Thứ Hai, 7 tháng 4, 2014

Hạnh phúc đâu chỉ là đích đến



Ngày Quốc tế Hạnh phúc được Liên Hiệp Quốc lựa chọn là ngày 20 tháng 3 hằng năm theo đề xuất của Vương quốc Bhutan ở Nam Á, phía Đông của dãy Himalaya. Thông điệp này được Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki- moon chính thức công bố tại hội nghị  Liên Hiệp Quốc ngày 28 tháng 6 năm 2012 và đã được 193 nước thành viên Liên Hiệp quốc, trong đó có Việt Nam, thông qua Nghị quyết cùng cam kết ủng hộ.

Ý nghĩa của ngày Quốc tế Hạnh phúc


Mục đích của ngày Quốc tế Hạnh phúc 20 tháng 3 là biểu tượng hành động để gia tăng nhận thức của dư luận thế giới trong việc công nhận hạnh phúc là một trong những chỉ tiêu phát triển toàn cầu nhằm xây dựng một thế giới hài hòa, cân bằng, hạnh phúc cho mọi người trên trái đất.

Tổng thư ký Ban Ki-moon khẳng định: “Chúng ta cần một mô hình kinh tế mới mà ở đó các bên phải công nhận sự phát triển bền vững của cả ba trụ cột xã hội, kinh tế và môi trường trong lành. Các yếu tố này kết hợp với nhau sẽ tạo ra khái niệm chỉ số chung về hạnh phúc toàn cầu”.

Vì sao chọn 20/3 làm ngày Hạnh phúc?


Ngày 20 tháng 3 sở dĩ được chọn làm ngày “Quốc tế Hạnh phúc” vì giao thời của đêm 19 tháng 3 đến đêm  21 tháng 3 thuộc tiết Xuân phân tại Đông Á. Đây là khi mặt trời nằm ngang với đường xích đạo nên trong ngày này, ngày và đêm có độ dài bằng nhau. Điều đó biểu tượng cho sự cân bằng âm dương, hài hòa vũ trụ. Đó là thời điểm tính giao cân bằng âm dương và quý nhất, hạnh phúc nhất của các cặp vợ chồng theo thuật số chiêm tinh cổ đại. Việc lựa chọn ngày 20 tháng 3 hàng năm làm ngày “Quốc tế Hạnh phúc” nhằm truyền tải thông điệp rằng cân bằng, hài hòa là một trong những chìa khóa để mang đến hạnh phúc.

Hai mươi tư tiết khí
Kinh độTiết khíDương lịch
Xuân
315°Lập xuân4 - 5/2
330°Vũ thủy18 - 19/2
345°Kinh trập5 - 6/3
Xuân phân20 - 21/3
15°Thanh minh4 - 5/4
30°Cốc vũ20 - 21/4
Hạ
45°Lập hạ5 - 6/5
60°Tiểu mãn21 - 22/5
75°Mang chủng5 - 6/6
90°Hạ chí21 - 22/6
105°Tiểu thử7 - 8/7
120°Đại thử22 - 23/7
Thu
135°Lập thu7 - 8/8
150°Xử thử23 - 24/8
165°Bạch lộ7 - 8/9
180°Thu phân23 - 24/9
195°Hàn lộ8 - 9/10
210°Sương giáng23 - 24/10
Đông
225°Lập đông7 - 8/11
240°Tiểu tuyết22 - 23/11
255°Đại tuyết7 - 8/12
270°Đông chí21 - 22/12
285°Tiểu hàn5 - 6/1
300°Đại hàn20 - 21/1

Xuân phân
, theo lịch Trung Quốc cổ đại, là điểm giữa của mùa xuân, nó là một trong hai mươi tư tiết khí trong nông lịch và tiết khí này bắt đầu từ điểm giữa mùa xuân. Theo định nghĩa này, thời điểm bắt đầu của nó trùng với khái niệm điểm xuân phân (tiếng Anh: Vernal equinox) tại Bắc bán cầu theo quan điểm của khoa học phương Tây.

Theo quy ước, tiết Xuân phân là khoảng thời gian bắt đầu từ khoảng gần nửa đêm 19 đến rạng ngày 20 tháng 3 và kết thúc vào khoảng ngày 4 hay 5 tháng 4 trong lịch Gregory theo các múi giờ Đông Á khi tiết Thanh minh bắt đầu.

