Thứ Năm, 3 tháng 11, 2011

Chút thu lắng đôi điều cảm nhận


Hoàng Kim

NGỌC PHƯƠNG NAM . Gửi một chút thu tới nơi ai/ Phương Nam vời vợi để nguôi ngoai/…/ Mùa về em mộng nghiêng bên gối/ Mơ đến mùa sau thu với ai. Thơ Chu Nhạc ý tưởng đẹp, khởi đầu rõ và kết thúc có hậu. Phần giữa là bề bộn những liên tưởng và đầy ắp thông tin kim cổ mà chỉ có người trong cuộc sâu sắc, chiêm nghiệm mới thấu hiểu. Ta thấy thấp thoáng sau những con chữ là những gương mặt thương yêu, cả hình bóng một người con gái rất gần gũi đấy mà đã hóa thành ảo ảnh. (lời bình của Trần Đăng Khoa). Chút thu có dư âm của "Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo..." nhạc Phạm Duy, lời rưng rưng của Victor Hugo, bài thơ tiếng Pháp L'Adieu của Guillaume Apollinaire và dịch thơ Bùi Giáng, Gửi một chút thu có phảng phất hình bóng ông đồ già Vũ Đình Liên, lãng đãng Nhớ Bắc của Huỳnh Văn Nghệ, thấp thoáng cô em xe ngựa Bảy Núi. Đó là thoáng chốc của nửa đời nhìn lại, của mùa thu vàng đầy hoài niệm… Chút thu lắng đôi điều cảm nhận




Ấn tượng đầu tiên của tôi đối với bài thơ này là tựa đề. Gửi một chút thu có quan hệ sâu sắc với một mùa thu xưa đã mất. dư âm của "Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo..." nhạc Phạm Duy, lời rưng rưng của Victor Hugo, bài thơ tiếng Pháp L'Adieu của Guillaume Apollinaire , dịch thơ Bùi Giáng và lãng đãng Nhớ Bắc của Huỳnh Văn Nghệ. Điều này hiện rõ trong câu ba và câu bốn của bài thơ: Nỗi nhớ mùa xưa thu đã mất/ Người đi mở đất thuở sơ khai. Gửi một chút thu làm nhẹ đi tựa đề Mùa thu chết trong cách nhìn lạc quan, bi tráng nhưng không bi lụy.

Mùa thu chết là tên một bài hát rất nổi tiếng của Phạm Duy sáng tác năm 1965, theo lời thơ bản dịch tiếng Việt của Bùi Giáng, phổ từ bài thơ tiếng Pháp L'Adieu của Guillaume Apollinaire. Đây là nỗi đau xé lòng của đại văn hào Victor Hugo, cây cổ thụ nhân văn sừng sững của người Pháp. Ca từ của bài hát Mùa thu chết xúc động và ám ảnh lòng người về nỗi đau tận cùng có thật. đến nỗi ít ai nghĩ rằng đây là bài ca lời thơ dịcht. Sóng Việt Đàm Giang 2009 đã có chuyên khảo sâu về điều này.

Victor Hugo (1802-1885) có người con gái Léopoldin chết đuối cùng chồng ở biển vào năm 1843. Đau thương tột cùng đã làm Victor Hugo đau khổ suốt một thời gian dài, đến độ ông bị ám ảnh. suy tưởng về ý nghĩa của đời sống và tìm cách giải đáp bí ẩn của cái chết, tìm con trong thế giới vô hình. Bài thơ khóc con của ông đã được viết ngày 4 tháng 9 năm 1847 đúng bốn năm sau ngày cha con chia lìa:

Demain, dès l'aube...

Demain, dès l'aube, à l'heure où blanchit la campagne,
Je partirai. Vois-tu, je sais que tu m'attends.
J'irai par la forêt, j'irai par la montagne.
Je ne puis demeurer loin de toi plus longtemps.
Je marcherai les yeux fixés sur mes pensées,
Sans rien voir au dehors, sans entendre aucun bruit,
Seul, inconnu, le dos courbé, les mains croisées,
Triste, et le jour pour moi sera comme la nuit.
Je ne regarderai ni l'or du soir qui tombe,
Ni les voiles au loin descendant vers Harfleur,
Et quand j'arriverai, je mettrai sur ta tombe
Un bouquet de houx vert et de bruyère en fleur.

