Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2012

Đọc lại Hiểu đời


DẠY VÀ HỌC. Tôi đọc lại "Đọc Hiểu đời của Chu Dung Cơ". Đây là một trong số những bài viết được nhiều người xem. Đọc lại càng thấm thía lời ông: “ Người hiểu đời rất quý trọng và biết thưởng thức những gì mình đã có, và không ngừng phát hiện thêm ý nghĩa của nó, làm cho cuộc sống vui hơn, giàu ý nghĩa hơn. Cần có tấm lòng rộng mở, yêu cuộc sống và thưởng thức cuộc sống, trông lên chẳng bằng ai, trông xuống chẳng ai bằng mình, biết đủ thì lúc nào cũng vui. Tập cho mình nhiều đam mê, vui với chúng không biết mệt, tự tìm niềm vui. Tốt bụng với mọi người, vui vì làm việc thiện, lấy việc giúp người làm niềm vui… Ghế cao chẳng bằng tuổi thọ cao, tuổi thọ cao chẳng bằng niềm vui thanh cao…’’. "Lời bình của Thung Dung", "Con chim ngập trong đống phân" và "Bàng Đức mang quan tài ra trận" cũng là những chuyện cực ngắn thú vị.

ĐỌC "HIỂU ĐỜI" CỦA CHU DUNG CƠ

Ngoc Phuong Nam Posted on 26.09.2010

NGỌC PHƯƠNG NAM. Dạy và học Thung dung đã đạt một triệu lượt người đọc. Trong đó Đọc Hiểu đời của Chu Dung Cơ là một trong số những bài viết được nhiều người xem. Tôi đọc lại bài này và càng thấm thía lời ông: “ Người hiểu đời rất quý trọng và biết thưởng thức những gì mình đã có, và không ngừng phát hiện thêm ý nghĩa của nó, làm cho cuộc sống vui hơn, giàu ý nghĩa hơn. Cần có tấm lòng rộng mở, yêu cuộc sống và thưởng thức cuộc sống, trông lên chẳng bằng ai, trông xuống chẳng ai bằng mình , biết đủ thì lúc nào cũng vui. Tập cho mình nhiều đam mê, vui với chúng không biết mệt, tự tìm niềm vui. Tốt bụng với mọi người, vui vì làm việc thiện, lấy việc giúp người làm niềm vui… Ghế cao chẳng bằng tuổi thọ cao, tuổi thọ cao chẳng bằng niềm vui thanh cao…’’

HIỂU ĐỜI

Chu Dung Cơ

Tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già. Chẳng dám nói hiểu hết mọi lẽ nhân sinh nhưng chỉ có hiểu đời thì mới sống thanh thản, sống thoải mái.

Qua một ngày mất một ngày.
Qua một ngày vui một ngày.
Vui một ngày lãi một ngày

Hạnh phúc do mình tạo ra. Vui sướng là mục tiêu cuối cùng của đời người, niềm vui ẩn chứa trong những sự việc vụn vặt nhất trong đời sống, mình phải tự tìm lấy. Hạnh phúc là cảm giác, cảm nhận, điều quan trọng là ở tâm trạng

Tiền không phải là tất cả nhưng không phải không là gì. Đừng quá coi trọng đồng tiền, càng không nên quá so đo, nếu hiểu ra thì sẽ thấy nó là thứ ngoại thân, khi ra đời chẳng mang đến, khi chết chẳng mang đi.

Nếu có người cần giúp, rộng lòng mở hầu bao, đó là một niềm vui lớn.
Nếu dùng tiền mua được sức khỏe và niềm vui thì tại sao không bỏ ra mà mua? Nếu dùng tiền mà mua được sự an nhàn tự tại thì đáng lắm chứ!

Người khôn biết kiếm tiền biết tiêu tiền.
Làm chủ đồng tiền, đừng làm tôi tớ cho nó

“Quãng đời còn lại càng ngắn thì càng phải làm cho nó phong phú”. Người già phải thay đổi quan niệm cũ kỹ đi, hãy chia tay với “ông sư khổ hạnh”, hãy làm “con chim bay lượn”. Cần ăn thì ăn, cần mặc thì mặc, cần chơi thì chơi, luôn luôn nâng cao chất lượng cuộc sống, hưởng thụ những thành quả công nghệ cao, đó mới là ý nghĩa sống của tuổi già.

Tiền bạc là của con, địa vị là tạm thời, vẻ vang là quá khứ, sức khỏe là của mình.

Cha mẹ yêu con là vô hạn; con yêu cha mẹ là có hạn,

Con ốm cha mẹ buồn lo; cha mẹ ốm con nhòm một chút hỏi vài câu là thấy đủ rồi.

Con tiêu tiền cha mẹ thoải mái; cha mẹ tiêu tiền con chẳng dễ.

Nhà cha mẹ là nhà con; nhà con không phải là nhà cha mẹ.

Khác nhau là thế, người hiểu đời coi việc lo liệu cho con là nghĩa vụ, là niềm vui, không mong báo đáp.

Chờ báo đáp là tự làm khổ mình.

Ốm đau trông cậy ai? Trông cậy con ư? Nếu ốm dai dẳng chẳng có đứa con có hiếu nào ở bên giường đâu (cửu bệnh sàng tiền vô hiếu tử). Trông vào bạn đời ư? Người ta lo cho bản thân còn chưa xong, có muốn đỡ đần cũng không làm nổi.

Trông cậy vào đồng tiền ư? Chỉ còn cách ấy.

Cái được, người ta chẳng hay để ý; cái không được thì nghĩ nó to lắm, nó đẹp lắm. Thực ra sự sung sướng và hạnh phúc trong cuộc đời tùy thuộc vào sự thưởng thức nó ra sao. Người hiểu đời rất quý trọng và biết thưởng thức những gì mình đã có, và không ngừng phát hiện thêm ý nghĩa của nó, làm cho cuộc sống vui hơn, giàu ý nghĩa hơn.

Cần có tấm lòng rộng mở, yêu cuộc sống và thưởng thức cuộc sống, trông lên chẳng bằng ai, trông xuống chẳng ai bằng mình (tỷ thượng bất túc tỷ hạ hữu dư), biết đủ thì lúc nào cũng vui (tri túc thường lạc).

Tập cho mình nhiều đam mê, vui với chúng không biết mệt, tự tìm niềm vui.
Tốt bụng với mọi người, vui vì làm việc thiện, lấy việc giúp người làm niềm vui. Con người ta vốn chẳng phân biệt giàu nghèo sang hèn, tận tâm vì công việc là coi như có cống hiến, có thể yên lòng, không hổ thẹn với lương tâm là được. Huống hồ nghĩ ra, ai cũng thế cả, cuối cùng là trở về với tự nhiên. Thực ra ghế cao chẳng bằng tuổi thọ cao, tuổi thọ cao chẳng bằng niềm vui thanh cao.

Quá nửa đời người dành khá nhiều cho sự nghiệp, cho gia đình, cho con cái, bây giờ thời gian còn lại chẳng bao nhiêu nên dành cho mình, quan tâm bản thân, sống thế nào cho vui thì sống, việc nào muốn thì làm, ai nói sao mặc kệ vì mình đâu phải sống vì ý thích hay không thích của người khác, nên sống thật với mình.

Sống ở trên đời không thể nào vạn sự như ý, có khiếm khuyết là lẽ thường tình ở đời, nếu cứ chăm chăm cầu toàn thì sẽ bị cái cầu toàn làm cho khổ sở. Chẳng thà thản nhiên đối mặt với hiện thực, thế nào cũng xong.

Tuổi già tâm không già, thế là già mà không già; Tuổi không già tâm già, thế là không già mà già. Nhưng xử lý một vấn đề thì nên nghe già.