Tuy nhiên, theo khoa học phương Tây thì điểm xuân phân lại là thời điểm bắt đầu mùa xuân tại Bắc bán cầu, thời điểm mà Mặt Trời xuất hiện trên "thiên xích đạo" (Mặt Trời ở gần xích đạo nhất) và đi lên hướng Bắc. Thuật ngữ này cũng được sử dụng để chỉ một điểm trên bầu trời là điểm đầu tiên của cung Bạch Dương trong Hoàng đạo. Về mặt thời gian, xuân phân diễn ra vào khoảng 19 tháng 3 đến 21 tháng 3, thời gian chính xác của nó là khoảng 5 giờ 49 phút muộn hơn so với năm trước trong những năm thường và khoảng 17 giờ 26 phút sớm hơn trong những năm nhuận. (Xem thêm chu kỳ 400 năm của năm nhuận để biết thêm về sai số trong lịch Gregory).

Nam bán cầu thì thời điểm giao thời này cũng khoảng thuộc đêm 19 tháng 3 đến rạng ngày 20 tháng 3 đó là điểm thu phân.
Theo khoa học thiên văn phương Tây, điểm mà Mặt Trời vượt qua xích đạo bầu trời đi về hướng Bắc gọi là điểm đầu tiên của cung Bạch Dương. Tuy nhiên, theo độ chính xác của các điểm phân, điểm này hiện không còn ở trong chòm Bạch Dương nữa mà đang ở trong cung Song Ngư. Đến khoảng năm 2600 nó sẽ ở trong cung Bảo Bình (do đó có thuật ngữ "kỷ nguyên Bảo Bình"). Tại Nam bán cầu, điểm phân này diễn ra cùng thời điểm nhưng nó là điểm bắt đầu của mùa thu tại bán cầu này.


Sự chiếu sáng Trái Đất bởi Mặt Trời vào ngày Xuân phân và Thu phân được thể hiện ở hình trên đây . Đêm 19 tháng 3 đến ngày 20 tháng 3, lưu ý vị trí của Việt Nam tại  điểm cực đông và chuyển động của mặt trời. Tại điểm xuân phân, người quan sát sẽ thấy Mặt Trời khi đó mọc "chính xác" ở phía Đông và lặn "chính xác" ở phía Tây. Xuân phân là thời điểm giao hòa cân bằng hài hòa trời đất âm dương vũ trụ và con người. Sau xuân phân Mặt Trời có xu hướng mọc và lặn mỗi ngày nhích dần về phía bắc.

Ngày hạnh phúc tại Việt Nam và thế giới


Đối với Việt Nam tiêu chí "hạnh phúc" đã được Hồ Chí Minh chọn làm tôn chỉ quốc gia: "Việt Nam Dân chủ Cộng hòa . Độc lập, Tự do, Hạnh phúc” . Điều này được học theo gương sáng của nhà lập quốc và minh triết vĩ đại Tôn Trung Sơn, người sáng lập học thuyết "Tam Dân" (Dân tộc Độc lập, Dân quyền Tự do, Dân sinh Hạnh phúc).