Victor Hugo
(Les Contemplations- cuốn IV. 1856)

Ngày mai từ rạng đông

Ngày mai, từ rạng đông lúc trời đồng quê bắt đầu sáng
Cha sẽ đi, Con thấy không ? Cha biết con đang chờ cha
Cha sẽ vượt qua rừng. Cha sẽ vượt qua núi.
Cha không thể nào xa cách con lâu dài hơn được nữa
Cha sẽ đi, đôi mắt chãm chú vào suy nghĩ của cha
Chẳng hề màng nhìn chung quanh, không màng nghe một tiếng động
Một mình, không ai biết, lưng còng, hai bàn tay đan nhau
Sầu buồn, và ngày đối với cha cũng tựa như đêm thôi.
Cha sẽ không màng nhìn chiều vàng đang đổ xuống,
Hay những cánh buồm xa đằng phía cảng Harfleur,
Và khi cha đến nơi, cha sẽ đặt trên mộ của con
Một bó hoa có nơ xanh cùng thạch thảo đang nở.


(Sóng Việt Đàm Giang 2009 phỏng dịch nghĩa)

Guillaume Apollinaire (1880-1918) đã viết bài Lời vĩnh biệt để tưởng nhớ Victor Hugo khi ông viếng mộ con gái của đại thi hào . Nguyên tác bài thơ như sau.

L'Adieu

J'ai cueilli ce brin de bruyère
L'automne est morte souviens-t'en
Nous ne nous verrons plus sur terre
Odeur du temps brin de bruyère
Et souviens-toi que je t'attends

Ba câu đầu của bài thơ L'Adieu có thể hiểu như là Apollinaire đã viết thay lời của V. Hugo để nói với con gái đã chết, và hai câu chót có thể hiểu như là người con gái yêu của V. Hugo đã trả lời rằng cô mong muốn và chờ gặp lại cha cô ở thế giới vô hình

Cha
đã hái nhành lá cây thạch thảo
Con nhớ cho, mùa thu đã chết rồi
Chúng ta sẽ không tao phùng được nữa
Mộng trùng lai không có ở trên đời
Hương thời gian mùi thạch thảo bốc hơi
Và nhớ nhé con đợi chờ cha đó

Bùi Giáng với cảm nhận đặc biệt sâu sắc của một thi sĩ tri âm đối với một nỗi đau lớn. Ông đã chuyển tải tài tình bài thơ riêng trên qua một ngữ cảnh chung của sự đồng cảm và chia sẽ, thành một bài thơ nói về sự chia lìa của đôi nhân tình. Ông đã dùng chữ ta, em, thay vì cha, con dù ông biết bài thơ nguyên tác ý nghĩa khác

Ta đã hái nhành lá cây thạch thảo
Em nhớ cho, mùa thu đã chết rồi
Chúng ta sẽ không tao phùng được nữa
Mộng trùng lai không có ở trên đời
Hương thời gian mùi thạch thảo bốc hơi
Và nhớ nhé ta đợi chờ em đó ...

Bài thơ trên đã được nhạc sĩ Phạm Duy chuyển thành bài hát

Mùa Thu Chết

Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo
Em nhớ cho: Mùa Thu đã chết rồi !
Mùa Thu đã chết, em nhớ cho
Mùa Thu đã chết, em nhớ cho
Mùa Thu đã chết, đã chết rồi. Em nhớ cho !
Em nhớ cho,
Đôi chúng ta sẽ chẳng còn nhìn nhau nữa!
Trên cõi đời này, trên cõi đời này
Từ nay mãi mãi không thấy nhau
Từ nay mãi mãi không thấy nhau...

Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo
Em nhớ cho: Mùa Thu đã chết rồi !
Ôi ngát hương thời gian mùi thạch thảo
Em nhớ cho rằng ta vẫn chờ em.
Vẫn chờ em, vẫn chờ em
Vẫn chờ....
Vẫn chờ... đợi em !


Hoa Thạch Thảo (Aster amellus L) thuộc họ Cúc (Asteraceae) tên Việt gọi là cúc Sao, cúc Nhật, cúc Cánh Mối, tên tiếng Anh là Aster, tên tiếng Pháp là Astère. Hoa cúc thường nở vào mùa Thu và đã được đề cập nhiều trong thơ văn nhạc họa của Việt Nam. Hoa Thạch thảo hay hoa Cúc Cánh mối ở Việt Nam (Hình từ internet). Hoa thạch thảo đời đời gắn liền với bài thơ Demain, dès l'aube của Victor Hugo, L'Adieu của Guillaume Apollinaire, Lời từ biệt của Bùi Giáng, Mùa thu chết của Phạm Duy. Đó là cảm xúc của rất nhiều ca từ . Chất trữ tình của tất cả những tuyệt phẩm trên là không phải bàn nhưng với tôi thì thích tựa đề Lời từ biệt hơn là Mùa thu chết. Trong mất mát tột đỉnh vẫn còn hi vọng chiếc lá cuối cùng thì tính nhân văn cao hơn. Dẫu xa cách như vợ chồng Ngưu, dẫu sống dẫu chết thì Chỉ còn anh và em cùng tình yêu ở lại.

