được là tốt, có thể chia sẻ bảo tồn phát triển bền vững. Tương lai của châu Phi nằm trong nông nghiệp đã tái khẳng định tầm nhìn và ước muốn của bạn trong thay đổi phát triển. Sự cần thiết phải nắm lấy cơ hội, điều chỉnh mới và tăng tốc, đừng để cơ hội vuột đi.

Nông nghiệp là giá đỡ kinh tế Việt Nam châu Phi, cần khai mở tốt hơn về tiềm năng nông nghiêp để chấn hưng kinh tế văn hóa xã hội. Đánh giá một đất nước, một dân tộc, một chính sách kinh tế xã hội cần nhìn thấu chất lượng cuộc sống của những người nghèo nhất xã hội là nông dân. Nếu họ chưa thay đổi được số phận thì đất nước đó, chính sách đầu tư đổi mới đó vẫn chưa đạt được hiệu quả đích thực. “Định hướng quan trọng hơn tốc độ” (Direction is somuch more important than speed). Tôi đồng tình với đánh giá của các nhà lãnh đạo châu Phi tại diễn đàn kinh tế thế giới ở châu Phi tổ chức tại Kigali 11-13 tháng 5 năm 2016 “Tương lai của châu Phi nằm trong nông nghiệp” (Source: Africa’s future lies in agriculture – African leaders insist ).

Video yêu thích
Vietnamese Dan Bau Music
Vietnamese food paradiseKimYouTube

Trở về trang chính

Hoàng KimNgọc Phương NamThung dungDạy và họcCây Lương thựcDạy và HọcTình yêu cuộc sốngKim on LinkedInKim on FacebookKimTwitter  hoangkim vietnam 

Thứ Hai, 17 tháng 6, 2019

Thơ dâng theo dấu Tagore




THƠ DÂNG THEO DẤU TAGORE
Hoàng Kim

C
ảm nhận về bài viết hay mới đây "Viện Lúa rạng danh Tổ Quốc (1) (2) (3)" được trích dẫn đầy đủ ở cuối bài với sự họa thơ của lương y Phan Đào Toàn​ và nhà thơ Phan Chi​ Thắng​. 

Ở đâu bàng hoàng Phố Thị
Ngẫn ngơ suốt cả buổi chiều
Đêm nhảy xe đò về ruộng
Mưa dầm bóng Mẹ liêu xiêu.

Con lên giảng đường học chữ
Lời nào Thầy dạy đầu tiên
Biết ơn nhọc nhằn Cha Mẹ
Lấm lem con chữ ưu phiền

Phố Thị ngày càng đông đúc
Đồng Xuân xa lại càng thưa
Vui với việc hiền ở phố
Bâng khuâng thương nhớ chiêm mùa…

Nhớ ai vừng đông vừa rạng
Ước dòng tin nhắn đầu tiên
Hương đất thơm mùa ruộng cấy
Phương xa vời vợi bạn hiền.

Ở đâu lung linh Kiếp Bạc
Sao Khuê mờ tỏ Côn Sơn
Ở đâu một trời thương nhớ
Cho ta khoảng lặng tâm hồn.

PHỐ THỊ
Phan Đào Toàn

Phố thị người xe mắc cửi
Vỉa hè sóng sánh bia hơi
Chân trần miên man diệu vợi
Chói đèn cao áp – Trăng ơi…

Biết không mãi nhờ được bạn
Toàn dân buôn mận bán mơ
Hết đời trả chưa xong nợ
Nắng mưa gội trắng chiêm mùa…

Thương con chiều ra Phố thị
Đáy bồ, mầm chữ lơ thơ
Đem tuổi xanh ra tỉ thí
Vốn khởi đầu là: Ước mơ…

Ở ĐÂU?
Phan Chí Thắng

Ở đâu có một ngôi nhà bé
Cửa sổ đèn khuya bóng em ngồi
Giai điệu dân ca ngân nhè nhẹ
Tự tình dạ khúc gửi xa xôi

Ở đâu có một khuôn vườn lặng
Em nở dùm tôi những nụ hồng
Chim hót chào reo bình minh nắng
Sương mòn xao xuyến như mắt mong

Ở đâu có một trời thương nhớ
Em thấu dùm tôi nỗi cháy lòng
Ở đâu có một con thuyền nhỏ
Chở những vần thơ tôi sang sông

Phan Chí Thắng
trích dẫn trong tập
TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
Ở đâu bàng hoàng Phố Thị… Xem thêm — với Hoang Long tại Tt Long Phu,long Phu, Soc Trang. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tho-dang-theo-dau-tagore


VIỆN LÚA RẠNG DANH TỒ QUỐC
Hữu Đức, Ngọc Thắng


(DẠY VÀ HỌC) Báo Nông nghiệp Việt Nam có chùm bài viết Viện Lúa rạng danh Tổ Quốc của các tác giả Hữu Đức Ngọc Thắng ghi theo lời trao đổi của giáo sư Bùi Chí Bửu và tiến sĩ
Trần Ngọc Thạch . Bài 1: Sứ mệnh lịch sử tìm giống lúa mới; Bài 2: Bước tiến diệu kỳ; Bài 3: Thành quả và con đường phía trước.  

 
vienluadbscl



I. SỨ MỆNH LỊCH SỬ TÌM GIỐNG LÚA MỚI

Danh tiếng các giống lúa OM đã vượt xa phạm vi địa lý vựa lúa ĐBSCL, được nông dân miền Nam, Tây Nguyên và cả nước lựa chọn gieo trồng. Vượt ngàn vạn dặm theo chân các chuyên gia trồng lúa sang Lào, Campuchia, Brunei đến các nước châu Phi, Mỹ Latinh…, lúa OM minh chứng khả năng thích nghi, sức sống mãnh liệt, góp phần làm rạng danh Việt Nam, quốc gia sản xuất lúa gạo hàng đầu thế giới. Từ chiếc nôi nghiên cứu chọn tạo bộ giống lúa kỳ diệu này - hơn 40 năm qua các nhà khoa học Viện Lúa ĐBSCL đã biết cách chọn ra con đường ngắn nhất, thời gian ngắn nhất để đạt thành tựu hôm nay.

1. 1 Cột mốc vàng

Vào những ngày tháng 5 lịch sử, các nhà khoa học của Viện Lúa ĐBSCL thường có những cuộc gặp gỡ, họp mặt “ôn cố tri tân” những kỷ niệm một thời không thể nào quên. TS Trần Ngọc Thạch, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, nhận định: Những công lao, thành quả từ những công trình nghiên cứu khoa học của Viện đóng góp vào thành tựu chung với hàng triệu nông dân cả nước phát triển ngành hàng lúa gạo đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận đánh giá rất cao.

14-56-04_nghien_cuu_li_to_giong_lu_om_cu_vien_lu_dbscl_-_nh_nvt

Nghiên cứu lai tạo giống lúa OM của Viện lúa ĐBSCL. Ảnh: NVT.

“Một thế hệ vàng” các nhà khoa học được khơi nguồn từ những cán bộ nông nghiệp thời kỳ đầu từ miền Bắc chi viện cùng các nhà khoa học trẻ phía Nam lần lượt tiếp bước, với ngọn lửa nhiệt thành say mê nghiên cứu cây lúa. Lớp cán bộ kỳ cựu buổi đầu của Viện hồi tưởng: Sau năm 1975 đất nước hòa bình thống nhất. Nhưng hậu quả chiến tranh tàn phá nặng nề, nông thôn nghèo nàn, lạc hậu và hầu như phải xây dựng lại từ đầu. Một đất nước độc lập, tự chủ nhưng câu hỏi lớn nhất vào lúc đó là làm thế nào tự túc lương thực để đủ lúa gạo cho người dân?

Đi tìm về miền đất mới vùng đồng bằng tươi trẻ, miền Tây Nam bộ đất đai màu mỡ, ruộng lúa phì nhiêu với gần 2 triệu ha đất trồng lúa.Tuy nhiên trong thời chiến tranh ruộng vườn còn bỏ hoang rất nhiều, phần lớn diện tích đất lúa canh tác một vụ chủ yếu với các giống lúa mùa địa phương cho năng suất rất thấp. Một số giống lúa mới ngắn ngày du nhập về từ Viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI trước năm 1975, nông dân trong vùng quen gọi là lúa Thần Nông… chưa trồng được bao nhiêu. Trong hoàn cảnh đó, với tầm nhìn xa xuất phát từ sáng kiến của Viện sỹ Lương Định Của, nhà nông học nổi tiếng của nước ta: Vùng ĐBSCL nên có một Viện nghiên cứu lúa gạo xứng tầm với vị trí của Việt Nam trên thế giới.

GS.TS Bùi Chí Bửu, nguyên Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, nhớ lại: Những năm đầu tiên vô cùng gian khó, có thể nói rằng bắt đầu từ con số 0. Sau ngày lịch sử 30/4/1975, Viện sỹ Lương Định Của đã lặn lội đến Nông trường Cờ Đỏ để tìm hiểu nơi sẽ xây dựng Viện. Sau khi ông mất vào tháng 12/1975, các học trò của ông đã tiếp tục công việc này.

Trên ruộng đất mới phù sa bồi đắp, có điều kiện tự nhiên tiếp giáp sông, rạch thông thương, sau này hình thành mạng lưới thủy lợi kênh mương ngang dọc, tưới tiêu cho hệ thống ruộng lúa thực nghiệm giống lúa mới cho cả vùng. Như vậy ngay từ buổi đầu cho thấy, mục tiêu thành lập của Viện Lúa ĐBSCL là xây dựng một cơ sở nghiên cứu lúa gạo xứng tầm với vị trí của Việt Nam trên thế giới để khai thác lợi thế của ĐBSCL là vựa lúa nhằm đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước và tham gia xuất khẩu.
Những người tiên phong thời ấy chân trần lội ruộng, khảo sát tại Thơm Rơm (Thốt Nốt), Nông trường Quyết Thắng (hiện nay là nông trường Sông Hậu và Cờ Đỏ) và Trại giống của tỉnh Hậu Giang (nay thuộc TP Cần Thơ). Sau cùng, vị trí Viện Lúa định vị tại ấp Thới Hòa C, xã Thới Thạnh, huyện Ô Môn (cũ), nay là xã Tân Thạnh, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ, để khởi công xây dựng.