Hồ Chí Minh nói: “..Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo của Jêsu có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó thích hợp với điều kiện nước ta. Khổng Tử, Jêsu, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng có ưu điểm chung đó sao? Họ đều mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưu cầu hạnh phúc cho xã hội. Nếu hôm nay họ còn sống trên đời này, tôi tin rằng họ nhất định sống chung với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm một người học trò nhỏ của các vị ấy”. Trích "Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo và tín ngưỡng", NXB Khoa học xã hội, H.1996, tr. 152. Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Tuy vậy, ngày 20 tháng 3 năm 2014 nước Việt Nam mới lần đầu tiên chính thức vinh danh ngày Quốc tế Hạnh phúc tại Quyết định số 2589/QĐ-TTg ngày 26/ 12/ 2013 của Thủ tướng Chính phủ  phê duyệt Đề án “Tổ chức các hoạt động nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20 tháng 3 hằng năm”.
Đối với một số quốc gia trên thế giới, thời điểm xuân phân từ 19 tháng 3 đến  21 tháng 3 là ngày hội. Lễ hội Norouz (lễ hội năm mới hay lễ hội đầu xuân) của Iran được tổ chức vào ngày này, đạo Bahai gọi lễ này là Naw-Rúz; ngoài ra còn có lễ hội Ostara của đạo Wicca, một trong tám lễ hội Sabbat của những người theo đạo đa thần giáo kiểu mới. Tại Nhật Bản ngày Xuân phân (春分の日) là ngày lễ chính thức của quốc gia để mọi người đi tảo mộ và đoàn tụ gia đình. Lễ Phục sinh ở các nước theo Cơ đốc giáo được tổ chức vào ngày chủ nhật đầu tiên ngay sau khi trăng tròn kể từ ngày Xuân phân. Năm mới Tamil được tổ chức sau ngày Xuân phân. Nó được tổ chức tại bang miền nam Ấn Độ (Tamil Nadu).
Ngày Hành phúc và Ngày Trái Đất
Ngày Xuân phân hàng năm, ngày Hạnh phúc cũng chính là Ngày Trái Đất được kỷ niệm vào ngày Xuân phân hàng năm kể từ ngày đầu tiên là 21 tháng 3 năm 1970. Mục đích Ngày Trái Đất nhằm nâng cao nhận thức về giá trị môi trường tự nhiên Trái Đất. 
Ngày Trái Đất được tài trợ bỏi thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Gaylord Nelson tại hội thảo môi trường được tổ chức lần đầu vào 22 tháng 4 năm 1970. Trong khi Ngày Trái Đất đầu tiên tại nước Mỹ, đã được Denis Hayes, nguyên là điều phối viên toàn quốc tổ chức lần đầu năm 1970, đưa nó lên tầm quốc tế vào năm 1990 và tổ chức các sự kiện ở 141 quốc gia.[1][2] 
Ngày Trái Đất giờ đây được điều phối toàn cầu bởi Mạng Ngày Trái Đất[3] và được tổ chức hàng năm tại hơn 175 nước.[4] Nhiều cộng đồng còn tổ chức Tuần Trái Đất, một tuần của các hoạt động xoay quanh các vấn đề môi trường. Năm 2009, Liên hợp quốc chọn ngày 22 tháng 4 là ngày Quốc tế Mẹ Trái Đất.[5]
Nelson đã truyền bá ý tưởng về Ngày Trái Đất tại một buổi hội thảo quốc gia về môi trường ở Mỹ.[8]
"I am convinced that all we need to do to bring an overwhelming insistence of the new generation that we stem the tide of environmental disaster is to present the facts clearly and dramatically. To marshal such an effort, I am proposing a national teach-in on the crisis of the environment to be held next spring on every university campus across the Nation. The crisis is so imminent, in my opinion, that every university should set aside 1 day in the school year-the same day across the Nation-for the teach-in".[8] "Tôi tin rằng tất cả chúng ta cần phải hành động ngay để mang lại một sự sức mạnh thay đổi của thế hệ mới mà chúng tôi ngăn chặn xu hướng của thảm họa môi trường để trình bày sự thật rõ ràng và đáng kể. Để sắp xếp một nỗ lực như vậy, tôi đề xuất một quốc gia giảng dạy về cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về môi trường được tổ chức vào mùa xuân tới trên tất cả các khuôn viên trường đại học trên khắp các quốc gia. Cuộc khủng hoảng sắp xảy ra như vậy, theo ý kiến ​​của tôi, rằng tất cả các trường đại học nên dành một ngày trong các trường năm trong cùng một ngày trên toàn quốc để giảng dạy về điều này."
Ngày Trái Đất tỏ ra tự phát và tự nó phát triển:
Ngày Trái Đất thành công nhờ phản ứng tự nguyện của tầng lớp thường dân. Chúng tôi không có thời gian hay nguồn lực để tổ chức 20 triệu người biểu tình và hàng nghìn trường học và các cộng đồng địa phương tham gia. Đó là điều đáng chú ý về Ngày Trái Đất. Nó tự tổ chức.[15]

Official Earth Week logo that was used as the backdrop for the prime time CBS News Special Report with Walter Cronkite about Earth Day 1970.[16]

Ngày 22 tháng 4 năm 1970, Ngày Trái Đất đánh dấu sự khởi đầu của cuộc vận động vì môi trường hiện đại. Xấp xỉ 20 triệu người Mỹ tham gia. Hàng ngàn trường đại học và cao đẳng tổ chức biểu tình chống lại sự xuống cấp của môi trường. Các nhóm người chống tràn dầu, các công xưởng và nhà máy điện ô nhiễm, nước thải không qua xử lý, chất độc hoá học, thuốc trừ sâu, sự suy giảm vùng hoang dã và ô nhiễm không khí bỗng chốc nhận ra họ có chung mục đích.