Trên sự liên tưởng Nỗi nhớ mùa xưa thu đã mất , trong tác phẩm Gửi một chút thu, anh Chu Nhạc đã đưa vào đầy ắp thông tin kim cổ mà chỉ có những người trong cuộc sâu sắc, chiêm nghiệm mới thấu hiểu . Đó là “Người đi mở đất” “Phương Nam mùa thu về trong ký ức” “Mùa thu về pha mái tóc sương phai”. Ta lờ mờ nhận thấy đằng sau các câu thơ chắt lọc này là tự chuyện… Ta thấy thấp thoáng sau những con chữ là những gương mặt thương yêu, cả hình bóng một người con gái rất gần gũi đấy mà đã hóa thành ảo ảnh. (lời bình của Trần Đăng Khoa). Gửi một chút thu có phảng phất hình bóng ông đồ già Vũ Đình Liên, lãng đãng Nhớ Bắc của Huỳnh Văn Nghệ, thấp thoáng cô em xe ngựa Bảy Núi. Đó là thoáng chốc của nửa đời nhìn lại, của mùa thu vàng đầy hoài niệm…

Gửi một chút thu


Gửi một chút thu tới nơi ai
Phương Nam vời vợi để nguôi ngoai
Nỗi nhớ mùa xưa thu đã mất
Người đi mở đất thuở sơ khai

Nơi ấy thu về trong ký ức
Cha ông lưu giữ chẳng một mai
Mỗi năm mỗi độ âm thầm nhắc
Mùa về pha mái tóc sương phai

Mùa về cha nhẩm tay bấm đốt
Mùa về mẹ nhớ tuổi ô mai
Mùa về em mộng nghiêng bên gối
Mơ đến mùa sau thu với ai.


Chu Nhạc có gì đó khá sâu nặng với đất phương Nam mới nhớ khắc khoải đến vậy. Trần Đăng Khoa nhân xét: “Tập thơ “Chút thu” có thể xem như tuyển tập thơ của cả một đời Nguyễn Chu Nhạc. Đọc thơ anh, tôi luôn thấy thấp thoáng sau những con chữ là hình bóng của một ông đồ”. Nói đến ông đồ là nói đến chữ nghĩa. Đi về phương Nam người dân trọng nghĩa hơn là chữ và ưa sống tình nghĩa hơn. Khởi đầu và kết thúc Gửi một chút thu của Chu Nhạc thật khéo, có gì đó nghe rưng rưng Gửi một chút thu tới nơi ai/ Phương Nam vời vợi để nguôi ngoai/…/ Mùa về em mộng nghiêng bên gối/ Mơ đến mùa sau thu với ai.

xem tiếp:
Đọc Chút thu của Nguyễn Chu Nhạc (Trần Đăng Khoa)
Gửi một chút thu (Blog Chu Nhạc)

Trở về trang chính
CÂY LƯƠNG THỰC; FOOD CROPS
Dạy và học ĐHNLHCM
Dạy và học BlogtiengViet
Gia đình nông nghiệp
NGỌC PHƯƠNG NAM, DẠY VÀ HỌC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét


Em ơi em, can đảm bước chân lên


Nguyễn Khoa Tịnh

Thầy ước mong em
noi gương Quốc Tuấn


Đọc thơ em, tim tôi thắt lại 
Lòng nghẹn ngào, nước mắt chảy rưng rưng 
Nửa xót xa nhưng nửa lại vui mừng 
Xót xa vì đời em còn thơ dại 
Mới tuổi thơ mà cuộc đời đầy khổ ải 
Mới biết cười đã phải sống mồ côi 
Như chiếc thuyền giữa biển tự trôi 
Như chiếc lá bay về nơi vô định 
“Bụng đói” viết ra thơ em vịnh: 

“Cơm ngày một bữa sắn trộn khoai 
Có biết lòng ta bấy hỡi ai? 
Vơi vơi lòng dạ, cồn cào bụng 
Kể chi no đói, mặc ngày dài” 


Phải! 
Kể chi no đói mặc ngày dài 
Rất tự hào là thơ em sung sức 
Rất tự hào là em tôi đầy nghị lực 
Đã hiển lộ mình qua “Cái chảo rang” 

“Trung dũng ai bằng cái chảo rang 
Lửa to mới biết sáp hay vàng 
Xào nấu chiên kho đều vẹn cả 
Chua cay mặn ngọt giữ an toàn 
Ném tung chẳng vỡ như nồi đất 
Quăng bừa xó bếp vẫn nằm ngang 
Tốt đẹp đâu cần danh tiếng hão 
Bạn cùng lửa đỏ, nóng chang chang”