Sống phải năng hoạt động nhưng đừng quá mức. Ăn uống quá thanh đạm thì không đủ chất bổ; quá nhiều thịt cá thì không hấp thụ được. Quá nhàn rỗi thì buồn tẻ; quá ồn áo thì khó chịu…. Mọi thứ đều nên “vừa phải”.

Người ngu gây bệnh (hút thuốc, say rượu, tham ăn tham uống…).
Người dốt chờ bệnh (ốm đau mới đi khám chữa bệnh).
Người khôn phòng bệnh (chăm sóc bản thân, chăm sóc cuộc sống).

Chất lượng cuộc sống của người già cao hay thấp chủ yếu tùy thuộc vào cách tư duy, tư duy hướng lợi là bất cứ việc gì đều xét theo yếu tố có lợi, dùng tư duy hướng lợi để thiết kế cuộc sống tuổi già sẽ làm cho tuổi già đầy sức sống và sự tự tin, cuộc sống có hương vị; tư duy hướng hại là tư duy tiêu cực, sống qua ngày với tâm lý bi quan, sống như vậy sẽ chóng già chóng chết.

Khát mới uống, đói mới ăn, mệt mới nghỉ, thèm ngủ mới ngủ, ốm mới khám chữa bệnh … Tất cả đều là muộn.

Chơi là một trong những nhu cầu cơ bản của tuổi già, hãy dùng trái tim con trẻ để tìm cho mình một trò chơi ưa thích nhất, trong khi chơi hãy thể nghiệm niềm vui chiến thắng, thua không cay, chơi là đùa. Về tâm và sinh lý, người già cũng cần kích thích và hưng phấn để tạo ra một tuần hoàn lành mạnh

“Hoàn toàn khỏe mạnh”, đó là nói thân thể khỏe mạnh, tâm lý khỏe mạnh và đạo đức khỏe mạnh. Tâm lý khỏe mạnh là biết chịu đựng, biết tự chủ, biết giao thiệp; đạo đức khỏe mạnh là có tình thương yêu, sẵn lòng giúp người, có lòng khoan dung, người chăm làm điều thiện sẽ sống lâu.

Con người là con người xã hội, không thể sống biệt lập, bưng tai bịt mắt, nên chủ động tham gia hoạt động công ích, hoàn thiện bản thân trong hoạt động xã hội, thể hiện giá trị của mình, đó là cuộc sống lành mạnh.

Cuộc sống tuổi già nên đa tầng đa nguyên, nhiều màu sắc, có một hai bạn tốt thì chưa đủ, nên có cả một nhóm bạn già, tình bạn làm đẹp thêm cuộc sống tuổi già, làm cho cuộc sống của bạn nhiều hương vị, nhiều màu sắc.

Con người ta chịu đựng, hóa giải và xua tan nỗi đau đều chỉ có thể dựa vào chính mình. Thời gian là vị thầy thuốc giỏi nhất. Quan trọng là khi đau buồn bạn chọn cách sống thế nào.

Tại sao khi về già người ta hay hoài cựu (hay nhớ chuyện xa xưa)? Đến những năm cuối đời, người ta đã đi đến cuối con đường sự nghiệp, vinh quang xưa kia đã trở thành mây khói xa vời, đã đứng ở sân cuối, tâm linh cần trong lành, tinh thần cần thăng hoa, người ta muốn tim lại những tình cảm chân thành. Về lại chốn xưa, gặp lại người thân, cùng nhắc lại những ước mơ thuở nhỏ, cùng bạn học nhớ lại bao chuyện vui thời trai trẻ, có như vậy mới tìm lại được cảm giác của một thời đầy sức sống. Quý trọng và được đắm mình trong những tình cảm chân thành là một niềm vui lớn của tuổi già.

Nếu bạn đã cố hết sức mà vẫn không thay đổi tình trạng không hài lòng thì mặc kệ nó! Đó cũng là một sự giải thoát. Chẳng việc gì cố mà được, quả ngắt vội không bao giờ ngọt. Sinh lão bệnh tử là quy luật ở đời, không chống lại được. Khi thần chết gọi thì thanh thản mà đi. Cốt sao sống ngay thẳng không hổ thẹn với lương tâm và cuối cùng đặt cho mình một dấu chấm hết thật tròn.