Ngày Trái Đất xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng qua bài báo cáo đặc biệt dài một tiếng vào giờ vàng của CBS mang tên "Ngày Trái Đất: Vấn đề của sự tồn tại" [16]

Ngày Trái Đất đã chứng tỏ sự rộng rãi ở Hoa Kỳ và trên toàn thế giới. Ngày Trái Đất đầu tiên có sự tham dự và ủng hộ của hai nghìn trường đại học và cao đăng, gần 10 nghìn trường tiểu học và cấp hai và hàng trăm cộng động dọc nước Mỹ. Quan trọng hơn, nó "đưa 20 nghìn người Mỹ ra khỏi nhà trong ánh nắng của mùa xuân cho một cuộc tuần hành hoà bình ủng hộ môi trường." [18]

Thượng nghị sĩ Nelson tuyên bố rằng Ngày Trái Đất thành công nhờ phản ứng của tầng lớp bình dân.[19] Ông gắn Ngày Trái Đất với việc thuyết phục các chính trị gia Hoa Kỳ rằng luật môi trường nhận được sử ủng hộ quan trọng và lâu dài của cử tri.

Ngày Trái Đất 2010 diễn ra đồng thời với Hội nghị Nhân dân Thế giới về Biến đổi Khí hậu, tổ chức ở Cochabamba, Bolivia, và Năm Đa dạng Sinh học.

Điều kì diệu của hạnh phúc
Hạnh phúc là gì? Theo định nghĩa của Từ điển bách khoa Việt : “Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc của con người khi được thỏa mãn một nhu cầu nào đó mang tính trừu tượng. Hạnh phúc là một cảm xúc bậc cao, được cho rằng chỉ có ở loài người, nó mang tính nhân bản sâu sắc và thường chịu tác động của lý trí.”
Hạnh phúc là tất cả những gì chúng ta đang có. Hạnh phúc là cái ta đang nắm trong tay, là đoạn đường cùng nhau bước tới, bên nhau cho dù khó khăn vất vả trên trường đời ... Có những trang web hay nói về điều này: Ngày quốc tế hạnh phúc 20.3: 12 bí kíp để vui sống!; Việt Nam hướng ứng Ngày Quốc tế Hạnh Phúc 20/3



Thầy Giáo Già đã có tản mạn về hạnh phúc thật thú vị:

Hạnh phúc, sung sướng là hai từ gần nghĩa nhưng điểm khác biệt là hạnh phúc liên quan đến lý trí, sự mang lại tình yêu, thành công, danh tiếng, sự yêu mến còn sung sướng liên quan đến bản năng, được mang lại bởi sự tiện nghi, giàu sang, thỏa mãn các bản năng cơ bản như ăn uống, vui chơi, sinh hoạt tình dục...

K. Mác nói: "Người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người nhất...". Nhà triết học Platon nói: "Nếu coi thỏa mãn vật chất là hạnh phúc thì ta có thể xem con bò là hạnh phúc..."

Hạnh Phúc chiết tự từ Happiness, đó là: H - Healthy (Sống khỏe), A - Attitude (Sống có đức tin), P - Present (Sống cho hiện tại), P - Play (Sống vui) , I - Inward (Sống nội tâm), N - Nut (Sống thật như hạt), E – Express Yourself (Hãy là chính mình), S – Simple (Sống đơn giản), S – Smile (Luôn mỉm cười)

Chỉ số hành tinh hạnh phúc (Happy Planet Index, viết tắt HPI) do NEF (New Economics Foundation – Anh) công bố. Chỉ số này nói lên mối quan hệ giữa tuổi thọ, cảm giác thoải mái và các hành vi tác động đến môi trường. Những tiêu chí do NEF đưa ra khác với các chỉ số GDP (tổng sản phẩm quốc nội), HDI (chỉ số phát triển con người).

Theo bảng xếp hạng năm 2006, Việt Nam đứng ở vị trí số 12 trên thế giới và cao nhất Châu Á. Trong 30 nước dẫn đầu phần lớn là các nước đang phát triển, 2 quốc gia thuộc Đông Nam Á khác là Philippin và Indonesia lần lượt nắm các vị trí 17 và 25.