1.2 Định hình bước đi 

Viện Lúa ĐBSCL là tên gọi chính thức từ năm 1985, được thành lập ngày 8/1/1977 theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Ngô Thúc Đồng, với tên gọi là Trung tâm Kỹ thuật Nông nghiệp ĐBSCL (1977 - 1985). Từ năm 2010 đến nay Viện Lúa ĐBSCL là thành viên của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.

Cách TP Cần Thơ hơn 20km, con đường rẽ từ quốc lộ 91 vào Viện yên bình, cây xanh nối dài bóng mát. Trên diện tích phần đất được giao 360ha là cánh đồng ruộng vùng trũng sâu, sình lầy, còn cơ sở vật chất - kỹ thuật trong những ngày đầu hầu như chưa có gì. Đến năm 1984 trụ sở trung tâm cơ quan nghiên cứu của Viện là tòa nhà được thiết kế hình chữ U hai tầng (một trệt một lầu) được xây dựng hoàn thành, bao gồm các gian phòng phân khu chức năng hành chính và cấu trúc chính của hai dãy nhà song lập dành cho các phòng nghiên cứu, thí nghiệm chọn tạo giống.

Song, tiềm lực lớn lao của Viện xây dựng và định hình bền vững đến ngày nay chính là hình thành một khuôn viên rộng với 5.000m2 nhà lưới và hơn 40ha ruộng thực nghiệm được thiết kế đáp ứng đầy đủ yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật cho việc chọn tạo giống lúa. Hàng năm, từ Viện chọn ra 20 - 30 dòng lúa triển vọng, đủ năng lực chọn tạo giống lúa mới theo yêu cầu cho cả vùng ĐBSCL.

14-56-04_nong_dn_thm_qun_giong_lu_moi_om_ti_ruong_thuc_nghiem_vl_dbscl_-_nh_hd
Nông dân tham quan giống lúa mới OM tại ruộng thực nghiệm VL ĐBSCL. Ảnh: Hưng Phú.

Theo TS Trần Ngọc Thạch, trong giai đoạn đầu (1977 - 1982) nhiệm vụ trọng tâm là tập trung công tác xây dựng cơ sở vật chất và đào tạo cán bộ, nhưng đồng thời cũng tiến hành công tác nghiên cứu khoa học dưới sự trợ giúp của các chuyên gia Ấn Độ. Giai đoạn này du nhập giống từ IRRI (chương trình INGER và IRTP) và Ấn Độ, Thái Lan để khảo nghiệm trên diện rộng; giống 724 (Trần Như Nguyện) được khu vực hóa. Giai đoạn này giống IR36 và TN73-2 là giống chủ lực của ĐBSCL, cùng với khoảng 600 giống lúa mùa địa phương đang canh tác trên vùng lúa nước sâu, lúa nổi.

Tập đoàn giống lúa trong Ngân hàng Gen được kế thừa từ Trung tâm Long Định và công tác thu thập thời ấy được 2.000 mẫu giống. Rất tiếc, Viện không có phương tiện kho lạnh và năm 1978, trận lũ lịch sử đã làm thất thoát hơn 50% mẫu giống này. Điều may mắn là Viện đã kịp thời hợp tác với Gene Bank của IRRI, gửi sang 1.600 mẫu giống lưu trữ tại đây. Đặc biệt giống lúa Dé An Cựu (hoặc Lúa Dé), giống lúa thơm quí hiếm, dùng để tiến Vua ngày xưa, vẫn còn được bảo quản, với mã số đăng ký của Ngân hàng Gen là IRIS 70-35611 (Lúa Dé), nguồn thu thập tại tỉnh Quảng Trị. Kết quả kiểm tra năm 2015, các mẫu giống lúa nổi ở ĐBSCL có khả năng vươn lóng 10 - 15 cm/ngày vẫn còn được bảo quản tốt.

Nguồn vật liệu lúa địa phương được đánh giá kiểu hình, được tư liệu hóa với 2.200 mẫu giống cùng với hàng trăm mẫu giống lúa hoang. Đây là cơ sở phục vụ lai tạo giống sau này.

Trung tâm Kỹ thuật Nông nghiệp ĐBSCL (1977 - 1985) là tiền thân Viện Lúa ĐBSCL ngày nay. Thời kỳ mới thành lập, Trung tâm trực thuộc Viện Cây Lương thực và Cây Thực phẩm (CLT và CTP) do ông Hồ Đắc Song, Viện trưởng Viện CLT và CTP, kiêm Giám đốc Trung tâm. Thời gian không lâu sau đó, ông Trần Như Nguyện được chính thức bổ nhiệm làm Giám đốc. Đến tháng 6/1977, 5 cán bộ khoa học trẻ vừa tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp 4 là Bùi Bá Bổng, Bùi Chí Bửu, Dương Văn Chín, Lương Minh Châu và Trần Văn Thạnh, được tuyển thẳng vào Trung tâm, cùng với Phạm Sỹ Tân từ Viện CLT và CTP chuyển vào; dưới sự giúp đỡ về kỹ thuật của ông Nguyễn Thanh Trung, họ đã thực sự là trụ cột của những năm đầu tiên trong lịch sử phát triển của Viện.

II BƯỚC TIẾN DIỆU KỲ

Những cán bộ thời kỳ đầu góp mặt xây dựng, định hình một viện nghiên cứu khoa học về cây lúa tầm cỡ của vùng, bộc bạch rằng nhiệt huyết, ý chí cách mạng hợp cùng sức trẻ say mê khoa học đã giúp họ đồng tâm hợp lực vượt qua khó khăn.

2.1 Khởi đầu

Dẫu biết “vạn sự khởi đầu nan” nhưng thực tiễn còn gian nan hơn gấp trăm lần. Theo ký ức của GS Bùi Chí Bửu: “Năm 1979 là thời điểm bắt đầu xây dựng chính thức. Những khó khăn trong cơ chế thời bao cấp, làm cho tiến độ xây dựng rất chậm chạp.

Thời kỳ này, tính xung kích của đoàn viên thành niên mang đến hiệu quả rất quan trọng trong vận chuyển xi măng, sắt thép, đá cát để có lán trại điều hành đầu tiên vào năm 1980. Không ai đếm được có bao nhiêu ngày công lao động, kéo thuyền bằng tay, cả ban đêm lẫn ban ngày, vì sợ mưa làm ướt xi măng”.

Nhưng rồi khó khăn mấy cũng vượt qua nhờ sự giúp đỡ tận tình của chính quyền địa phương các cấp của tỉnh Hậu Giang cũ (nay là TP Cần Thơ). Đến năm 1984, tòa nhà chính của Viện Lúa ĐBSCL xây dựng hoàn thành, khang trang. Các bộ môn và phòng chức năng chuyển về làm việc.

15-37-42_nghien_cuu_giong_lu_trong_phong_thi_nghiem_vl_dbscl_-_nh_nvt
Nghiên cứu giống lúa trong phòng thí nghiệm VL ĐBSCL. Ảnh: NVT.

GS Bửu kể: “Công trình xây dựng cơ bản có những đột phá mới kể từ khi Bộ trưởng Lê Huy Ngọ chủ trương xây dựng các đơn vị khoa học có chiều sâu. Công trình 9km đê bao với đường bê tông khép kín, khu nhà nghiên cứu thí nghiệm đã được xây dựng hoàn chỉnh; trên 5.000 m2 nhà lưới đạt tiêu chuẩn phục vụ cho công tác nghiên cứu thực nghiệm; 40ha ruộng thí nghiệm cho lúa và rau màu với hệ thống đường bê tông rất tốt cho từng lô thửa ruộng với hệ thống tưới tiêu chủ động; khu ruộng nhân giống 227ha cũng được san ủi, phân lô hoàn chỉnh với hệ thống tưới tiêu chủ động là cơ sở rất tốt để nhân giống siêu nguyên chủng (SNC), nguyên chủng (NC) và một phần giống xác nhận (XN) cung ứng cho các trung tâm giống các tỉnh và nông dân. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật như: sân phơi, hệ thống nhà máy sấy, phục vụ sản xuất và chế biến giống lúa đồng bộ, đảm bảo cho công tác nhân giống đạt chất lượng cao”.

Viện lúa có 7 phòng thí nghiệm chuyên ngành đều được trang bị các thiết bị máy móc hiện đại đáp ứng được hầu hết các yêu cầu nghiên cứu khoa học hiện nay bao gồm: Phòng phân tích đất và cây trồng, Phòng thí nghiệm công nghệ sinh học, Phòng thí nghiệm bệnh cây, Phòng thí nghiệm côn trùng, Phòng thí nghiệm di truyền và chọn tạo giống, Phòng thí nghiệm vi sinh vật và Phòng phân tích phẩm chất lúa gạo.

Bên cạnh đó, nhờ chính sách tăng cường cơ sở vật chất khoa học của Bộ NN-PTNT, dự án công nghệ hạt giống; Rockefeller Foundation, chương trình ITEC (Ấn Độ), chương trình CLUES do IRRI và ACIAR (Úc) tài trợ…Viện đã có những trang thiết bị cần thiết phục vụ cho nghiên cứu như hôm nay về công nghệ sinh học, khoa học đất, bệnh cây, côn trùng, trạm khí tượng, công nghệ hạt giống.

2.2 Tạo nguồn

Trong chặng đường lịch sử phát triển của Viện, nội dung đào tạo con người là ấn tượng nổi bật. Trong suốt những năm đầu, Viện vừa xây dựng, vừa đào tạo xây dựng đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học. Ban Lãnh đạo Viện lúc bấy giờ xác định công tác đào tạo là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu.

Từ năm 1982, GS Nguyễn Văn Luật từ Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (VASI) về làm Giám đốc trung tâm và sau này là Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL giai đoạn 1985-1999. GS Luật hồi tưởng: "Thời tôi làm Viện trưởng, có những năm Viện đưa đi rất nhiều cán bộ trẻ đi nghiên cứu sinh, tu nghiệp theo các lĩnh vực chuyên ngành ở các nước có nền tảng nghiên cứu nông nghiệp tiên tiến".

Dấu ấn ngoại giao trong những năm đầu hòa bình mở ra nhiều cơ hội thuận lợi lớn, tạo tiền đề để Viện Lúa ĐBSCL phát triển sau này. Cột mốc ban đầu là sau chuyến thăm Ấn Độ của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng vào đầu năm 1976. Ấn Độ đồng ý hợp tác khoa học hai công trình trọng điểm trong nông nghiệp: Viện Lúa ĐBSCL đặt tại Ô Môn, Hậu Giang (tỉnh cũ) và Trung tâm trâu sữa Murah, đặt tại Bến Cát, Sông Bé (tỉnh cũ).

Cuối 1976, ông Swamminathan thừa ủy quyền của bà Indira Ghandi (cố Thủ tướng Ấn Độ) đến Việt Nam cùng với Thứ trưởng Ngoại giao Lê Duy Trinh, đặt nền móng cho cam kết của lãnh đạo hai nước. Năm 1981, ông E.A. Siddiq, tiến sĩ chuyên ngành di truyền giống, thay mặt ICAR (Hội đồng tư vấn khoa học nông nghiệp Ấn Độ) đến Viện Lúa ĐBSCL soạn thảo chi tiết kế hoạch đào tạo và trang thiết bị viện trợ (với sự tư vấn của nhiều nhà khoa học ở phía Nam thời ấy: Thầy Nguyễn Đăng Long, Lưu Trọng Hiếu, Tô Phúc Tường, Phạm Văn Kim, Nguyễn Văn Huỳnh…).

Viện đã tranh thủ đội ngũ chuyên gia Ấn Độ để đào tạo cán bộ khoa học tại chỗ, đồng thời xây dựng kế hoạch để đưa cán bộ trẻ sang Ấn Độ đào tạo. Viện Lúa Quốc tế (IRRI) kết hợp với UPLB (University of Philippines, Los Banos) là địa chỉ đào tạo rất hiệu quả cho nhiều cán bộ khoa học của Viện cho đến bây giờ.

Sau đó, Viện đã khai thác rất có hiệu quả nguồn học bổng từ các nước Úc, Nhật Bản, Trung Quốc, Italy, Hoa Kỳ, mở ra nhiều hướng hợp tác mới giúp tăng cường tiềm năng nguồn nhân lực khoa học của Viện. Nhiều cán bộ khoa học của Viện đã tốt nghiệp tiến sĩ ở Ấn Độ đã thực sự trưởng thành và có nhiều đóng góp trong lĩnh vực khoa học và quản lý nhà nước thuộc Bộ NN-PTNT.

2.3 Nảy mầm

Từ những năm 1982-1990, Viện bắt đầu lai tạo lúa với định hướng: “Lúa cao sản ngắn ngày, trồng trước và sau lũ”, giải quyết trước mắt mục tiêu an ninh lương thực của cả nước. Trước 1989, nước ta phải nhập khẩu khoảng 2 triệu tấn lương thực mỗi năm. Ở ĐBSCL có 1,7-2,0 triệu ha canh tác lúa, chủ yếu là lúa mùa một vụ. Lúa cao sản lúc đó chiếm khoảng 30-40%.

15-37-42_ruong_lu_thuc_nghiem_hon_40_h_o_vl_dbscl_-_nh_nvt
Ruộng lúa thực nghiệm hơn 40 ha ở VL ĐBSCL. Ảnh: NVT.

Diện tích lúa hai vụ tăng dần với tốc độ nhanh nhờ sử dụng nhóm giống có thời gian sinh trưởng 110-120 ngày rồi 105-110 ngày và gần đây là 90-100 ngày. Giống OM80 được lai tạo và chọn lọc (của Nguyễn Văn Loãn và các cộng sự) là giống đại trà đầu tiên rất thành công. Thời bấy giờ, giống đại trà du nhập từ IRRI là IR19660 rất thịnh hành sau thời kỳ hoàng kim của IR36.

Theo GS Bùi Chí Bửu, trong giai đoạn này là thời kỳ lai tạo với tốc độ 150-200 cặp lai mỗi năm, là tiền đề để nhiều giống lúa cao sản được phát triển sau đó. Sổ lai được ghi chép liên tục hàng năm, và được quản lý tốt theo hướng dẫn của GS Chandra Mohan, và qui trình của IRRI. Giống OM576 cũng được ra đời trong thời kỳ này, sinh trưởng 120-125 ngày, chịu khô hạn và mặn khá, trở thành giống chủ lực của bán đảo Cà Mau và Đông Nam Bộ trong nhiều năm và hiện nay vẫn còn tồn tại trong sản xuất với nhiều tên như OM576, Hầm Trâu, Siêu Hầm Trâu…

Kết quả sau gần 12 năm (từ khi thành lập 1977), giống lúa OM 80 (nguồn gốc IR36/IR5853-229) mang tên OM do Viện Lúa ĐBSCL lai tạo được công nhận chính thức vào năm 1988. Giống lúa mới trong thời gian rất ngắn, đáp ứng cho nhu cầu của sản xuất ở ĐBSCL lúc bấy giờ.

Thành quả đào tạo cán bộ khoa học của Viện có nhiều đóng góp vào thành tựu chung cho nền nông nghiệp nước nhà. Một số cán bộ khoa học sau này lãnh đạo nhiều đơn vị trực thuộc Bộ NN-PTNT, như: Thứ trưởng Bùi Bá Bổng, Nguyễn Thơ (Tổng GĐ Công ty Bông VN), Nguyễn Minh Châu (Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam - SOFRI), Bùi Chí Bửu (Phó GĐ Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, Viện trưởng Viện KHKTNN Miền Nam); Đặng Kim Sơn (Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Nông nghiệp và PTNT); Nguyễn Xuân Lai (Viện trưởng Viện Nông hóa Thổ nhưỡng); Nguyễn Trí Hoàn (Viện trưởng Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm). Viện lúa ĐBSCL chọn tạo được trên 180 giống lúa và phát triển trên 180 giống lúa các loại. Trong đó có 82 giống được công nhận giống quốc gia. Hiện nay trong 10 giống lúa được trồng phổ biến trên cả nước, Viện Lúa đóng góp 5 giống.III. THÀNH QUẢ VÀ CON ĐƯỜNG PHÍA TRƯỚC

Từ giữa thập niên 1980 sản xuất lúa gạo ở nước ta đạt bước tiến thần kỳ. Vượt qua giai đoạn thiếu hụt lương thực, ĐBSCL là vựa lúa của cả nước vừa đảm bảo an ninh lương thực, đồng thời sản lượng lúa hàng hóa không ngừng tăng lên. Việt Nam trở lại thị trường xuất khẩu gạo sánh cùng các quốc gia sản xuất lúa gạo hàng đầu thế giới. Đó là thời đoạn bộ giống lúa OM cao sản ngắn ngày của Viện Lúa ĐBSCL phát huy vai trò chủ lực trong sản xuất được chuyển giao rộng khắp cho nông dân.

3.1 Bộ giống chủ lực quốc gia

Chỉ trong 9 năm (2007-2015), Viện Lúa ĐBSCL có đến 26 giống lúa OM được Bộ NN-PTNT công nhận chính thức là bộ giống quốc gia. Một kỳ công đáng ghi nhận về các công trình nghiên cứu của những cá nhân, tập thể các nhà khoa học và cán bộ của Viện suốt năm tháng miệt mài lai tạo.


Nông dân tham quan giống lúa mới OM tại ruộng thực nghiệm Viện Lúa ĐBSCL. Ảnh: Hưng Phú.
Đặc biệt tại ĐBSCL, trong 12 giống được trồng phổ biến nhất từ năm 2000 đến nay có 10 giống do Viện chọn tạo (OM1490, OM4498, OMCS2000, OM2517, OM4088, OM3536, OM4218, OM4900, OM6162 và OM6976).

Theo kết quả điều tra của Cục Trồng trọt năm 2015, các giống lúa do Viện Lúa chọn tạo được trồng phổ biến ở các vùng Duyên hải miền Trung và Tây nguyên chiếm 37,68%, ở vùng Đông Nam Bộ chiếm 45,38% và đặc biệt ở ĐBSCL chiếm trên 80% diện tích gieo trồng.

GS Bùi Chí Bửu cho rằng: Đây là thời kỳ chuyển hướng cải tiến chất lượng gạo phục vụ xuất khẩu. Viện Lúa đã mất ít nhất 5 năm để cải tiến hạt gạo dài 7 mm và mất ít nhất 10 năm để cải tiến hàm lượng amylose trung bình. Những nghiên cứu cơ bản về di truyền tính trạng chất lượng gạo là đề tài của nhiều luận án tiến sĩ đã được thực hiện tại đây.

