Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011

Tuyệt vời cây lúa miến ngọt

NGỌC PHƯƠNG NAM Posted on 13.07.2011 by hoangkimvietnam




CAYLUONGTHUC. Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (NLU) phối hợp với Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS),Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế Vùng Nhiệt đới Bán Khô hạn (ICRISAT)và Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới (CIAT) đang thử nghiệm trồng các giống lúa miến ngọt tại xã Tây Hòa, huyện Trảng Bom và xã Xuân Thiện huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai(Ảnh tư liệu của Hoàng Kim: Các giống lúa miến ngọt mới nhập nội từ ICRISAT trồng tại Đồng Nai). Kết quả nghiên cứu cho thấy khá triển vọng, mở ra hướng ứng dụng mới làm cây nhiên liệu sinh học (crops for biofuel) phù hợp với điều kiện Việt Nam. Mời đọc thêm thông tin về cây lúa miến ngọt trong điểm tin tổng hợp của Báo Cần Thơ "Tuyệt vời cây lúa miến ngọt" post bởi trang tin Sinh học Việt Nam và các thông tin tổng quan về cây lúa miến ngọt của nghiên cứu sinh tiến sỹ Nguyễn Phương gửi về từ Đức.


TIN MỚI NHẬN

Theo tổng hợp mới nhất của Võ Văn Quang, Võ Thị Ngọc Hoang, Lê Thị Cẩm Nhung, tại các vụ Hè Thu 2010, Thu Đông 2010, Đông Xuân 2010-2011 và Xuân Hè năm 2011. Giống lúa miến ICSV574 hiện là giống lúa miến ngọt có triển vọng phát triển tốt trong sản xuất ở vùng Đông Nam Bộ để làm nhiên liệu sinh học và chế biến thức ăn gia súc. Giống lúa miến ICSV574 đạt năng suất sinh khối, năng suất thân và năng suất hạt cao nhất trong những giống lúa miến ngọt ưu tú nhập nội từ ICRISAT và khảo nghiệm quốc tế tại Việt Nam.



DU NHẬP CÁC GIỐNG LÚA MIẾN NGỌT TỪ ICRISAT

















TRỒNG THỬ NGHIỆM CÁC GIỐNG LÚA MIẾN NGỌT TẠI VIỆT NAM


















         Lúa miến ngọt trồng thuần và lúa miến ngọt xen sắn ở Đồng Nai năm 2010
           (thu hoạch lúa miến 3 tháng sau trồng, thu hoạch sắn 8 -11 tháng sau trồng)




TUYỆT VỜI CÂY LÚA MIẾN NGỌT !

Một cánh đồng lúa miến ngọt ở Nigeria. (Ảnh: AFP)

Ngọt như mía, trông giống như bắp, cực kỳ dễ trồng, không những có thể làm thực phẩm cho người, thức ăn cho gia súc, mà còn có thể làm nguyên liệu điều chế nhiên liệu sinh học, trong khi phần xác bỏ đi có thể dùng trong quá trình sản xuất điện, đó là cây lúa miến ngọt (sweet sorghum hay sorghum bicolor).

Lúa miến ngọt là cây lương thực đứng thứ 5 thế giới sau lúa, bắp, lúa mì và lúa mạch. Nói đến sweet sorghum, giới nông nghiệp thế giới thường dùng các mỹ từ như “cây kỳ diệu”, “cây thông minh”, “cây lý tưởng” bởi ngoài những ưu điểm vừa kể, việc sử dụng nó làm nguyên liệu sản xuất ethanol, một loại nhiên liệu sinh học “thời thượng” hiện nay, không tác động đến giá lương thực cũng không ảnh hưởng an ninh lương thực toàn cầu như bắp, đồng thời không gây hại cho môi trường như nhiên liệu hóa thạch (xăng, dầu, khí đốt).

Theo Viện nghiên cứu cây trồng quốc tế cho các vùng nhiệt đới bán khô hạn (ICRISAT) ở Ấn Độ, sở dĩ được gọi là cây trồng “lý tưởng” là do lúa miến ngọt có thể trồng trong điều kiện khô hạn, khí hậu nóng, chịu được mặn và ngập úng. Do cây thân thiện với những vùng đất khô cằn, đất trống đồi trọc ở các quốc gia nghèo nên nông dân không cần phải chặt phá rừng để lấy đất trồng như đối với cây dầu cọ hay mía.

Trồng lúa miến ngọt không đòi hỏi nhiều nước nên hạn chế tối đa việc sử dụng hệ thống máy bơm tưới chạy bằng xăng dầu vốn giải phóng carbon dioxide (CO2), loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính hàng đầu góp phần dẫn đến biến đổi khí hậu. So với bắp và mía đường (nguyên liệu sản xuất ethanol hiện nay), lúa miến ngọt chỉ “uống” ½ lượng nước và chỉ “ăn” ½ lượng phân bón.

