Chủ Nhật, 26 tháng 12, 2010
Lời yêu thương
Khoác thêm tấm áo trời se lạnh
Đông tàn xuân đã đến rồi em
Phúc hậu mỗi ngày chăm việc thiện
Yêu thương xa cách hóa gần thêm
Loving word
Wearing sweater when it's rather cold.
Winter comes to an end ,and early Spring is coming.
Everyday, we care good deeds kindly.
Distant love turns out to be close together.
HK
Thứ Bảy, 18 tháng 12, 2010
Giáo sư Trần Văn Giàu bài học lớn trong câu chuyện nhỏ
DẠY VÀ HỌC. Giáo sư Trần Văn Giàu (1911–2010)[1] là nhà hoạt động cách mạng, nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử, triết học và nhà giáo Việt Nam. Ông qua đời vào lúc 17 giờ 20 phút ngày 16 tháng 12 năm 2010, tại Bệnh viện Thống Nhất, TP.Hồ Chí Minh. Giáo sư là một người Thầy nhân cách, trí tuệ., người chủ một gia tài đặc biệt)[2], trăm năm vui giữa nhân gian)[3], một năm trong một trăm năm)[4] với muôn vàn thương yêu của cộng đồng dân tộc. Trong các trang sử đổ mồ hôi và những vấn đề vượt lên trên sử của giáo sư có minh triết ông cha và bản lĩnh dân tộc Việt. "Nhân cách Trần Nhân Tông" là một trả lời ngắn, rất ngắn của giáo sư đối với một vấn đề lớn, rất lớn. Bài học lớn trong câu chuyện nhỏ.(Hoàng Kim sưu tầm tư liệu TƯỞNG NHỚ BÁC TRẦN VĂN GIÀU và viết cảm nhận)
NHÂN CÁCH TRẦN NHÂN TÔNG
Vào lúc 10/11/2002 lúc 10g30 sáng, tại tư gia Giáo sư Trần Văn Giàu quận 11 thành phố Hồ Chí Minh.
Đạo sư Duy Tuệ (ĐSDT) cùng nhà báo nhà văn Việt Anh , kỹ sư Phạm Bá Quang và bà Nguyễn Thị Bạch Liễu đến thăm Giáo sư Trần Văn Giàu. Nội dung trao đổi giữa ĐSDT và GS.Trần Văn Giàu: Những vấn đề cơ bản về con người Trần Nhân Tông có thể nói trong Hội thảo Khoa học về "Cuộc đời và sự nghiệp Trần Nhân Tông" do Trung tâm Unesco Nghiên cứu và Ứng dụng Phật học Việt Nam phối hợp cùng Đại học Khoa học Tự nhiên Huế sắp tổ chức tại Huế.
ĐSDT: Thưa Giáo sư , trong hội thảo khoa học sắp tới nên đề cập đến những vấn đề gì về cuộc đời và sự nghiệp của Người?
GS. Trần Văn Giàu: có nhiều chuyện để nói và nhiều người đã nói và nói nhiều rồi. Vấn đề là làm sao nói cho thật hay. Có lẽ tôi đọc khá nhiều về sử các nước trên thế giới nhưng chưa tìm thấy lịch sử nước nào có một người đặc biệt như Trần Nhân Tông ở Việt Nam. Người (tôi mở ngoặc chữ Người phải viết hoa chữ N) đặc biệt ở chỗ nào?
Tại nước Tàu lúc bấy giờ Triều đình nhà Tống rất hùng mạnh nhưng quân Nguyên Mông đã tràn xuống đánh thắn thần tốc , đến nỗi vua quan nhà Tống phải chạy ra biển và nhảy xuống biển tự vẫn. Tại Tây Á, Trung Á và một phần châu Âu cũng thua thảm hại , đến nỗi Giáo hoàng La Mã cũng lên tiếng sợ hãi.
Trong lúc ấy Việt Nam so với phương Bắc thì quá nhỏ bé và quá nghèo yếu, thế mà Người dám không cho Nguyên Mông mượn đường xâm lược Chiêm Thành. Lại còn đánh bại ba lần Nguyên Mông xâm lược. Sau khi thắng giặc, Người lại lên núi sống. Người dám nghĩ, dám làm những việc không ai dám nghĩ chứ đừng nói đến làm !
ĐSDT: Thưa Giáo sư có học giả cho rằng nhờ tinh thần đạo Phật , tinh thần vô ngã của đạo Phật mà Trần Nhân Tông mới dũng cảm như vậy?
GS. Trần Văn Giàu: Có bao nhiêu người theo đạo Phật nhưng có ai giống như Người không? có ai có lý tưởng như Người không? Còn nói về tinh thần yêu nước thì đương nhiên rồi nhưng theo tôi thì chưa đủ. Chúng ta nên chú ý đến tình thương . Có lẽ vì lòng thương người quá lớn nên mới bản lãnh như vậy.