Điển hình giống OM3536, gạo ngon, thơm nhẹ, được xem là nguồn gạo trộn với các giống đặc sản cho đến ngày nay. Trong khi giống nếp OM85 vẫn còn là giống nếp chủ lực phục vụ xuất khẩu của Long An, Tiền Giang.

Việc khai thác đột biến phóng xạ được tiến hành với kết quả phát triển thành công giống Tài Nguyên đột biến TN128 và Tép Hành đột biến (của nhà chọn giống TS Phạm Văn Ro và cộng sự). Giống TN128 trở thành giống chủ lực tại Vĩnh Long trong thời gian rất dài.

Cũng từ thập niên 1990, Viện Lúa bắt đầu tiến hành khai thác lúa ưu thế lai với hai giống được công nhận khu vực hóa UTL1 và UTL2. Du nhập gen mục tiêu từ lúa hoang sang lúa trồng được khai thác thành công, tạo ra dòng lúa chống chịu rầy nâu, bệnh đạo ôn, bạc lá và chịu phèn.

Tuy nhiên cũng cần nói thêm trong thập niên 1990 (1990-2000), vùng ĐBSCL được Chính phủ quan tâm đầu tư thủy lợi rất mạnh mẽ. Nhờ đó giống lúa cao sản cực ngắn ngày của Viện lúa đã thực sự được phát huy. Nhiều giống được phát triển thành công, trong đó giống có diện tích trồng đại trà lớn và duy trì khá lâu là OM1490.

Còn giống OM269 khá thành công ở vùng duyên hải Nam Trung bộ. Riêng OM1490 theo chân các chuyên gia Việt Nam trong các chương trình hợp tác giúp đỡ kỹ thuật trồng lúa ở các nước như Cuba, Iraq, một số nước Châu Phi, Bangladesh… đã phát huy hiệu quả.

3.2 Cho cây lúa mãi xanh tươi

Cuộc “cách mạnh xanh” cho cây lúa ở ĐBSCL thành công không chỉ có giống lúa tốt. Ngay từ những ngày đầu thành lập Viện, những thí nghiệm phân bón cho lúa đã được thực hiện có hệ thống với sự hợp tác của chuyên gia IRRI, Ấn Độ và Nhật Bản. Sau đó, có một vài chương trình hợp tác thông qua dự án CARD hoặc ACIAR của Úc.

Trong 25 năm với nhiều công trình nghiên cứu thí nghiệm phân bón cho lúa, cân đối NPK; gần 20 năm thí nghiệm ảnh hưởng chôn vùi rơm rạ và nhất là với biến đổi khí hậu đặt ra cho canh tác lúa phải quản lý carbon trong đất… đã đóng góp quan trọng cho quá trình nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật canh tác. Đó là kết quả 16 công trình khoa học của Viện Lúa được công nhận tiến bộ kỹ thuật cấp quốc gia.

Vào thời kỳ chuyển từ lúa mùa một vụ sang trồng lúa cao sản ngắn ngày nông dân ĐBSCL từng mất ăn mất ngủ vì sâu bệnh hoành hành. Vì lẽ đó theo GS Bửu, hoạt động BVTV gắn liền với lịch sử phát triển của sâu bệnh hại tại ĐBSCL, từ khi chuyển đổi cơ cấu lúa mùa một vụ, sang cơ cấu 2 vụ lúa đến 3 vụ lúa/năm, đặc biệt diễn biến rầy nâu và bệnh đạo ôn vô cùng phức tạp. Tác động tích cực của đa dạng sinh học luôn được đặt ở vị trí trọng yếu, trong chiến lược bảo vệ cây trồng, khi hệ thống canh tác truyền thống bị phá vỡ.

Cuộc “cách mạnh xanh” cho cây lúa ở ĐBSCL thành công không chỉ có giống lúa tốt.

Từ đó nhóm các nhà khoa học chuyên ngành BVTV đầu tiên của Viện đã đóng góp nhiều công sức nghiên cứu bệnh cây, côn trùng, tuyến trùng. Viện đã công bố rất sớm vai trò của thiên địch bao gồm con ăn mồi và con ký sinh, khi quản lý rầy nâu ở vào giai đoạn cực trọng của ĐBSCL (trong những năm 1978, 1980, 1986, 1996, 2002, 2007, và 2011).

Viện khởi động sử dụng chế phẩm nấm trắng, nấm xanh: ký sinh rầy nâu, được chính thức trở thành qui trình áp dụng vào năm 2002. Đồng thời Viện là thành viên tích cực trong sáng kiến 3 giảm - 3 tăng hay trước đó, là phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM của FAO) với chiến dịch 30 ngày đầu không phun thuốc trên ruộng lúa.

Đáng kể, GS Bửu nhận định: Chiến lược đa dạng cây trồng phải dựa trên cơ sở di truyền đa dạng. Ý tưởng quản lý ba cấp độ giống lúa là đóng góp của GS Nguyễn Văn Luật,v ới một bộ giống lúa chủ lực gồm 5-6 giống, trồng tập trung, chiếm khoảng 60% diện tích gieo trồng, bên cạnh là bộ giống bổ sung 8-10 giống có qui mô gieo trồng 1-2%, cộng với nhiều giống triển vọng cho khảo nghiệm trên ruộng nông dân; để có một nền tảng di truyền trên đồng ruộng đa dạng, vừa phục vụ cho sản xuất hàng hóa, vừa giảm thiểu sự tấn công và biến chủng của dịch hại.

3.3 Mô hình quản trị đúng hướng

Suốt chặng đường hơn 40 năm, Viện Lúa ĐBSCL được Nhà nước quan tâm đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật và tăng cường đào tạo nguồn nhân lực để từng bước trở thành một Trung tâm khoa học nông nghiệp của vùng ĐBSCL và của cả nước.

Nghiên cứu di truyền và chọn tạo giống lúa của Viện lúa là thành tựu rõ nét, có tác động hiệu quả đến việc tăng trưởng sản lượng lúa ở ĐBSCL khoảng 5-6 triệu tấn /năm (1977) cho đến nay đạt hơn 25 triệu tấn năm, tăng gấp 4 lần trong vòng 40 năm là một dấu ấn lịch sử.
Mô hình quản trị của Viện chứng minh tổ chức khoa học đáp ứng yêu cầu của một cơ quan nghiên cứu khoa học trong từng giai đoạn. Ngày nay Viện Lúa đang trong giai đoạn cải tiến, tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, không chồng chéo chức năng và nhiệm vụ để năng cao hiệu quả hoạt động và phù hợp với tinh thần chuyển đổi mô hình hoạt động theo hướng tự chủ.

Viện có 14 đơn vị trực thuộc, bao gồm: Khối quản lý 3 đơn vị (Phòng Hành chính Tổ chức, Phòng Kế toán - Tài vụ, Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế); Khối nghiên cứu 8 đơn vị (Bộ môn BVTV, Bộ môn Công nghệ sinh học, Bộ môn Cơ cấu cây trồng, Bộ môn Cơ điện nông nghiệp, Bộ môn Di truyền Chọn giống, Bộ môn Kỹ thuật canh tác, Bộ môn Khoa học đất và Vi sinh vật, Phòng Thí nghiệm trung tâm) và Khối dịch vụ và sản xuất 3 đơn vị (Phòng khảo nghiệm, kiểm nghiệm và kiểm định giống cây trồng; Phòng sản xuất và dịch vụ giống; Trung tâm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp).

Trong bối cảnh mới của sự phát triển thị trường lúa giống có nhiều thành phần kinh tế DN và HTX, Tổ hợp tác sản xuất tham gia. Tiếp tục tiến bước trên con đường phía trước, trong bối cảnh thị trường lúa gạo đang có xu hướng chuyển đổi mạnh mẽ từ “lượng” sang “chất”.

TS Trần Ngọc Thạch nhận định: “Nếu muốn hướng đến nâng cao giá trị hạt gạo chúng ta phải tham gia vào phân khúc thị trường gạo ngon cao cấp và chấp nhận cạnh tranh với một vài nước đang giữ thế độc quyền. Phân khúc thị trường loại gạo này tuy không lớn, số lượng bán ít nhưng giá trị hạt gạo nâng cao”.

Viện Lúa hoàn toàn làm chủ được phương pháp chọn tạo truyền thống, lai giống và chọn lọc giống. 

Từ những thành tựu đạt được và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học, tiềm năng về nhân lực, Viện Lúa hoàn toàn làm chủ được phương pháp chọn tạo truyền thống, lai giống và chọn lọc giống.

“Trong 10 năm tới Viện tập trung nghiên cứu giống lúa gắn với thị trường, nâng cao chất lượng gạo phù hợp với thị trường tiêu thụ, đồng thời chọn tạo bộ giống thích ứng trong điều kiện BĐKH; tăng khả năng chống chịu sâu bệnh. Bên cạnh việc cải tiến, nâng cấp những giống lúa cũ phổ biến, khả năng thích nghi rộng, Viện sẽ chọn tạo giống mới có sự phối hợp với Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), đáp ứng nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng.

“Tương lai không xa sẽ cho ra đời bộ giống lúa mới đáp ứng theo từng phân khúc gạo trên thị trường; đồng thời phục tráng lại một số giống lúa đặc sản địa phương đáp ứng theo yêu cầu xây dựng vùng lúa chuyên canh; đồng thời tổ chức đánh giá lại nguồn tài nguyên bản địa của một số giống lúa địa phương, tìm nguồn gen tốt để khai thác trong chương trình lai tạo..”, TS Thạch nhấn mạnh.

“Lịch sử đang đặt ra cho Viện lúa ĐBSCL những thách thức mới trong điều kiện Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng, biến đổi khí hậu cực đoan, và qui mô sản xuất nhỏ. Viện rất mong đợi sự năng động và thông minh của thế hệ trẻ, thế hệ những nhà khoa học đang kế tiếp truyền thống vẻ vang của một đơn vị “Anh hùng lao động” trong thời kỳ đổi mới”.

Giáo sư Bùi Chí Bửu

xem thêm

Viện Lúa xây dựng và phát triển






VIỆN LÚA XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
Hoàng Kim


Chúc mừng Viện Lúa xây dựng và phát triển 42 năm qua (1977-2019) luôn là lá cờ đầu nông nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực chọn tạo giống lúa, nghiên cứu quy trình kỹ thuật thâm canh lúa, hệ thống canh tác cây trồng, vật nuôi lấy lúa làm nền, góp phần đưa năng suất lúa từ 2 – 3 tấn/ha/vụ tăng lên 6 – 7 tấn/ha/ vụ, tăng sản lượng lúa ở ĐBSCL hơn gấp 6 lần từ khoảng 4 triệu tấn/ của năm 1977 vượt lên trên 25 triệu tấn/năm 2019






vienlua2017
VIỆN LÚA BÀI HỌC THÁNG NĂM

Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long địa chỉ Xanh Việt Nam rạng danh cho Tổ Quốc địa chỉ tại xã Tân Thạnh, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ Điện thoại: 0710 3861954; Fax: 0710 3861457; Website: http://www.clrri.org thành viên Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long có tiền thân là Trung tâm kỹ thuật Nông nghiệp ĐBSCL thành lập ngày 31/1/1977. Trong gần nửa thế kỷ xây dựng và phát triển Viện Lúa đã bảo tồn hơn 3.000 mẫu giống lúa được đánh giá và tư liệu hóa, đã chọn tạo và được công nhận đưa vào sản xuất 166 giống lúa, phần lớn là giống lúa OM thời gian sinh trưởng ngắn 90 – 100 ngày; các giống lúa OMCS cực sớm.

Viện Lúa đạt thành tựu to lớn như hôm nay là do tập hợp và phát huy được năng lực của một đội ngũ chuyên gia tuyệt vời đầy tài năng và một đội ngũ các lãnh đạo qua các thời kỳ thật tâm huyết. Thầy Trần Như Nguyện, nguyên Giám đốc Trung tâm kỹ thuật Nông nghiệp ĐBSCL, Giáo sư Tiến sĩ  Nguyễn Văn Luật, Anh hùng lao động, nguyên Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, Giáo sư Nguyễn Thơ,  Phó Giáo sư Tiến sĩ Bùi Bá Bổng, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT, nguyên Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, Giáo sư Tiến sĩ Bùi Chí Bửu, nguyên Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện KHKTNN Miền Nam, nguyên Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL; Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Nông nghiệp và PTNT, nguyên Phó Viện trưởng Viện Lúa; Phó Giáo sư Tiến sĩ  Nguyễn Minh Châu, nguyên Viện trưởng Viện Cây Ăn Quả Miền Nam, Tiến sĩ  Nguyễn Xuân Lai, Viện trưởng Viện Nông hóa Thổ nhưỡng, nguyên Phó Viện trưởng Viện Lúa, Tiến sĩ Nguyễn Trí Hoàn, Viện trưởng Viện Cây Lương thực và Cây thực phẩm, Phó Giáo sư Tiến sĩ Phạm Văn Dư, nguyên Cục phó Cục Trồng trọt, Tiến sĩ Lê Văn Bảnh, Cục trưởng Cục Chế biến, Thương mại Nông Lâm Thủy sản và Nghề muối, nguyên Viện trưởng Viện Lúa, Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thị Lang  nhà khoa học nữ xuất sắc của Việt Nam đạt Giải thưởng Khoa học quốc gia 2016 L’Oreál – UNESCO Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học, cùng với một đội ngũ đông đảo những chuyên gia giỏi, những trí thức nông nghiệp tài năng tận tụy dấn thân vì đại nghĩa, sống thanh đạm, giản dị, say mê  với sự nghiệp trồng người và nghiên cứu khoa học tạo giống cây trồng, cải tiến kỹ thuật canh tác để mang lại đời sống tốt hơn cho người dân .






vienluathambacgiap
Chúc mừng con đường lúa gạo Việt Nam. Chúc mừng các gương thầy bạn thân thiết, Chúc mừng Viện Lúa với lớp trẻ đang tiếp bước thầm lặng vươn tới tầm cao mới khoa học nông nghiệp, tận tâm cống hiến cho quê hương. Thành tựu 40 năm qua của Viện Lúa là bài học cao quý của sự đoàn kết một lòng hoàn thành tốt nhiệm vụ của các thế hệ cán bộ viên chức người lao động Viện Lúa, sự quan tâm của Đảng, Chính phủ và các cấp lãnh đạo Trung ương, địa phương và doanh nghiệp, sự cộng hưởng, giúp đỡ và liên kết thật tuyệt vời của thầy cô, bạn hữu, đồng nghiệp bạn nhà nông với đông đảo nông dân từ khắp mọi miền đất nước.






buibabongciat45
Thành quả đào tạo cán bộ khoa học của Viện có nhiều đóng góp vào thành tựu chung cho nền nông nghiệp nước nhà. Một số cán bộ khoa học sau này lãnh đạo nhiều đơn vị trực thuộc Bộ NN-PTNT, như: Thứ trưởng Bùi Bá Bổng (người bên phải hình với Tổng Giám đốc CIAT), và nhiều người xuất sắc như đã nêu trên. Viện lúa ĐBSCL đến năm 2019 đã chọn tạo được trên 180 giống lúa và phát triển trên 180 giống lúa các loại. Trong đó có 82 giống được công nhận giống quốc gia. Hiện nay trong 10 giống lúa được trồng phổ biến trên cả nước, Viện Lúa đóng góp 5 giống.






giaobancaylua
VỀ MIỀN TÂY, CON ĐƯỜNG LÚA GẠO VIỆT NAM , … mãi mãi là suối nguồn tươi trẻ.




oitiengvietnhubunvanhulua
VỀ MIỀN TÂY
Hoàng Kim

Sao anh chưa về miền Tây.
Nơi một góc đời anh ở đó.
Cần Thơ, Sóc Trăng, sông Tiền, Sông Hậu,…
Tên đất tên người chín nhớ mười thương.

Anh hãy về Bảy Núi, Cửu Long,
Nắng đồng bằng miên man bao nỗi nhớ.
Kênh ông Kiệt thương mùa mưa lũ….
Anh có về nơi ấy với em không?.

*

Mình về với đất phương Nam.
Ninh Kiều thắm nước, Sóc Trăng xanh đồng.
Về nơi ấy với em không ?
Bình minh Yên Tử mênh mông đất trời.

Ta đi cuối đất cùng đời
Ngộ ra hạnh phúc thảnh thơi làm Người.




omluagiongcongoc
OM Lúa Giống nẩy mầm xanh, Viện Lúa xây dựng và phát triển, các gương mặt thầy bạn thân thiết, ‘lúa mới vòng tròn nhân quả: hoa lúa – hột lúa bùn ngấu – cây lúa – hạt gạo’, bài học thầm lặng nổ lực vươn tới dâng hiến ngọc cho đời.†††††††††††††††††† Viện Lúa: Huân chương độc lập Hạng I năm 2014, Hạng II năm 2007, Hạng III năm 2002; Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới năm 2000; Giải thưởng phụ nữ Việt Nam 2013 cho tập thể nữ Huân chương lao động Hạng I năm 1996, Hạng II năm 1990, Hạng III năm 1986; Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ 10 nhà khoa học được nhận năm 2000, Giải thưởng  Kovalepskaia.


Học để làm theo Viện Lúa ĐBSCL (Learning by Doing) là tâm nguyện và bài học lớn: Chọn tạo giống lúa siêu xanh thích ứng biến đổi khí hậu Việt Nam (siêu xanh, năng suất cao, chất lượng tốt, ngắn ngày, chịu mặn hạn, ít sâu bệnh, vật liệu khởi đầu); kết nối lúa siêu xanh Việt với CAAS IRRI với Nam Bộ, miền Trung và Tây Nguyên; gắn bó với thầy bạn quý, đồng hành trên con đường lúa gạo Việt Nam.

http://quochoitv.vn/hoat-donglanh-dao-dang-nha-nuoc/2016/6/vien-lua-dbscl-can-tao-ra-cac-giong-lua-thich-ung-voi-bien-doi-khi-hau/127934
††



saothannong

SAO THẦN NÔNG LÚA GẠO VIỆT NAM

Lúa gạo Việt Nam khi dạy và học, chúng ta liên tưởng tới sao Thần Nông trên bầu trời. Thần thoại phương Đông đưa sao Thần Nông vào Thanh Long là một sinh vật đầy sức mạnh nhưng nhân từ, sứ giả báo trước của mùa xuân. Sao Thần Nông là chòm sao Thiên Yết (Scorpius) một trong những chòm sao sáng rõ nhất của 12 chòm sao hoàng đạo, nằm gần chòm sao Thiên Xứng (Libra) trên ‘đường đi của thần mặt trời’. Chòm sao Thần Nông có một ngôi sao cấp I, năm ngôi sao cấp II và mười ngôi sao cấp III. Những ngôi sao sáng này xếp thành hình chữ S (Thiên Yết, Bọ Cạp, Hổ Cáp).
Viện Lúa ĐBSCL là chòm sao Thần Nông trong dãi Ngân Hà lồng lộng vô số sao sáng trời Nam. Suy tư về Gạo Việt “ấp ủ” giấc mơ thương hiệu, tôi tâm đắc nhiều về bài học ‘Dưới đáy đại dương là ngọc’ và thường nghĩ về những người huyền thoại lúa Nam Bộ, trong đó có nhiều người thuộc Viện Lúa ĐBSCL.