Phải! 
Lửa to mới biết sáp hay vàng! 
Em hãy là vàng, 
Mặc ai chọn sáp! 
Tôi vui sướng cùng em 
Yêu giấc “Ngủ đồng” 
Hiên ngang khí phách: 

“Sách truyền sướng nhất chức Quận công 
Ta sướng khi ra ngủ giữa đồng 
Lồng lộng trời hè muôn làn gió 
Đêm thanh sao sang mát thu không 
Nằm ngữa ung dung như khanh tướng 
Lấy mấy vần thơ tỏ nỗi lòng 
Tinh tú bao quanh hồn thời đại 
Ngủ đồng khoan khoái ngắm gương trong” 


Tôi biết chí em khi "Qua đèo Ngang” 
Ung dung xướng họa với người anh hùng 
Đã làm quân thù khiếp sợ: 

“Ta đi qua đèo Ngang 
Cũng gặp Người trèo qua núi hiểm 
Đỉnh dốc chênh vênh 
Xe mù bụi cuốn 
Có lẽ thiên nhiên đã định bao giờ 
Một dãy Hoành Sơn bát ngát trận đồ 
Điệp điệp núi cao 
Trùng trùng rừng thẳm. 
Người thấy 
Súng gác trời xanh 
Gió lùa biển lớn 
Nông dân rộn rịp đường vui 
Thanh Quan nàng nhẽ có hay 
Cảnh mới đã thay cảnh cũ. 
Ta hay 
Máu chồng đất đỏ 
Mây cuốn dặm khơi 
Nhân công giọt giọt mồ hôi 
Hưng Đạo thầy ơi có biết 
Người nay nối chí người xưa 

Tới đây 
Nước biếc non xanh 
Biển rộng gió đùa khuấy nước 
Đi nữa 
Đèo sâu vực thẳm 
Núi cao mây giỡn chọc trời 

Nhớ thù nhà, luống thẹn làm trai 
Thương dân nước, thà sinh phận gái 
“Hoành Sơn cổ lũy” 
Hỏi đâu dấu tích phân tranh? 
Chỉ thấy non sông 
Lốc cuốn, bốn phương sấm động. 

Người vì việc nước ra đi 
Ta muốn cứu dân nên thăm trận thế 
Điều không hẹn mà xui gặp mặt 
Vô danh lại gặp hữu danh 
Cuộc đời dài ắt còn sẽ gặp nhau 
Nay hội ngộ giữa đỉnh cao trời đất 
Anh em ta ngự trên xe đạp 
Còn Người thì lại đáp com măng 
Đường xuyên sơn 
Anh hùng gặp anh hùng 
Nhìn sóng biển Đông 
Như ao trời dưới núi. 

Xin kính chào 
Bậc anh hùng tiền bối 
Ta ngưỡng mộ Người 
Và tỏ chí với non sông 
Mẹ hiền ơi! 
Tổ Quốc ơi! 
Xin tiếp bước anh hùng!” 


Hãy cố lên em! 
Noi gương danh nhân mà lập chí 
Ta với em 
Mình hãy kết thành đôi tri kỷ! 
Đất Quảng Trạch này đâu kém Nam Dương 
Tôi tự hào bài “Tỏ chí” của em: 

"Quốc Tuấn ngày xưa chí vững bền 
Thù nhà, nợ nước chẳng hề quên 
Đến bữa quên ăn, đêm quên ngủ 
Thương dân, yêu nước quyết báo đền 
Văn hay thu phục muôn người Việt 
Võ giỏi kinh hồn lũ tướng Nguyên 
Mươi năm sau nữa ơi ông Tuấn 
Nối chí ông, nay cháu tiến lên!” 


Tôi thương mến em 
Đã chịu khó luyện rèn 
Biết HỌC LÀM NGƯỜI ! 
Học làm con hiếu thảo. 
Mười lăm tuổi đã “Tập làm thầy giáo” 

Vui gì hơn buổi đầu làm thầy giáo 
Của lớp vở lòng đất mẹ yêu thương 
Trưa nắng luyến các em cùng đến lớp 
Giọng líu lo như chim hót ven đường. 

Đứng trước các em tuổi nhỏ đáng yêu 
Mà đã tưởng tới bao nhiêu người lớn 
Nghe em đọc giọng thanh thanh dễ mến 
Mà đã nghe đất nước xuyến xao mình!


Tổ Quốc đang chờ em phía trước. 
Em ơi em, can đảm bước chân lên!

1970