ĐSDT: Chúng ta có nên đề cập đến vấn đề châu Ô châu Rí không?
GS. Trần Văn Giàu: Có lúc nói, có lúc không. Chúng ta dưa vào lịch sử để nói , nhưng chúng ta không nên đi quá nhiều về lịch sử, bây giờ thì không cần nói vấn đề đó. Qua lịch sử, chúng ta nói về những vấn đề vượt lên trên lịch sử. Qua lịch sử ta nói đến con người, nhân cách của Người. Từ nhân cách ấy, cho ta thấy nhân cách của một dân tộc. Một đất nước sản sinh ra được một con người có một không hai trên thế giới, thử hỏi đất nước ấy và dân tộc ấy có đặc biệt hay không ?
Từ hôm nay về sau tôi không viết sử nữa. Tôi bắt đầu viết về những vấn đề vượt lên trên sử, có thể giới thiệu cho thế hệ này, nhưng cũng có thể cho thế hệ sau, cũng chưa vội.
Từ nay cho đến khi hội thảo sẽ có nhiều người cùng đóng góp nội dung cho hội thảo, riêng tôi sẵn sàng trao đổi với Ban tổ chức những điều quý vị nêu ra. Tôi nhận làm cố vấn thực tiễn cho nội dung của hội thảo, nhưng ban tổ chức thông cảm, tôi quá già yếu không thể đi xa được, xin mời quý vị đến đây cùng trao đổi.
ĐSDT: Xin cám ơn Giáo sư
Nhà báo nhà văn Việt Hà ghi
(Rút trong tập: Những lời dạy về Phật của Trần Nhân Tông. Trung tâm UNESCO nghiên cứu và ứng dụng Phật học Việt Nam, trang 59-61)
Xem thêm:
Trí tuệ bậc Thầy của cặp song sinh thế kỷ
BÁC TRẦN VĂN GIÀU LÀ NGƯỜI TẬN LỰC VÀ THỨC THỜI
Bác Trần có sách hay (1), trò giỏi (2), thầy quý (3) vợ hiền (4) bạn đồng hành thế kỷ (5) và sống phúc hậu giữa lòng dân. Bác không tiếp tục làm nhà cách mạng, nhà tư tưởng, nhà lãnh đạo quốc gia nhưng lại thung dung làm nhà sử học, nhà văn hóa, nhà giáo dục. Sự nghiệp ấy, thời thế ấy, điều kiện ấy, bác đã tận lực, thức thời và đều đạt đến đỉnh cao.
Bài học lớn trong câu chuyện nhỏ của Bác viết về "Nhân cách Trần Nhân Tông" và "Nhân cách lớn của chủ tịch Hồ Chí Minh" rất ngắn, rất hay và sâu sắc hiếm thấy.
Người hiền đi xa, tiếng thơm còn mãi. Bác viết rằng thế giới đổi thay chỉ giá trị nhân văn và tri thức hợp thời còn lại. Sau năm trăm năm, dân Việt sẽ còn nhớ đến Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp. Nhân cách và di sản tri thức của bác Trần Văn Giàu chắc chắn sẽ còn nhiều người tìm lại không chỉ vì sử và văn hóa mà vượt lên trên sử, bác đã và đang nói đến CON NGƯỜI.
BÁC VÕ NGUYÊN GIÁP DĨ CÔNG VI THƯỢNG, THIÊN TÀI QUÂN SỰ
Bác Võ dĩ công vi thượng, thiên tài quân sự, biết mình biết người. Thật đẹp tấm ảnh đại tướng Võ Nguyên Giáp và giáo sư Trần Văn Giàu chụp chung. Trí tuệ bậc Thầy của cặp song sinh thế kỷ.
TƯỞNG NHỚ BÁC TRẦN VĂN GIÀU
(Hoàng Kim thu thập tuyển chọn tư liệu các bài viết và nói về giáo sư Trần Văn Giàu)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)

Em ơi em, can đảm bước chân lên
Nguyễn Khoa Tịnh
Thầy ước mong em
noi gương Quốc Tuấn
Đọc thơ em, tim tôi thắt lại
Lòng nghẹn ngào, nước mắt chảy rưng rưng
Nửa xót xa nhưng nửa lại vui mừng
Xót xa vì đời em còn thơ dại
Mới tuổi thơ mà cuộc đời đầy khổ ải
Mới biết cười đã phải sống mồ côi
Như chiếc thuyền giữa biển tự trôi
Như chiếc lá bay về nơi vô định
“Bụng đói” viết ra thơ em vịnh:
“Cơm ngày một bữa sắn trộn khoai
Có biết lòng ta bấy hỡi ai?
Vơi vơi lòng dạ, cồn cào bụng
Kể chi no đói, mặc ngày dài”
Phải!