Bhutan là quốc gia đã ghi nhận uy thế của hạnh phúc quốc gia hơn là thu nhập quốc gia từ những năm đầu tiên của thập kỷ 70 thế kỷ 20 và nổi tiếng với việc thực thi mục tiêu tổng hạnh phúc quốc gia thay vì tổng sản phẩm quốc nội. Quan niệm về hạnh phúc cấu thành từ ba trụ cột: kinh tế phát triển bền vững,  xã hội dân chủ công bằng, môi trường trong lành xanh sạch.

Đại diện quốc gia Bhutan cho rằng nhu cầu về Ngày Hạnh phúc này là đối với tất cả quốc gia và con người trên toàn thế giới để có những bước vượt lên trên sự khác biệt giữa các nước và con người trên toàn thế giới và liên kết, đoàn kết toàn nhân loại.
Giấc mơ hạnh phúc


Tùy theo quan niệm và nhận thức của mỗi người về giấc mơ hạnh phúc . Trang Tình yêu cuộc sống của Hoàng Kim có một định nghĩa khá thú vị về điều này:


GIẤC MƠ HẠNH PHÚC

Hoàng Kim

nhắm mắt lại đi em
để thấy rõ giấc mơ hạnh phúc
trời thanh thản xanh
đêm nồng nàn thở
ta có nhau trong cuộc đời này

nghe hương tinh khôi đọng mật
quyến rũ em và khát khao anh
mùi ngây ngất đằm sâu nỗi nhớ
một tiếng chuông ngân
thon thả đầu ghềnh

nhắm mắt lại đi em
hạnh phúc đâu chỉ là đích đến
hạnh phúc là con đường trãi nghiệm
vỗ về, chờ đợi, nhớ thương



nhắm mắt lại đi em
trong giấc mơ của anh
có em và rừng thiêng cổ tích
có suối nước trong veo như ngọc
có vườn trúc và ngôi nhà tranh
có một đàn trẻ thơ tung tăng
heo gà chó mèo ngựa trâu
nhởn nhơ trên đồng cỏ
tươi xanh

nhắm mắt lại đi em,
tận hưởng thú an lành
*
Hạnh phúc thay cho ai thấu hiểu giá trị đích thực của  sự cân bằng hài hòa hạnh phúc, ba trụ cột của quan niệm hạnh phúc mới, Ngày Quốc tế Hạnh Phúc, Ngày Trái Đất, Bí ẩn Cung Hoàng Đạo, Ngày Xuân Phân 19 - 21/3,  Nhân Duyên và Tam Hợp, thông điệp tình yêu cuộc sống.

Hoàng Kim

(tổng hợp)

Video yêu thích 
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam

Trở về trang chính

Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương NamChào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày,  Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook  Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống Thơ cho con

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét


Em ơi em, can đảm bước chân lên


Nguyễn Khoa Tịnh

Thầy ước mong em
noi gương Quốc Tuấn


Đọc thơ em, tim tôi thắt lại 
Lòng nghẹn ngào, nước mắt chảy rưng rưng 
Nửa xót xa nhưng nửa lại vui mừng 
Xót xa vì đời em còn thơ dại 
Mới tuổi thơ mà cuộc đời đầy khổ ải 
Mới biết cười đã phải sống mồ côi 
Như chiếc thuyền giữa biển tự trôi 
Như chiếc lá bay về nơi vô định 
“Bụng đói” viết ra thơ em vịnh: 

“Cơm ngày một bữa sắn trộn khoai 
Có biết lòng ta bấy hỡi ai? 
Vơi vơi lòng dạ, cồn cào bụng 
Kể chi no đói, mặc ngày dài” 


Phải! 
Kể chi no đói mặc ngày dài 
Rất tự hào là thơ em sung sức 
Rất tự hào là em tôi đầy nghị lực 
Đã hiển lộ mình qua “Cái chảo rang” 

“Trung dũng ai bằng cái chảo rang 
Lửa to mới biết sáp hay vàng 
Xào nấu chiên kho đều vẹn cả 
Chua cay mặn ngọt giữ an toàn 
Ném tung chẳng vỡ như nồi đất 
Quăng bừa xó bếp vẫn nằm ngang 
Tốt đẹp đâu cần danh tiếng hão 
Bạn cùng lửa đỏ, nóng chang chang”