Giáo sư bác sĩ Nông học Lương Định Của, anh hùng lao động, giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học kỹ thuật, cuộc đời và sự nghiệp còn mãi với thời gian, với con đường lúa gạo Việt Nam đang tỏa rộng nhiều vùng đất nước, kết nối lớp lớp những dâng hiến lặng lẽ tôn vinh hạt ngọc Việt. Cây lúa Việt Nam nửa thế kỷ nhìn lại (1975- 2019) có tốc độ tăng năng suất vượt trên 1,73 lần so với thế giới. Thành tựu này có cống hiến hiệu quả của nhà bác học nông dân Lương Định Của ở chặng đường đầu của nước Việt Nam mới. Đại Ngãi Trường Khánh Long Phú Sóc Trăng Nam Bộ Việt Nam là quê hương của bác học Lương Định Của. Đó cũng chính là nơi khởi phát và tỏa rộng con đường lúa gạo Việt Nam, thành tựu và bài học lớn. ” Nhất ông Của, nhì chuyên gia, thứ ba chỉ đạo”. Tức là cán bộ thuộc các đoàn chỉ đạo của bộ là nhàn nhất ( lúc đó còn HTX mà, xã viên còn nhàn nữa là.) Đoàn chuyên gia TQ thì vất vả hơn vì các chuyên gia đa phần là nông dân, giỏi thực hành nên cán bộ Việt Nam cũng phải thực hành theo. Còn Viên ông Của thì vất vả nhất, làm theo định mức, nếu việc không có định mức thì phải làm đủ 8 h, theo kẻng.




Hồ Quang Cua gạo thơm Sóc Trăng và Nguyễn Văn Luật lúa OM và OMCS Con đường lúa gạo Việt Nam từ Sóc Trăng kết nối Hậu Giang, Cần Thơ, Viện Lúa và tỏa rộng nhiều vùng đất nước thấp thoáng chân dung năm anh hùng lao động nghề lúa: Giáo sư Nguyễn Văn Luật tác giả chính của cụm công trình lúa OM và OMCS giải thưởng Hồ Chí Minh và chủ biên sách lúa Việt Nam thế kỷ 20 ba tập 1500 trang; kỹ sư Hồ Quang Cua nghiên cứu chọn tạo và phổ biến ứng dụng rộng rãi hàng chục vạn hecta gạo thơm Sóc Trăng trong sản xuất; Giáo sư Võ Tòng Xuân là Thầy Xuân lúa và hệ canh tác, bác Trần Ngọc Hoằng và kỹ sư Trần Ngọc Sương với câu chuyện ‘Dưới đáy đại dương là ngọc‘.




Giáo sư Võ Tòng Xuân, là chuyên gia lúa và hệ canh tác, anh hùng lao động, người con của quê hương Nam Bộ.  Bài học thực tiễn từ người Thầy, lúa sắn Việt Nam tới châu Phi, Việt Nam Châu Phi hợp tác Nam Namthông tin của GMX Consulting về Thầy đã cho thấy một phần những việc mới nhất của thầy lúa độ tuổi trên 80 vẫn tiếp tục đi tới trên con đường giáo dục nông nghiệp.





Hai cha con đều là anh hùng Trần Ngọc Hoàng Trần Thị Sương Dưới đáy đại dương là ngọc‘: “Hậu Giang gió nổi bời bời/ Người ta một nắng, chị thời … Ba Sương/ Theo cha đi mở nông trường/ Sáu mươi tóc vẫn còn vương mùi phèn/ Giữa bùn lòng mở cánh sen/ Thương bao phận khó mà quên phận mình, …” . Sự kiện ngày 15 tháng 8 năm 2009 đến nay trong lòng dân đâu đã quên và chuyện đâu đã khép lại. Hôm bác Năm Hoằng mất, chúng tôi gần như đi suốt đêm từ Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc (Đồng Nai) về Nông trường sông Hậu (Hậu Giang) để kịp viếng bác. Tôi biết ơn bác Năm đã năm lần lội ruộng thăm đồng Trung tâm Hưng Lộc và đã gợi ý cho tôi nhiều điều. Trong đó có một lần bác tặng cho tôi chiếc máy điện thoại di động “Cháu giữ mà dùng, bác mua lại cái khác”, “Thông tin là cần thiết, đừng tiết kiệm quá con ạ !” “Chưa kỹ đâu con đừng vội làm sư” “Bác có chút kinh nghiệm thau chua, rửa phèn, lấn biến” “Hiểu cây và đất thì mới làm ra được giống mới con ạ !” “Phải sản xuất kinh doanh khép kín mới khá được” “Dưới đáy đại dương là ngọc !”. Những bài học của bác Năm và chị Ba đã giúp chúng tôi rất nhiều. Tôi mắc nợ câu chuyện này đã nhiều năm. Tôi chỉ neo được một cái tựa đề  và ít tên người để thỉnh thoảng nhớ lại. Kể về họ là sự chiêm nghiệm một đời. Chúng ta chắc vẫn còn nhớ câu chuyện “Hai cha con đều là anh hùng” và Trở lại nụ cười Ba Sương Lâu nay chúng ta đã xúc động nhiều với cuộc đời bất hạnh của chị Ba Sương nhưng hình như việc “tích tụ ruộng đất” “lập quỹ trái phép”, và “xây dựng nông trại điển hình” của Nông trường sông Hậu thời bác Năm Hoằng và chị Ba Sương cho đến nay vẫn chưa được nghiên cứu thấu đáo để rút ra những bài học sâu sắc về tầm nhìn, quan điểm, cách đầu tư khép kín trong nông nghiệp. Bác Năm đã yên nghĩ, chị ba Sương kêu án tù 8 năm và được thả. Người đương thời chưa thể mổ xẻ và phân tích đúng sai về cách “lập quỷ trái phép” và “tích tụ ruộng đất” nhưng nếu khép lại điều này thì không thể nói rõ nhiều việc và cũng không đúng tâm nguyện của những bậc anh hùng trượng nghĩa Nam Bộ đã quyết liệt dấn thân trọn đời cho sự nghiệp và niềm tin ấy.
†††††††††††††††
Mỗi người chúng ta chỉ nhỏ nhoi thôi trong sự trường tồn và đi tới mãi của dân tộc. Nhưng tôi nhớ và tôi tin câu nói của Nguyễn Khải: “Tôi viết vậy thì tôi tồn tại“.“Viết văn không chỉ do nhu cầu kiếm sống, viết văn cũng không chỉ do những bức xúc khôn khuây của cá nhân, mà viết còn là mong muốn được trao trở về với cái vô hạn”.





ThayQuyennghenongcuachungtoi

Giáo sư Mai Văn Quyền, Thầy Quyền nghề nông của chúng tôi, là chuyên gia thâm canh lúa và nghiên cứu phát triển hệ thống nông nghiệp bền vững. Thầy trên 80 xuân mà vẫn phong độ, vui vẻ lội đồng và họp bạn nhà nông. Ảnh thầy Quyền cùng với thứ trưởng Lê Quốc Doanh ở Cần Thơ.†




Thứ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phó Giáo sư tiến sĩ Bùi Bá Bổng và vợ là Phó Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Thị Cúc Hòa đều là chuyên gia chọn giống và công nghệ sinh học cây lúa. Ảnh Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT (thứ hai từ bên phải) và anh hùng lao động Hồ Quang Cua (thứ nhất bên trái) trong hội thảo đầu bờ trên cánh đồng mẫu lớn.



Ảnh Phó Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Thị Cúc Hòa Viện Lúa ĐBSCL tiếp thầy trò lúa Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh




GS.TS. Nguyễn Thị Lang (người ở giữa thứ hai phải qua) là một trong những nhà khoa học nữ tiêu biểu của Việt Nam, trưởng phòng công nghệ sinh học, Trường đại học An Giang và Trường đại học Cửu Long, giáo sư bộ môn di truyền và chọn giống cây trồng, Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long.




nguyenthilang-omluagiongcongoc
Giáo sư Lang trong hơn 25 năm qua (1990-2016) đã chọn tạo và đưa vào sản xuất  thành công được 31 giống lúa tốt và 16 quy trình kỹ thuật canh tác đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống và tiến bộ kỹ thuật được áp dụng rộng rãi tại các tỉnh phía Nam, chủ yếu và vùng Đồng Đằng Sông Cửu Long. Chị cũng đã công bố trong nước và quốc tế trên 110 bài báo khoa học, xuất bản nhiều sách chuyên khảo và sách phổ thông nghề lúa, hướng dẫn nhiều thạc sĩ, tiến sĩ , thực hiện nghiên cứu giảng day và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp trong các chuyên ngành nông học, công nghệ sinh học, di truyền và chọn giống cây trồng. †††††††††††


GS.TS Nguyễn Thị Lang sinh năm 1957 tại Bến Tre, nguyên là sinh viên Đại học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh niên khóa 1974-1979. Sau đó, từ cuối năm 1979 đến đầu năm 2006,  chị lần lượt làm cán bộ,  phó trưởng phòng kế hoạch khoa học Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Bến Tre, tiếp đấy làm nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Viện Khoa học Việt Nam năm 1990-1994, bảo vệ luận án tiến sĩ năm 1994, làm thực tập sinh sau tiến sĩ về di truyền phân tử tại Viện Lúa Quốc tế (IRRI) tại Philippine từ năm 1996-1998, tham gia nghiên cứu bản đồ gen QTL giống lúa chống chịu mặn tại Trung tâm Khoa học Nông nghiệp Quốc tế (JIRRCAS). Từ đầu năm 2006 đến nay, chị làm Trưởng bộ môn Di truyền và Chọn giống Viện Lúa ĐBSCL. GS.TS Nguyễn Thị Lang ngoài sự đam mê và thành công trong nghiên cứu giảng dạy khoa học cây lúa, cũng có nhiều thành công trong nghiên cứu genome cây đậu tương, đậu xanh, cây ăn trái, cây thuốc nam, ngô, lạc, hoa… nghiên cứu phát hiện các gen ứng cử viên cho mục tiêu chống chịu khô hạn, phèn, mặn, ngập úng và gen kháng sâu bệnh hại, góp phần nâng cao phẩm chất nông sản và phục vụ cho phát triển an toàn lương thực. Chị cũng dành nhiều thời gian cho công tác giảng dạy tại các trường đại học An Giang, Cần Thơ, Mekong, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tham gia nhiều hội nghị hội thảo đầu bờ với nông dân với bước chân trải nghiệm rộng khắp nhiều vùng đất nước .††††††††††