Lời bình của Hoàng Kim

THUNG DUNG. Chu Dung Cơ khi lên nhậm chức thủ tướng Trung Quốc, trước họa tham nhũng và chống đối, ông đã làm “Bàng Đức mang quan tài ra trận”. Dịp đó, chuyện cực ngắn Trung Quốc loan truyền câu chuyện vui “Con chim ngập trong đống phân”. Không hiểu sao, liên tưởng thân phận của những người bị vùi dập trong cách mạng văn hóa nay nhờ ơn tri ngộ của Đặng Tiểu Bình kéo lên từ tủi nhục, tôi lại thấy lo cho ông. Liệu ông có quá “đại ngôn” để rước họa vào thân. Sau này, khi thấy ông xuất xử đúng mực, hợp lý,”dĩ công vi thượng” (đặt việc công lên trên) “tận nhân lực” (làm hết mình) và khéo lui đúng lúc thì mới thấy ông quả là người hiểu đời. Vương Mông, người cùng thời với ông, viết “Triết lý nhân sinh của tôi” dài mà không thừa. Ông (Chu Dung Cơ) thì viết “Hiểu đời” ngắn mà không thiếu. Tôi thích nhất câu” Quý trọng và được đắm mình trong những tình cảm chân thành là một niềm vui lớn”. Nhưng sao ông lại chỉ nói đến người già trong khi những lời ông đáng suy ngẫm cho lớp trẻ lắm chứ ?.

BÀNG ĐỨC MANG QUAN TÀI RA TRẬN

Bàng Đức và Mã Đại là những tướng giỏi của Mã Siêu. Trước đó, Mã Siêu trả thù cho cha là Mã Đằng bị Tào Tháo giết hại đã khởi binh Tây Lương cùng Hàn Toại là người em kết nghĩa của cha đánh thắng Tào Tháo nhiều trận lừng lẫy nhờ sự dũng cảm thiện chiến. Sau vì Mã Siêu bị trúng kế ly gián của Tào Tháo nên thua. Mã Siêu rốt cục lại rơi vào kế của Khổng Minh nên cùng Mã Đại về hàng Lưu Bị. Bàng Đức thế cô buộc phải hàng Tào Tháo.

Từng trãi chiến trân và biết dung nạp nhân tài, Tào Tháo đã không phân biệt đối xử mà trọng đãi Bàng Đức hết mực. Bàng Đức cảm ơn tri ngộ của Tào Tháo nên quyết lấy cái chết để báo đền . Ông đã khiêng quan tài ra trận quyết tử chiến với Quan Vũ, một danh tướng khét tiếng vũ dũng mà mọi tướng lĩnh của Tào Tháo đều e ngại khi đối trận. Sau này, Bàng Đức bị Quan Vũ giết chết.

Nhiều năm sau, Quan Vũ, Lưu Bị, Khổng Minh lần lượt chết, Hán Trung nhà Thục bị nhà Ngụy (họ Tào) thôn tính, con cháu của Bàng Đức đã truy lùng, tận diệt dòng họ của Quan Vũ để báo thù.

Thủ tướng Chu Dung Cơ sau này cũng đã làm người đời liên tưởng “Bàng Đức mang quan tài ra trận”.

CON CHIM NGẬP TRONG ĐỐNG PHÂN

Trời quá lạnh, một con chim bị cóng rơi xuống cánh đồng.

Trong lúc chim nằm bất động, một con bò đi qua đại tiện lên thân mình nó.

Chim được phân bò ủ ấm dần, tỉnh lại, thấy ấm áp và hạnh phúc, nó cất tiếng hót vui mừng.

Một con mèo đi qua, nghe tiếng chim hót liền tìm kiếm và phát hiện chim giữa đống phân, mèo bới phân kéo chim ra ăn thịt.