Phải! 
Lửa to mới biết sáp hay vàng! 
Em hãy là vàng, 
Mặc ai chọn sáp! 
Tôi vui sướng cùng em 
Yêu giấc “Ngủ đồng” 
Hiên ngang khí phách: 

“Sách truyền sướng nhất chức Quận công 
Ta sướng khi ra ngủ giữa đồng 
Lồng lộng trời hè muôn làn gió 
Đêm thanh sao sang mát thu không 
Nằm ngữa ung dung như khanh tướng 
Lấy mấy vần thơ tỏ nỗi lòng 
Tinh tú bao quanh hồn thời đại 
Ngủ đồng khoan khoái ngắm gương trong” 


Tôi biết chí em khi "Qua đèo Ngang” 
Ung dung xướng họa với người anh hùng 
Đã làm quân thù khiếp sợ: 

“Ta đi qua đèo Ngang 
Cũng gặp Người trèo qua núi hiểm 
Đỉnh dốc chênh vênh 
Xe mù bụi cuốn 
Có lẽ thiên nhiên đã định bao giờ 
Một dãy Hoành Sơn bát ngát trận đồ 
Điệp điệp núi cao 
Trùng trùng rừng thẳm. 
Người thấy 
Súng gác trời xanh 
Gió lùa biển lớn 
Nông dân rộn rịp đường vui 
Thanh Quan nàng nhẽ có hay 
Cảnh mới đã thay cảnh cũ. 
Ta hay 
Máu chồng đất đỏ 
Mây cuốn dặm khơi 
Nhân công giọt giọt mồ hôi 
Hưng Đạo thầy ơi có biết 
Người nay nối chí người xưa 

Tới đây 
Nước biếc non xanh 
Biển rộng gió đùa khuấy nước 
Đi nữa 
Đèo sâu vực thẳm 
Núi cao mây giỡn chọc trời 

Nhớ thù nhà, luống thẹn làm trai 
Thương dân nước, thà sinh phận gái 
“Hoành Sơn cổ lũy” 
Hỏi đâu dấu tích phân tranh? 
Chỉ thấy non sông 
Lốc cuốn, bốn phương sấm động. 

Người vì việc nước ra đi 
Ta muốn cứu dân nên thăm trận thế 
Điều không hẹn mà xui gặp mặt 
Vô danh lại gặp hữu danh 
Cuộc đời dài ắt còn sẽ gặp nhau 
Nay hội ngộ giữa đỉnh cao trời đất 
Anh em ta ngự trên xe đạp 
Còn Người thì lại đáp com măng 
Đường xuyên sơn 
Anh hùng gặp anh hùng 
Nhìn sóng biển Đông 
Như ao trời dưới núi. 

Xin kính chào 
Bậc anh hùng tiền bối 
Ta ngưỡng mộ Người 
Và tỏ chí với non sông 
Mẹ hiền ơi! 
Tổ Quốc ơi! 
Xin tiếp bước anh hùng!” 


Hãy cố lên em! 
Noi gương danh nhân mà lập chí 
Ta với em 
Mình hãy kết thành đôi tri kỷ! 
Đất Quảng Trạch này đâu kém Nam Dương 
Tôi tự hào bài “Tỏ chí” của em: 

"Quốc Tuấn ngày xưa chí vững bền 
Thù nhà, nợ nước chẳng hề quên 
Đến bữa quên ăn, đêm quên ngủ 
Thương dân, yêu nước quyết báo đền 
Văn hay thu phục muôn người Việt 
Võ giỏi kinh hồn lũ tướng Nguyên 
Mươi năm sau nữa ơi ông Tuấn 
Nối chí ông, nay cháu tiến lên!” 


Tôi thương mến em 
Đã chịu khó luyện rèn 
Biết HỌC LÀM NGƯỜI ! 
Học làm con hiếu thảo. 
Mười lăm tuổi đã “Tập làm thầy giáo” 

Vui gì hơn buổi đầu làm thầy giáo 
Của lớp vở lòng đất mẹ yêu thương 
Trưa nắng luyến các em cùng đến lớp 
Giọng líu lo như chim hót ven đường. 

Đứng trước các em tuổi nhỏ đáng yêu 
Mà đã tưởng tới bao nhiêu người lớn 
Nghe em đọc giọng thanh thanh dễ mến 
Mà đã nghe đất nước xuyến xao mình!


Tổ Quốc đang chờ em phía trước. 
Em ơi em, can đảm bước chân lên!

1970