Kể chi no đói mặc ngày dài
Rất tự hào là thơ em sung sức
Rất tự hào là em tôi đầy nghị lực
Đã hiển lộ mình qua “Cái chảo rang”
“Trung dũng ai bằng cái chảo rang
Lửa to mới biết sáp hay vàng
Xào nấu chiên kho đều vẹn cả
Chua cay mặn ngọt giữ an toàn
Ném tung chẳng vỡ như nồi đất
Quăng bừa xó bếp vẫn nằm ngang
Tốt đẹp đâu cần danh tiếng hão
Bạn cùng lửa đỏ, nóng chang chang”
Phải!
Lửa to mới biết sáp hay vàng!
Em hãy là vàng,
Mặc ai chọn sáp!
Tôi vui sướng cùng em
Yêu giấc “Ngủ đồng”
Hiên ngang khí phách:
“Sách truyền sướng nhất chức Quận công
Ta sướng khi ra ngủ giữa đồng
Lồng lộng trời hè muôn làn gió
Đêm thanh sao sang mát thu không
Nằm ngữa ung dung như khanh tướng
Lấy mấy vần thơ tỏ nỗi lòng
Tinh tú bao quanh hồn thời đại
Ngủ đồng khoan khoái ngắm gương trong”
Tôi biết chí em khi "Qua đèo Ngang”
Ung dung xướng họa với người anh hùng
Đã làm quân thù khiếp sợ:
“Ta đi qua đèo Ngang
Cũng gặp Người trèo qua núi hiểm
Đỉnh dốc chênh vênh
Xe mù bụi cuốn
Có lẽ thiên nhiên đã định bao giờ
Một dãy Hoành Sơn bát ngát trận đồ
Điệp điệp núi cao
Trùng trùng rừng thẳm.
Người thấy
Súng gác trời xanh
Gió lùa biển lớn
Nông dân rộn rịp đường vui
Thanh Quan nàng nhẽ có hay
Cảnh mới đã thay cảnh cũ.
Ta hay
Máu chồng đất đỏ
Mây cuốn dặm khơi
Nhân công giọt giọt mồ hôi
Hưng Đạo thầy ơi có biết
Người nay nối chí người xưa
Tới đây
Nước biếc non xanh
Biển rộng gió đùa khuấy nước
Đi nữa
Đèo sâu vực thẳm
Núi cao mây giỡn chọc trời
Nhớ thù nhà, luống thẹn làm trai
Thương dân nước, thà sinh phận gái
“Hoành Sơn cổ lũy”
Hỏi đâu dấu tích phân tranh?
Chỉ thấy non sông
Lốc cuốn, bốn phương sấm động.
Người vì việc nước ra đi
Ta muốn cứu dân nên thăm trận thế
Điều không hẹn mà xui gặp mặt
Vô danh lại gặp hữu danh
Cuộc đời dài ắt còn sẽ gặp nhau
Nay hội ngộ giữa đỉnh cao trời đất
Anh em ta ngự trên xe đạp
Còn Người thì lại đáp com măng
Đường xuyên sơn
Anh hùng gặp anh hùng
Nhìn sóng biển Đông
Như ao trời dưới núi.
Xin kính chào
Bậc anh hùng tiền bối
Ta ngưỡng mộ Người
Và tỏ chí với non sông
Mẹ hiền ơi!
Tổ Quốc ơi!
Xin tiếp bước anh hùng!”
Hãy cố lên em!
Noi gương danh nhân mà lập chí
Ta với em
Mình hãy kết thành đôi tri kỷ!
Đất Quảng Trạch này đâu kém Nam Dương
Tôi tự hào bài “Tỏ chí” của em:
"Quốc Tuấn ngày xưa chí vững bền
Thù nhà, nợ nước chẳng hề quên
Đến bữa quên ăn, đêm quên ngủ
Thương dân, yêu nước quyết báo đền
Văn hay thu phục muôn người Việt
Võ giỏi kinh hồn lũ tướng Nguyên
Mươi năm sau nữa ơi ông Tuấn
Nối chí ông, nay cháu tiến lên!”
Tôi thương mến em
Đã chịu khó luyện rèn
Biết HỌC LÀM NGƯỜI !
Học làm con hiếu thảo.
Mười lăm tuổi đã “Tập làm thầy giáo”
Vui gì hơn buổi đầu làm thầy giáo
Của lớp vở lòng đất mẹ yêu thương
Trưa nắng luyến các em cùng đến lớp
Giọng líu lo như chim hót ven đường.
Đứng trước các em tuổi nhỏ đáng yêu
Mà đã tưởng tới bao nhiêu người lớn
Nghe em đọc giọng thanh thanh dễ mến
Mà đã nghe đất nước xuyến xao mình!
Tổ Quốc đang chờ em phía trước.
Em ơi em, can đảm bước chân lên!
1970