Bài học:
1. Không phải ai ỉa vào mình cũng là kẻ thù của mình.
2. Không phải ai kéo mình ra khỏi đống phân cũng là bạn mình.
3. Khi đang ngập ngụa trong đống phân thì tốt nhất là ngậm cái mồm lại

(GS Mai Văn Quyền: Không phải của mình mà của Hà Triều Hiệp đấy! chuyện cực ngắn của Tàu đấy !)

Nguồn: NGỌC PHƯƠNG NAM

Google.com.vn tìm kiếm "Đọc Hiểu đời của Chu Dung Cơ" http://hoangkimvietnam.wordpress.com/2010/09/26/doc-hieu-doi-cua-chu-dung-co/ của Google. Đây là ảnh chụp nhanh của các trang được hiển thị vào 1 Tháng Mười 2012 21:20:00 GMT.
Mẹo: Để tìm nhanh cụm từ tìm kiếm của bạn trên trang này, nhấn Ctrl+F hoặc ⌘-F (Mac) và sử dụng thanh tìm.

TIN ĐỌC NHANH

Chuyện cực ngắn Hiệu Minh võ mồm giữa Joe và Paul

Từ đầu tháng Mười đến nay trời mưa nắng vần vũ. Blog GS. Nguyễn Lân Dũng đăng loạt bài hay "Vì thiếu văn hóa từ chức"; "Thực trạng giáo dục và những kiến nghị"; "Về biến đổi khí hậu". Blog Hiệu Minh cũng có chuyện cực ngắn khá nhiều người đọc Võ mồm giữa Joe và Paul.


Trở về trang chính
TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
(Hoàng Kim để tôi đọc lại)
DẠY VÀ HỌC
(trang tình yêu, văn hóa giáo dục,
khoa học cây trồng và du lịch Việt)
HỌC MỖI NGÀY
(Những bài tuyển chọn về văn hóa giáo dục
lịch sử, thơ văn)
DẠY VÀ HỌC Ở ĐHNL HCM

1 nhận xét:


Em ơi em, can đảm bước chân lên


Nguyễn Khoa Tịnh

Thầy ước mong em
noi gương Quốc Tuấn


Đọc thơ em, tim tôi thắt lại 
Lòng nghẹn ngào, nước mắt chảy rưng rưng 
Nửa xót xa nhưng nửa lại vui mừng 
Xót xa vì đời em còn thơ dại 
Mới tuổi thơ mà cuộc đời đầy khổ ải 
Mới biết cười đã phải sống mồ côi 
Như chiếc thuyền giữa biển tự trôi 
Như chiếc lá bay về nơi vô định 
“Bụng đói” viết ra thơ em vịnh: 

“Cơm ngày một bữa sắn trộn khoai 
Có biết lòng ta bấy hỡi ai? 
Vơi vơi lòng dạ, cồn cào bụng 
Kể chi no đói, mặc ngày dài” 


Phải! 
Kể chi no đói mặc ngày dài 
Rất tự hào là thơ em sung sức 
Rất tự hào là em tôi đầy nghị lực 
Đã hiển lộ mình qua “Cái chảo rang” 

“Trung dũng ai bằng cái chảo rang 
Lửa to mới biết sáp hay vàng 
Xào nấu chiên kho đều vẹn cả 
Chua cay mặn ngọt giữ an toàn 
Ném tung chẳng vỡ như nồi đất 
Quăng bừa xó bếp vẫn nằm ngang 
Tốt đẹp đâu cần danh tiếng hão 
Bạn cùng lửa đỏ, nóng chang chang”


Phải! 
Lửa to mới biết sáp hay vàng! 
Em hãy là vàng, 
Mặc ai chọn sáp! 
Tôi vui sướng cùng em 
Yêu giấc “Ngủ đồng” 
Hiên ngang khí phách: 

“Sách truyền sướng nhất chức Quận công 
Ta sướng khi ra ngủ giữa đồng 
Lồng lộng trời hè muôn làn gió 
Đêm thanh sao sang mát thu không 
Nằm ngữa ung dung như khanh tướng 
Lấy mấy vần thơ tỏ nỗi lòng 
Tinh tú bao quanh hồn thời đại 
Ngủ đồng khoan khoái ngắm gương trong” 