Giáo sư Bùi Chí Bửu và vợ là giáo sư Nguyễn Thị Lang đều là chuyên gia di truyền và chọn giống lúa. “Lang Bửu lúa” đều chung niềm đam mê cây lúa và đều đạt những thành tựu khoa học thật đáng ngưỡng mộ. Viện Lúa ĐBSCL còn nhiều câu chuyện dâng hiến lặng lẽ và nhiều bài học thành công khác nhưng chỉ với năm diện mạo tiêu biểu “Thầy Luật lúa”, ‘Bổng Hòa lúa’, “Lang Bửu lúa” chúng ta đã có năm câu chuyện đời thường huyền thoại lúa dầy dặn của những gương sáng nghị lực tâm huyết mẫu mực giữa đời thường.


Bốn mươi năm Viện Lúa chặng đường phát triển hạt ngọc Việt đã trãi qua biết bao vinh quang nhưng cũng biết mấy nhọc nhằn. Viện Lúa nằm ở giữa tâm điểm của những  của những kết nối hợp tác mà cho đến nay chúng ta vẫn thiếu những bài viết kể lại những câu chuyện và đánh giá về những thầy bạn thân thiết đã làm nên những điều kỳ vĩ ấy.

Ông Nguyễn Minh Nhị là cựu Chủ tịch tỉnh An Giang là lá cờ đầu của sản lượng năng suất và diện tích lúa cao nhất Việt Nam. Ông Bảy Nhị là người đặc biệt tâm huyết với cây lúa nơi An Giang là tỉnh dẫn đầu xuất khẩu gạo Việt Nam. Cuộc đời của những ngôi sao Thần Nông đất Việt gắn bó trọn đời với cây lúa và hạt gạo Việt thật tuyệt vời. ††
Dưới đáy đại dương là Ngọc.




kdm105km981
BẢY NHỊ KÊNH ÔNG KIỆT VÀ TÔI

Tôi ngắm các bức ảnh Bảy Nhị kênh ông Kiệt và tôi , đọc lại trang văn cũ của chính mình mà xúc động ứa nước mắt nghĩ về một thời và một lớp người. Tôi nhờ ơn tri ngộ ‘cầu hiền’ của ông Bảy và sự dẫn dắt trước đó của giáo sư Mai Văn Quyền, giáo sư Nguyễn Văn Luật, giáo sư Võ Tòng Xuân, giáo sư Đào Thế Tuấn trong Chương trình Hệ thống Canh tác Việt Nam với lối Học để Làm (Learning by Doing) rất thiết thực và bài học hợp tác thân thiện giữa Viện Lúa ĐBSCL với Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Cần Thơ, Nông trường Sông Hậu, Trung tâm Giống Cây trồng Sóc Trăng, Trung tâm Giống và Kỹ thuật Cây trồng Phú Yên, …mà chúng tôi đã vượt lên chính mình, đạt được những thành tựu và cống hiến tốt hơn cho sản xuất.


Tôi đã có giới thiệu vắn tắt về ông Bảy Nhị tại câu chuyện “Bảy Nhị kênh ông Kiệt và tôi“, :Ông Bảy Nhị tên thật là Nguyễn Minh Nhị, nguyên chủ tịch tỉnh An Giang. Ông vừa có bài viết “Gửi anh Nguyễn Bá Thanh: Phút 89…” đăng trên báo Tuổi trẻ Chủ Nhật, đang làm dư luận sững sờ vì hay và thật. Trước đó, ông Bảy cũng có bài viết “Giá lúa nằm ngoài hạt gạo” mà tôi đã chọn đưa vào bài giảng cây lúa. Suy tư về thương hiệu gạo Việt không thể không nhắc tới ông Bảy.

Bạn xuống An Giang hỏi ông Bảy Chủ tịch ai cũng biết. Tôi gọi trõng tên ông biết là không phải nhưng với tôi thì ông tuy còn khỏe và đang sống sờ sờ nhưng đã là người lịch sử, tựa như Mạc Cữu, Mạc Thiên Tích xưa, oai chấn Hà Tiên góp sức mộ dân mở cõi, làm phên dậu đất phương Nam của dân tộc Việt. Ông Bảy là nhân vật lịch sử trong lòng tôi.

Tôi có một kỷ niệm quí rất khó quên. Ông Bảy Nhị ba lần lặn lội lên Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc tìm tôi là giám đốc Trung tâm để hỏi cách đưa cây gì vào khai hoang phục hóa hiệu quả cho vùng đất hoang hóa Tri Tôn, Tịnh Biên. Ông đồng tình với tôi việc ứng dụng canh tác giống lúa thơm Khao Dawk Mali 105 (KDM 105) nhưng trồng cây gì luân canh lúa hiệu quả trong các tháng mùa khô thì đó vẫn là bài toán khó?

Mờ sớm một ngày đầu tháng mười một. Trời se lạnh. Nhà tôi có chim về làm tổ. Buổi khuya, tôi mơ hồ nghe chim khách líu ríu lạ trên cây me góc vườn nên thức dậy. Tôi bước ra sân thì thấy một chiếc xe ô tô đậu và cậu lái xe đang ngủ nướng. Khi tôi ra, cậu lái xe thức dậy nói: “Chú Bảy Nhị, chủ tịch tỉnh An Giang lên thăm anh nhờ tuyển chọn giống mì ngắn ngày để giúp An Giang né lũ. Đợt trước chú đã đi cùng chú Tùng (là ông Lê Minh Tùng sau này làm Phó Chủ Tịch Tỉnh, Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang) lên làm việc với anh rồi. Nay mì đã được năm tháng tuổi, chú muốn lên coi kỹ ở trên ruộng xem củ to bằng ngần nào. Chú Bảy giờ hành chính bận họp nên thăm sớm. Đến nhà anh, thấy sớm quá chú ngại nên ra thẳng ngoài đồng rồi, nhờ tui đón anh ra sau”.

Tôi giật mình nghĩ: “Cái ông này không thể xạo được. Mình nói là có giống mì bảy tháng. Năm tháng ông lên kiểm tra đồng ruộng nhổ thử, thiệt chu đáo. Ông thật biết cách kiểm tra sâu sát”. Chợt dưng tôi nhớ đến MỘT LỐI ĐI RIÊNG của Bác Hồ trong thơ Hải Như: “ Chúng ta thích đón đưa/ Bác Hồ không thích/ Đến thăm chúng ta Bác Hồ thường “đột kích”/ Chữ “đột kích” vui này Người nói lại cùng ta/ Và đường quen thuộc/ Bác chẳng đi đâu/ Đường quen thuộc thường xa/ Bác hiện đến bằng lối tự tìm ra:/ Ngắn nhất/ Bác không muốn giẫm lên mọi đường mòn có sẵn/ Khi đích đã nhắm rồi/ Người luôn luôn tạo cho mình:/ Một lối đi riêng”. Sau này hiếm có đồng chí lãnh đạo nào học được cách làm như Bác. Họ đi đâu đều thường xếp lịch hành chính và đưa đón đàng hoàng, chẳng cần một lối đi riêng. Tôi thầm chợt cảm phục ông Bảy.†



tritonangiang

SUY TƯ VỀ THƯƠNG HIỆU GẠO VIỆT
Đầu xuân Đinh Dậu 2017, ông Bảy Nhị đã viết thư cho tôi : “Hoàng Kim thân mến. Sang năm mới, nhìn lại năm cũ, thấy giống khoai mì của Hoàng Kim củ to và nhiều quá chừng. Phải hồi anh Bảy có Nhà máy tinh bột Lương An Trà thì mê hết hồn với giống nầy rồi. Chúc mừng Hoàng Kim nhé! Nhân đây anh trích gởi đoạn nhật ký mới nhất ghi lại sự kiên anh đến xã Vĩnh Phước huyện Tri Tôn trên vùng đất “rún phèn” Tứ giác Long Xuyên của An Giang mà Chánh phủ điều chỉnh địa giới cho An Giang hơn 20 năm trước. Nơi này, Ngô Vi Nghĩa và anh em Nông trường Khoai mì Afiex đã cực khổ khai hoang làm rõ phèn, chuyển đổi vùng đất hoang hóa, phèn nặng, thành nơi canh tác giống lúa thơm Khao Dawk Mali 105 (KDM 105) luân canh với giống khoai mì ngắn ngày né lũ KM98-1. Cho đến nay, sau 20 năm vùng này đã  thành cánh đồng trù phú. Anh hay quay về kỷ niệm cũ, những nơi ngày xưa cực khổ để tìm lại dấu tích cái đẹp của hồn người! Thân thiết, Bảy Nhị

Ông Bảy Nhị trích Nhật ký đầu xuân 2017, đã viết:  “Ngày 30-12-2016 dự “ngày hội thu hoạch lúa mùa nổi lần 3” với bà con xã Vĩnh Phước (Tri Tôn) trên vùng đất “rún phèn” Tứ giác Long Xuyên của An Giang mà Chánh phủ điều chỉnh địa giới cho An Giang hơn 20 năm trước. Đồng ruộng kiến thiết khá hiện đại, đi lại bằng xe máy không bị cách trở, đất, nước không còn màu phèn, lúa Thần nông xanh tươi ước chừng năng suất trên 6 tấn/ha. Đất nầy trước chưa từng được canh tác vì là cái “rún phèn”. Nay sản xuất lúa Thần nông trên vùng đất khai hoang trồng khoai mì, đất được rõ phèn, ngọt hóa sau khi Nông trường của Nhà máy tinh bột Công ty AFIEX đã giải thể năm 2004. Khi lúa gạo thừa, lúa bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, người dân theo gợi ý của thị trường chuyển qua sản xuất lúa mùa nổi từ năm 2014. Nhưng không dễ! Năm trước nước nhỏ, chuột phá đến gần như mất giống, năm nay lại bị bịnh đạo ôn cổ bông, cháy lá, bạc bông, lem lép hạt … như lúa Thần nông, nhưng không dám xài thuốc, vì như vậy thì không ai mua. Hiện còn duy trì sản xuất 30 ha trong vùng theo mô hình một vụ lúa mùa, một vụ màu trên nền rạ. Đứng trên ruộng lúa mùa nổi đang vào thu hoạch, bồi hồi nhớ lại cũng trên cánh đồng nầy, 56 năm về trước (12-1960), tôi một mình suy nghĩ một mình đi”, đi qua cánh đồng lúa mùa cũng đang vào mùa gặt thế nầy đến ngọn núi trước mặt  –  Núi Dài Vạn Liên – Bây giờ, ngọn núi sau lưng tôi trong tấm hình nầy. Trong ảnh, tôi đang hỏi người gặt thì được biết công cắt 140 kg lúa/ha, và đám lúa nầy năng suất chừng 1,4 tấn/ha. Hỏi giá bán chưa ai biết. Nhưng báo An Giang (02-01-17) đăng bài về sự kiện nầy nói giá 14.000đ/kg do Tổ chức phi lợi nhuận Đức mua (giá lúa IR 50404 giá 4.500đ/kg). Một bài toán chuyển dịch cơ cấu sản xuất không dễ! Tôi buồn vì mình không còn có điều kiện cùng bà con tháo gở khó khăn trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất mà tôi tin rằng nếu làm thì tôi sẽ làm được như những năm Đổi mới 1988 –  2004 tôi đã cùng làm với bà con nông dân trên cương vị Giám đốc Sở Nông nghiệp, Phó Chủ tịch phụ trách Nông nghiệp rồi Chủ tịch – Vực dậy nông nghiệp An Giang 2002 – 2004 rồi mới về hưu, kết thúc phút 89’ – Một chặng đường!” “Con đường qua, lúc ban đầu do ta định hướng và bước đi thế nào đó mà kết quả thu được và hệ quả phải nhận là rất bất cập! Ta thi đua làm cho ra năng suất, sản lượng cao nhất mà không quan tâm môi trường thiên nhiên trong lành bị nhiễm hóa chất nông dược, thiên địch không còn, cá tôm, chim thú bị tận diệt, bây giờ quay lại sản xuất hữu cơ trong điều kiện cân bằng tự nhiên không còn không khác nào đi tìm “hành tinh mới”! Khó hơn là trong lòng người đã mất chữ TIN thì làm sao trị căn bịnh “dối trá” đang thành” đại dịch”? Hơn 20 năm xuất khẩu gạo mà gạo không có tên thương hiệu, thì tái cơ cấu cái gì đây cho có chữ TÍN?



HoangKim35

Vietnamese food paradise
KimYouTube

Trở về trang chính

Hoàng Kim  Ngọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sống  Kim on LinkedIn  Kim on Facebook  KimTwitter  hoangkim vietnam 

Trở về đầu trang
Gạo Việt chất lượng và thương hiệu
  Con đường lúa gạo Việt Nam.
 

Em ơi em, can đảm bước chân lên


Nguyễn Khoa Tịnh

Thầy ước mong em
noi gương Quốc Tuấn


Đọc thơ em, tim tôi thắt lại 
Lòng nghẹn ngào, nước mắt chảy rưng rưng 
Nửa xót xa nhưng nửa lại vui mừng 
Xót xa vì đời em còn thơ dại 
Mới tuổi thơ mà cuộc đời đầy khổ ải 
Mới biết cười đã phải sống mồ côi 
Như chiếc thuyền giữa biển tự trôi 
Như chiếc lá bay về nơi vô định 
“Bụng đói” viết ra thơ em vịnh: 

“Cơm ngày một bữa sắn trộn khoai 
Có biết lòng ta bấy hỡi ai? 
Vơi vơi lòng dạ, cồn cào bụng 
Kể chi no đói, mặc ngày dài” 


Phải! 
Kể chi no đói mặc ngày dài 
Rất tự hào là thơ em sung sức 
Rất tự hào là em tôi đầy nghị lực 
Đã hiển lộ mình qua “Cái chảo rang” 

“Trung dũng ai bằng cái chảo rang 
Lửa to mới biết sáp hay vàng 
Xào nấu chiên kho đều vẹn cả 
Chua cay mặn ngọt giữ an toàn 
Ném tung chẳng vỡ như nồi đất 
Quăng bừa xó bếp vẫn nằm ngang 
Tốt đẹp đâu cần danh tiếng hão 
Bạn cùng lửa đỏ, nóng chang chang”


Phải! 
Lửa to mới biết sáp hay vàng! 
Em hãy là vàng, 
Mặc ai chọn sáp! 
Tôi vui sướng cùng em 
Yêu giấc “Ngủ đồng” 
Hiên ngang khí phách: 

“Sách truyền sướng nhất chức Quận công 
Ta sướng khi ra ngủ giữa đồng 
Lồng lộng trời hè muôn làn gió 
Đêm thanh sao sang mát thu không 
Nằm ngữa ung dung như khanh tướng 
Lấy mấy vần thơ tỏ nỗi lòng 
Tinh tú bao quanh hồn thời đại 
Ngủ đồng khoan khoái ngắm gương trong” 


Tôi biết chí em khi "Qua đèo Ngang” 
Ung dung xướng họa với người anh hùng 
Đã làm quân thù khiếp sợ: 

“Ta đi qua đèo Ngang 
Cũng gặp Người trèo qua núi hiểm 
Đỉnh dốc chênh vênh 
Xe mù bụi cuốn 
Có lẽ thiên nhiên đã định bao giờ 
Một dãy Hoành Sơn bát ngát trận đồ 
Điệp điệp núi cao 
Trùng trùng rừng thẳm. 
Người thấy 
Súng gác trời xanh 
Gió lùa biển lớn 
Nông dân rộn rịp đường vui 
Thanh Quan nàng nhẽ có hay 
Cảnh mới đã thay cảnh cũ. 
Ta hay 
Máu chồng đất đỏ 
Mây cuốn dặm khơi 
Nhân công giọt giọt mồ hôi 
Hưng Đạo thầy ơi có biết 
Người nay nối chí người xưa 

Tới đây 
Nước biếc non xanh 
Biển rộng gió đùa khuấy nước 
Đi nữa 
Đèo sâu vực thẳm 
Núi cao mây giỡn chọc trời 

Nhớ thù nhà, luống thẹn làm trai 
Thương dân nước, thà sinh phận gái 
“Hoành Sơn cổ lũy” 
Hỏi đâu dấu tích phân tranh? 
Chỉ thấy non sông 
Lốc cuốn, bốn phương sấm động. 

Người vì việc nước ra đi 
Ta muốn cứu dân nên thăm trận thế 
Điều không hẹn mà xui gặp mặt 
Vô danh lại gặp hữu danh 
Cuộc đời dài ắt còn sẽ gặp nhau 
Nay hội ngộ giữa đỉnh cao trời đất 
Anh em ta ngự trên xe đạp 
Còn Người thì lại đáp com măng 
Đường xuyên sơn 
Anh hùng gặp anh hùng 
Nhìn sóng biển Đông 
Như ao trời dưới núi. 

Xin kính chào 
Bậc anh hùng tiền bối 
Ta ngưỡng mộ Người 
Và tỏ chí với non sông 
Mẹ hiền ơi! 
Tổ Quốc ơi! 
Xin tiếp bước anh hùng!” 


Hãy cố lên em! 
Noi gương danh nhân mà lập chí 
Ta với em 
Mình hãy kết thành đôi tri kỷ! 
Đất Quảng Trạch này đâu kém Nam Dương 
Tôi tự hào bài “Tỏ chí” của em: 

"Quốc Tuấn ngày xưa chí vững bền 
Thù nhà, nợ nước chẳng hề quên 
Đến bữa quên ăn, đêm quên ngủ 
Thương dân, yêu nước quyết báo đền 
Văn hay thu phục muôn người Việt 
Võ giỏi kinh hồn lũ tướng Nguyên 
Mươi năm sau nữa ơi ông Tuấn 
Nối chí ông, nay cháu tiến lên!” 


Tôi thương mến em 
Đã chịu khó luyện rèn 
Biết HỌC LÀM NGƯỜI ! 
Học làm con hiếu thảo. 
Mười lăm tuổi đã “Tập làm thầy giáo” 

Vui gì hơn buổi đầu làm thầy giáo 
Của lớp vở lòng đất mẹ yêu thương 
Trưa nắng luyến các em cùng đến lớp 
Giọng líu lo như chim hót ven đường. 

Đứng trước các em tuổi nhỏ đáng yêu 
Mà đã tưởng tới bao nhiêu người lớn 
Nghe em đọc giọng thanh thanh dễ mến 
Mà đã nghe đất nước xuyến xao mình!


Tổ Quốc đang chờ em phía trước. 
Em ơi em, can đảm bước chân lên!

1970