Nông dân có thể thu hoạch lúa miến ngọt làm thực phẩm hoặc trồng lấy thân để bán làm thức ăn cho gia súc hoặc cung cấp cho các nhà máy sản xuất ethanol. Đó là lý do loại cây có thể phát triển đến chiều cao 2,6-4 m này được khen ngợi là “cây thông minh”.

Để làm nguyên liệu chế biến ethanol (hoặc diesel sinh học), cây sẽ được thu hoạch trước khi ra hạt, phần thân vốn giàu thành phần đường được ép lấy nước sau đó lên men và chưng cất tạo ra ethanol. Quá trình sản xuất ethanol từ lúa miến ngọt ít hao tốn điện hơn so với khi dùng bắp hoặc mía. Đó là chưa nói lúa miến ngọt có hàm lượng năng lượng khá cao, tương đương với mía và gần gấp 4 lần so với bắp mà không có phế phẩm. Thân cây sau khi được ép lấy nước có thể phơi khô dùng làm chất đốt để sản xuất điện. Và cũng như các loại nhiên liệu sinh học khác, ethanol điều chế từ lúa miến ngọt không phát thải CO2 như nhiên liệu hóa thạch.


Nghiên cứu cải tiến các giống lúa miến ngọt cao sản tại Mỹ. (Ảnh: Miami Herald)

Theo ICRISAT, sản xuất ethanol từ lúa miến ngọt mang lại hiệu quả kinh tế hơn so với các loại cây nguyên liệu khác. Cụ thể tại Ấn Độ, nơi vừa đưa vào vận hành nhà máy chưng cất ethanol từ lúa miến ngọt đầu tiên trên thế giới, chi phí nguyên liệu sản xuất 1 gallon (3,78 lít) ethanol từ lúa miến ngọt tính ra là 1,74 USD so với mức 2,19 USD đối với cây mía đường và 2,12 USD đối với bắp. Một chuyên gia ICRISAT cho rằng Ấn Độ có thể đáp ứng toàn bộ nhu cầu nhiên liệu của mình nếu có 100 nhà máy ethanol sinh học như nhà máy ở bang Andhra Pradesh, hiện mỗi ngày sản xuất 40 ngàn lít ethanol từ nguồn lúa miến ngọt do nông dân địa phương cung ứng.

Các dự án sản xuất ethanol từ nguồn nguyên liệu bao tiêu như ở Ấn Độ hiện cũng đang được triển khai tại Philippines, Mexico, Mozambique, Nigeria, Kenya... dưới sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật của ICRISAT. Không chỉ các nước đang phát triển ở châu Á, Phi và Mỹ La-tinh, Mỹ và Liên minh châu Âu cũng rất quan tâm đến công nghệ sản xuất nhiên liệu sinh học từ lúa miến ngọt. Bộ Nông nghiệp Mỹ dự kiến sẽ tổ chức một hội nghị quốc tế về tiềm năng sản xuất ethanol của loại cây này vào tháng 8 tới. Nhiều công ty ở Mỹ cũng đang xúc tiến việc thành lập nhà máy sản xuất ethanol từ cây lúa miến để hòa với xăng bán ra thị trường nhằm giảm bớt chi phí nhiêu liệu cho xe cộ.

Lúa miến ngọt hiện đang được trồng trên diện tích 42 triệu héc-ta ở 99 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó nhiều nhất ở Mỹ, Nigeria, Ấn Độ, Trung Quốc, Mexico, Sudan, Argentina.

Ngoài phần thân dùng để điều chế nhiên liệu sinh học, hạt lúa miến ngọt có thể dùng để nấu cháo hoặc nghiền thành bột làm bánh hoặc món ăn nhanh. Lá dùng làm thức ăn cho gia súc trong khi phần rễ thì làm chất đốt.

Trong sản xuất ethanol, lúa miến ngọt có một nhược điểm là phải được điều chế trong vòng 24 giờ sau thu hoạch nếu không thành phần đường trong thân cây sẽ không còn.

Nguồn: Sinh học Việt Nam 20/05/2008
Theo Báo Cần Thơ

CÂY LƯƠNG THỰC,
Ngọc phương Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét


Em ơi em, can đảm bước chân lên


Nguyễn Khoa Tịnh

Thầy ước mong em
noi gương Quốc Tuấn


Đọc thơ em, tim tôi thắt lại 
Lòng nghẹn ngào, nước mắt chảy rưng rưng 
Nửa xót xa nhưng nửa lại vui mừng 
Xót xa vì đời em còn thơ dại 
Mới tuổi thơ mà cuộc đời đầy khổ ải 
Mới biết cười đã phải sống mồ côi 
Như chiếc thuyền giữa biển tự trôi 
Như chiếc lá bay về nơi vô định 
“Bụng đói” viết ra thơ em vịnh: 

“Cơm ngày một bữa sắn trộn khoai 
Có biết lòng ta bấy hỡi ai? 
Vơi vơi lòng dạ, cồn cào bụng 
Kể chi no đói, mặc ngày dài” 


Phải! 
Kể chi no đói mặc ngày dài 
Rất tự hào là thơ em sung sức 
Rất tự hào là em tôi đầy nghị lực 
Đã hiển lộ mình qua “Cái chảo rang” 

“Trung dũng ai bằng cái chảo rang 
Lửa to mới biết sáp hay vàng 
Xào nấu chiên kho đều vẹn cả 
Chua cay mặn ngọt giữ an toàn 
Ném tung chẳng vỡ như nồi đất 
Quăng bừa xó bếp vẫn nằm ngang 
Tốt đẹp đâu cần danh tiếng hão 
Bạn cùng lửa đỏ, nóng chang chang”


Phải! 
Lửa to mới biết sáp hay vàng! 
Em hãy là vàng, 
Mặc ai chọn sáp! 
Tôi vui sướng cùng em 
Yêu giấc “Ngủ đồng” 
Hiên ngang khí phách: 

“Sách truyền sướng nhất chức Quận công 
Ta sướng khi ra ngủ giữa đồng 
Lồng lộng trời hè muôn làn gió 
Đêm thanh sao sang mát thu không 
Nằm ngữa ung dung như khanh tướng 
Lấy mấy vần thơ tỏ nỗi lòng 
Tinh tú bao quanh hồn thời đại 
Ngủ đồng khoan khoái ngắm gương trong” 


Tôi biết chí em khi "Qua đèo Ngang” 
Ung dung xướng họa với người anh hùng 
Đã làm quân thù khiếp sợ: 

“Ta đi qua đèo Ngang 
Cũng gặp Người trèo qua núi hiểm 
Đỉnh dốc chênh vênh 
Xe mù bụi cuốn 
Có lẽ thiên nhiên đã định bao giờ 
Một dãy Hoành Sơn bát ngát trận đồ 
Điệp điệp núi cao 
Trùng trùng rừng thẳm. 
Người thấy 
Súng gác trời xanh 
Gió lùa biển lớn 
Nông dân rộn rịp đường vui 
Thanh Quan nàng nhẽ có hay 
Cảnh mới đã thay cảnh cũ. 
Ta hay 
Máu chồng đất đỏ 
Mây cuốn dặm khơi 
Nhân công giọt giọt mồ hôi 
Hưng Đạo thầy ơi có biết 
Người nay nối chí người xưa 

Tới đây 
Nước biếc non xanh 
Biển rộng gió đùa khuấy nước 
Đi nữa 
Đèo sâu vực thẳm 
Núi cao mây giỡn chọc trời 

Nhớ thù nhà, luống thẹn làm trai 
Thương dân nước, thà sinh phận gái 
“Hoành Sơn cổ lũy” 
Hỏi đâu dấu tích phân tranh? 
Chỉ thấy non sông 
Lốc cuốn, bốn phương sấm động. 

Người vì việc nước ra đi 
Ta muốn cứu dân nên thăm trận thế 
Điều không hẹn mà xui gặp mặt 
Vô danh lại gặp hữu danh 
Cuộc đời dài ắt còn sẽ gặp nhau 
Nay hội ngộ giữa đỉnh cao trời đất 
Anh em ta ngự trên xe đạp 
Còn Người thì lại đáp com măng 
Đường xuyên sơn 
Anh hùng gặp anh hùng 
Nhìn sóng biển Đông 
Như ao trời dưới núi. 

Xin kính chào 
Bậc anh hùng tiền bối 
Ta ngưỡng mộ Người 
Và tỏ chí với non sông 
Mẹ hiền ơi! 
Tổ Quốc ơi! 
Xin tiếp bước anh hùng!” 


Hãy cố lên em! 
Noi gương danh nhân mà lập chí 
Ta với em 
Mình hãy kết thành đôi tri kỷ! 
Đất Quảng Trạch này đâu kém Nam Dương 
Tôi tự hào bài “Tỏ chí” của em: 

"Quốc Tuấn ngày xưa chí vững bền 
Thù nhà, nợ nước chẳng hề quên 
Đến bữa quên ăn, đêm quên ngủ 
Thương dân, yêu nước quyết báo đền 
Văn hay thu phục muôn người Việt 
Võ giỏi kinh hồn lũ tướng Nguyên 
Mươi năm sau nữa ơi ông Tuấn 
Nối chí ông, nay cháu tiến lên!” 


Tôi thương mến em 
Đã chịu khó luyện rèn 
Biết HỌC LÀM NGƯỜI ! 
Học làm con hiếu thảo. 
Mười lăm tuổi đã “Tập làm thầy giáo” 

Vui gì hơn buổi đầu làm thầy giáo 
Của lớp vở lòng đất mẹ yêu thương 
Trưa nắng luyến các em cùng đến lớp 
Giọng líu lo như chim hót ven đường. 

Đứng trước các em tuổi nhỏ đáng yêu 
Mà đã tưởng tới bao nhiêu người lớn 
Nghe em đọc giọng thanh thanh dễ mến 
Mà đã nghe đất nước xuyến xao mình!


Tổ Quốc đang chờ em phía trước. 
Em ơi em, can đảm bước chân lên!

1970