Tôi biết chí em khi "Qua đèo Ngang” 
Ung dung xướng họa với người anh hùng 
Đã làm quân thù khiếp sợ: 

“Ta đi qua đèo Ngang 
Cũng gặp Người trèo qua núi hiểm 
Đỉnh dốc chênh vênh 
Xe mù bụi cuốn 
Có lẽ thiên nhiên đã định bao giờ 
Một dãy Hoành Sơn bát ngát trận đồ 
Điệp điệp núi cao 
Trùng trùng rừng thẳm. 
Người thấy 
Súng gác trời xanh 
Gió lùa biển lớn 
Nông dân rộn rịp đường vui 
Thanh Quan nàng nhẽ có hay 
Cảnh mới đã thay cảnh cũ. 
Ta hay 
Máu chồng đất đỏ 
Mây cuốn dặm khơi 
Nhân công giọt giọt mồ hôi 
Hưng Đạo thầy ơi có biết 
Người nay nối chí người xưa 

Tới đây 
Nước biếc non xanh 
Biển rộng gió đùa khuấy nước 
Đi nữa 
Đèo sâu vực thẳm 
Núi cao mây giỡn chọc trời 

Nhớ thù nhà, luống thẹn làm trai 
Thương dân nước, thà sinh phận gái 
“Hoành Sơn cổ lũy” 
Hỏi đâu dấu tích phân tranh? 
Chỉ thấy non sông 
Lốc cuốn, bốn phương sấm động. 

Người vì việc nước ra đi 
Ta muốn cứu dân nên thăm trận thế 
Điều không hẹn mà xui gặp mặt 
Vô danh lại gặp hữu danh 
Cuộc đời dài ắt còn sẽ gặp nhau 
Nay hội ngộ giữa đỉnh cao trời đất 
Anh em ta ngự trên xe đạp 
Còn Người thì lại đáp com măng 
Đường xuyên sơn 
Anh hùng gặp anh hùng 
Nhìn sóng biển Đông 
Như ao trời dưới núi. 

Xin kính chào 
Bậc anh hùng tiền bối 
Ta ngưỡng mộ Người 
Và tỏ chí với non sông 
Mẹ hiền ơi! 
Tổ Quốc ơi! 
Xin tiếp bước anh hùng!” 


Hãy cố lên em! 
Noi gương danh nhân mà lập chí 
Ta với em 
Mình hãy kết thành đôi tri kỷ! 
Đất Quảng Trạch này đâu kém Nam Dương 
Tôi tự hào bài “Tỏ chí” của em: 

"Quốc Tuấn ngày xưa chí vững bền 
Thù nhà, nợ nước chẳng hề quên 
Đến bữa quên ăn, đêm quên ngủ 
Thương dân, yêu nước quyết báo đền 
Văn hay thu phục muôn người Việt 
Võ giỏi kinh hồn lũ tướng Nguyên 
Mươi năm sau nữa ơi ông Tuấn 
Nối chí ông, nay cháu tiến lên!” 


Tôi thương mến em 
Đã chịu khó luyện rèn 
Biết HỌC LÀM NGƯỜI ! 
Học làm con hiếu thảo. 
Mười lăm tuổi đã “Tập làm thầy giáo” 

Vui gì hơn buổi đầu làm thầy giáo 
Của lớp vở lòng đất mẹ yêu thương 
Trưa nắng luyến các em cùng đến lớp 
Giọng líu lo như chim hót ven đường. 

Đứng trước các em tuổi nhỏ đáng yêu 
Mà đã tưởng tới bao nhiêu người lớn 
Nghe em đọc giọng thanh thanh dễ mến 
Mà đã nghe đất nước xuyến xao mình!


Tổ Quốc đang chờ em phía trước. 
Em ơi em, can đảm bước chân lên!

1970