
NGỌC PHƯƠNG NAM. "Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại. Tiếu đàm nhân tại bích vân trung" thơ Nguyễn Trãi: Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả. Nói cười lồng lộng giữa không trung. Tiếu và đàm chuyện gì ? Cười và nói việc nào? Cười rằng: "Lưu Cung tham công nên thất bại. Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong... Cố chấp ý mình gieo vạ cho bao người khác. Tham công một lúc mua cười cho cả thế gian" Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo năm 1428 đến nay đã 583 năm và những tiếu đàm của Người vẫn lồng lộng trên non thiêng Yên Tử .
YÊN TỬ
Nguyễn Trãi
“Yên sơn sơn thượng tối cao phong
Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng
Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại
Tiếu đàm nhân tại bích vân trung
Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu
Quải ngọc châu lưu lạc bán không
Nhân miếu đương niên di tích tại
Bạch hào quang lý đổ trùng đồng” (2)




(2) Nguyễn Trãi ” Đề Yên Tử sơn, Hoa Yên tự ”
trong ”Nguyễn Trãi toàn tập”

Nguyễn Trãi “đề Yên Tử sơn, Hoa Yên tự ” trong Kiều Văn
- Thơ văn Nguyễn Trãi , NXB TH Đồng Nai 2009, tr. 148

Đề chùa Hoa Yên núi Yên Tử
Nguyễn Trãi
Trên dải Hoa Sơn, đỉnh tuyệt vời
Đầu canh năm đã sáng trưng rồi
Mắt ngoài biển cả ôm trời đất
Người giữa mây xanh vẳng nói cười
Giáo ngọc quanh nhà giăng vạn khoảnh
Dải châu treo đá rũ lưng trời
Nhân Tông còn miếu thời nao đó
Thấy rõ đôi ngươi giữa ánh ngời
Bản dịch thơ: Khương Hữu Dụng
Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong
Trời mới ban mai đã rạng hồng
Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả
Nói cười lồng lộng giữa không trung
Giáo ngọc quanh nhà giăng vạn khoảnh
Cỏ cây chen đá rũ tầng không
Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu
Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng (3)
(3) Thơ ”Yên Tử” Nguyễn Trãi, dịch thơ: Hoàng Kim
Bình minh trên Yên Tử, ảnh chụp lúc 5:00 của HK )
Điều khó của dịch và hoạ thơ Nguyễn Trãi là dùng được các chữ phong, hồng
trung, không, đồng ở các chữ cuối câu 1,2,4,6,8 theo niêm luật thơ Đường
và dùng ngôn ngữ hiện tại để chuyển tải rõ ý một bài thơ cách đây gần 600 năm.
Kính đề nghị mọi người cùng tham gia dịch và hoạ áng thơ thiên cổ hùng văn này.


Từ Nhân Tông bảo tháp lên chùa Đồng Yên Tử (đỉnh xa mờ ở phía sau ảnh,
đi bộ trong đêm từ 12 giờ khuya đến rạng sáng thì mới tới nơi cao nhất.
Nguyễn Trãi viết: "Non thiêng Yên Tử chòm cao nhất. Trời mới canh năm đã
sáng trưng". Như vậy, Ức Trai đã đi bộ giờ Tý (canh ba) như đức Nhân Tông
hoặc Người phải lên núi từ hôm trước mới viết được tuyệt phẩm này.

LÊN NON THIÊNG YÊN TỬ
Tỉnh thức giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông (1)
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai trong tựa ngọc
“Yên sơn sơn thượng tối cao phong<
Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng
Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại
Tiếu đàm nhân tại bích vân trung
Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu
Quải ngọc châu lưu lạc bán không
Nhân miếu đương niên di tích tại
Bạch hào quang lý đổ trùng đồng” (2)
Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong
Trời mới ban mai đã rạng hồng
Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả
Nói cười lồng lộng giữa không trung
Giáo ngọc quanh nhà giăng vạn khoảnh
Cỏ cây chen đá rũ tầng không
Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu
Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng (3)
*
Non thiêng Yên Tử
Nghìn năm Thăng Long, Đông Đô, Hà Nôi
Bảy trăm năm đức Nhân Tông
Non sông bao cảnh đổi
Kế sách một chữ Đồng
Lồng lộng gương trời buổi sớm
Trong ngần, thăm thẳm, mênh mông …

Xem tiếp
NGỌC PHƯƠNG NAM, THUNG DUNG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét