Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012

Chất lượng cuộc sống và minh triết

Hoàng Kim. Giấc mơ đời người thường là chất lượng cuộc sống. Tôi tâm đắc với Nguyễn Hiến Lê trong "Tự bạch triết lý nhân sinh của tôi", ông đã viết: "Hồi trẻ, quan niệm của tôi về hạnh phúc là được tự do, độc lập, làm một công việc hữu ích mà mình thích, gia đình êm ấm, con cái học được, phong lưu một chút chứ đừng giàu quá. Nhưng hồi năm mươi tuổi tôi thấy bấy nhiêu chưa đủ, cần thêm điều kiện này nữa: sống trong một xã hội lành mạnh, ổn định và tương đối thịnh vượng.".
Chất lượng cuộc sống có mười điểm chính liên quan mật thiết đó là: thu nhập, giá cả sinh hoạt, tai nạn giao thông, chất lượng giáo dục, tham nhũng, tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường, chất lượng y tế, việc làm, an toàn thực phẩm.
Ở Việt Nam thì giá cả sinh hoạt, tham nhũng và tai nạn giao thông là ba vấn đề bức xúc nhất hiện nay, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Tài liệu rất cần đọc và suy ngẫm. Đó là kết quả báo cáo Khảo sát xã hội học về Phòng chống tham nhũng do Thanh tra Chính phủ chủ trì phối hợp với Văn phòng chỉ đạo Trung Ương về Phòng chống tham nhũng và Ngân hàng Thế giới thực hiện (Hình 1 trên đây). bài Lại thêm một sự thật đau lòng của Trần Đăng Khoa và Hãy để cho dân cái lai quần của Minh Diện trên blog Bùi Văn Bồng. 
Lời cảnh báo "Lật thuyền mới biết dân như nước/ Cậy hiểm khôn ngăn mệnh của trời/ Họa phúc có nguồn đâu một chốc/ Anh hùng di hận mãi muôn đời" của cụ Nguyễn Trãi thật sâu sắc, thấm thía. Bài học chất lượng cuộc sống và an dân thật đáng lo ngại. Những động thái mới chống tham nhũng của Chủ tịch Nước, Quốc Hội, Chính Phủ Việt Nam đang là điểm nóng thời sự được người dân chăm chú theo dõi ...

CỬA BIỂN

Nguyễn Trãi

Cọc gỗ trùng trùng chắn biển khơi

Chăng ngầm xích sắt uổng công thôi
Lật thuyền mới biết dân như nước
Cậy hiểm khôn ngăn mệnh của trời
Họa phúc có nguồn đâu một chốc
Anh hùng di hận mãi muôn đời
Xưa nay trời đất vô cùng ý
Khói tụ thung xanh lớp sóng dồi


Hồ Văn Thiện dịch thơ


QUAN HẢI


Nguyễn Trãi


Thung mộc trùng trùng hải lãng tiền
Trầm giang thiết toả diệc đồ nhiên
Phúc chu thuỷ tín dân do thuỷ,
Thị hiểm nan bằng mệnh tại thiên.
Hoạ phúc hữu môi phi nhất nhật,
Anh hùng di hận kỉ thiên niên.
Kiền khôn kim cổ vô cùng ý,
Khước tại thương lương viễn thụ yên

CỬA BIỂN (cảm thán) dịch nghĩa

Cọc gỗ hàng hàng lớp lớp đứng trơ trơ trước làn sóng biển
Xích sắt giăng ngang dưới sông (để chặn thuyền chiến giặc) cũng chỉ uổng công mà thôi
Lật thuyền mới chịu tin rằng dân như nước (nước chở thuyền đi, nhưng cũng chính nước làm lật thuyền)
Cậy thế hiểm yếu, chẳng qua được số Trời đã định
Chuyện hoạ hay phúc có thời có vận, đâu phải tự dưng bỗng chốc mà xảy đến
(Khiến nên) anh hùng phải ôm hận hàng ngàn năm
Trời đất xưa nay thiên ý vô cùng
Xa xa mây khói (tụ) trên đầu ngọn cây xanh làn sóng bạc


MINH TRIẾT NGUYỄN HIẾN LÊ


Nguyễn Hiến Lê trong "Tự bạch, nhân sinh quan của tôi"
đã viết: (xem Nguyễn Hiến Lê )

1) Đời sống tự nó vô ý nghĩa, trừ ý nghĩa truyền chủng, nhưng mình phải tạo cho nó một ý nghĩa. Từ hồi ăn lông ở lỗ đến nay, nhân loại đã tiến về nhiều phương diện. Chúng ta được hưởng công lao, di sản của biết bao thế hệ thì phải duy trì di sản đó và cải thiện nó tùy khả năng mỗi người.

2) Chúng ta làm điều phải vì tin nó là điều phải chứ không phải vì ý muốn của Thượng đế hay một vị thần linh nào, cũng không phải vì mong chết rồi được lên Niết bàn hay Thiên đàng
3) Quan niệm thiện ác thay đổi tùy nơi, tùy thời. Cái gì ích lợi cho một xã hội vào một thời nào đó thì được xã hội đó cho là thiện, cũng cái đó qua thời khác không còn ích lợi nữa mà hóa ra có hại thì bị coi là ác. Ví dụ đạo tòng phu, tòng tử của phụ nữ có lợi cho gia đình, xã hội thời nông nghiệp; tới thời kỹ nghệ không còn lợi cho gia đình, xã hội nên mất giá trị. Khi sản xuất được ít, đức tiết kiệm được đề cao; ngày nay ở Âu Mỹ, sản xuất vật dụng thừa thãi quá, nên sự phung phí gần thành một bổn phận đối với xã hội. Tuy nhiên vẫn có một số giá trị vĩnh cửu, từ hồi loài người bắt đầu văn minh, dân tộc nào cũng trọng, như đức nhân, khoan hồng, công bằng, tự do, tự chủ,...
4) Đạo nào cũng phải hợp tình, hợp lý (bất viễn nhân) thì mới gọi là đạo được. Tôi không tin rằng hết thảy loài người chỉ thấy đời toàn là khổ thôi; cũng không tin rằng hết thảy loài người thích sống tập thể, không có của riêng.
5) Đạo Khổng thực tế nhất, hợp tình hợp lý nhất, đầy đủ nhất, xét cả về việc tu thân, trị gia, trị quốc. Vậy mà tới nay lý tưởng của ông, nhân loại vẫn chưa theo được. Về tu thân, ba đức nhân, trí, dũng, luyện được đủ tình cảm, trí tuệ và nghị lực của con người.
6) Nên trọng dư luận nhưng cũng không nên nhắm mắt theo dư luận. Biết đắc nhân tâm, nhưng cũng có lúc phải tỏ nỗi bất bình của mình mà không sợ thất nhân tâm.
7) Mỗi người đã phải đóng một vai trò trong xã hội thì tôi lựa vai trò thư sinh. Sống trong một gia đình êm ấm giữa sách và hoa, được lòng quý mến, tin cậy của một số bạn và độc giả, tôi cho là sướng hơn làm một chính khách mà được hàng vạn người hoan hô, mà còn có phần giúp ích cho xã hội được nhiều hơn bạn chính khách nữa. Nhưng làm nhà văn thì phải độc lập, không nhận một chức tước gì của chính quyền.
8) Ghi được một vẻ đẹp của thiên nhiên, của tâm hồn, tả được một nỗi khổ của con người khiến cho đời sau cảm động, bấy nhiêu cũng đủ mang danh nghệ sĩ rồi.
9) Văn thơ phải tự nhiên, cảm động, có tư tưởng thì mới hay. Ở Trung Hoa, thơ Lý Bạch, văn Tô Đông Pha hay nhất. Ở nước ta, thơ Nguyễn Du tự nhiên, bình dị mà bài nào cũng có giọng buồn man mác.
10) Tôi khuyên con cháu đừng làm chính trị, nhưng nếu làm thì luôn luôn phải đứng về phía nhân dân.
11) Một xã hội văn minh thì nhà cầm quyền không đàn áp đối lập, cùng lắm chỉ có thể ngăn cản họ để họ đừng gây rối thôi; tuyệt nhiên không được tra tấn họ. Phải tuyệt đối tôn trọng chính kiến của một người.
12) Một xã hội mà nghề cầm bút, nghề luật sư không phải là nghề tự do thì không gọi là xã hội tự do được.
13) Khi nghèo thì phải tận lực chiến đấu với cảnh nghèo vì phải đủ ăn mới giữ được sự độc lập và tư cách của mình. Nhưng khi đã đủ ăn rồi thì đừng nên làm giàu, phải để thì giờ làm những việc hữu ích mà không vì danh và lợi. Giá trị của ta ở chỗ làm được nhiều việc như vậy hay không.
14) Chỉ nên hưởng cái phần xứng đáng với tài đức của mình thôi. Nếu tài đức tầm thường mà được phú quý hoặc được nhiều người ngưỡng mộ thì sẽ mang họa vào thân.
15) Hôn nhân bao giờ cũng là một sự may rủi. Dù sáng suốt và chịu tốn công thì cũng không chắc gì kiếm được người hợp ý mình; phải chung sống năm ba năm mới rõ được tính tình của nhau. Từ xưa tới nay tôi thấy cuộc hôn nhân của ông bà Curie là đẹp nhất, thành công nhất cho cả cá nhân ông bà lẫn xã hội. Hiện nay ở Mỹ có phong trang kết hôn thử, tôi cho rằng chưa chắc đã có lợi cho cá nhân mà có thể gây nhiều xáo trộn cho xã hội.
16) Có những hoa hữu sắc vô hương mà ai cũng quý như hoa hải đường, hoa đào; nhưng đàn bà nếu chỉ có sắc đẹp thôi, mà không được một nét gì thì là hạng rất tầm thường. Chơi hoa tôi thích nhất loại cây cao; có bóng mát, dễ trồng và có hương quanh năm như ngọc lan, hoàng lan. Ở đâu tôi cũng trồng hai loại đó.
17) Rất ít khi con người rút được kinh nghiệm của người trước. Ai cũng phải tự rút kinh nghiệm của mình rồi mới khôn, vì vậy mà thường vấp té. Nhưng phải như vậy thì loài người mới tiến được.
18) Cơ hồ không thay đổi được bản tính con người: người nóng nảy thì tới già vẫn nóng nảy, người nhu nhược thì tới già vẫn nhu nhược. Nhưng giáo dục vẫn có ích. Không nên cho trẻ sung sướng quá. Phải tập cho chúng có quy củ, kỷ luật, biết tự chủ và hiểu rằng ở đời có những việc mình không thích làm nhưng vẫn phải làm; và làm thì phải làm ngay, làm đàng hoàng, làm cho xong.
19) Thay đổi bản tính con người như Mặc Tử, như Karl Marx muốn là chuyện không dễ một sớm một chiều. Thế giới còn những nước nhược tiểu nhiều tài nguyên thì còn bọn thực dân họ chỉ thay đổi chính sách thôi. Thực dân nào cũng vậy. Khi họ khai thác hết trên mặt đất, trong lòng đất thì họ sẽ khai thác biển, đáy biển, Họ còn sống lâu. Tuy nhiên cũng phải nhận rằng sự bóc lột trong một nước tân tiến thời nay đã giảm nhiều, thì sau này sự bóc lột các dân tộc nhược tiểu cũng sẽ giảm đi lần lần.
20) Xã hội bao giờ cũng có người tốt và kẻ xấu. Như Kinh Dịch nói, lúc thì âm (xấu) thắng, lúc thì dương (tốt) thắng; mà việc đời sau khi giải quyết xong việc này thì lại sinh ra việc khác liền; sau quẻ Ký tế (đã xong) tiếp ngay quẻ Vị tế (chưa xong). Mình cứ làm hết sức mình thôi, còn thì để lại cho các thế hệ sau.
21) Hồi trẻ, quan niệm của tôi về hạnh phúc là được tự do, độc lập, làm một công việc hữu ích mà mình thích, gia đình êm ấm, con cái học được, phong lưu một chút chứ đừng giàu quá. Nhưng hồi năm mươi tuổi tôi thấy bấy nhiêu chưa đủ, cần thêm điều kiện này nữa: sống trong một xã hội lành mạnh, ổn định và tương đối thịnh vượng.

Nguồn:

1) Bài thơ QUAN HẢI của Nguyễn Trãi
2) Tham nhũng từ góc nhìn của người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức , viên chức.
3) Lại thêm một sự thật đau lòng
4) Hãy để cho dân cái lai quần
5) Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang: Không vừa lòng hãy phê phán trực tiếp chúng tôi

6) Quốc Hội chỉ lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm 49 chức danh chủ chốt
7) 
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Kiên quyết ngăn chặn lợi ích nhóm

Trở về trang chính

Hoàng Kim

DẠY VÀ HỌC

DANH NHÂN VIỆT

Thứ Hai, 12 tháng 11, 2012

Mênh mông rừng Lipa


Hoàng Kim

Rừng bao la/ Mênh mông rừng lipa/ Ngọn gió thổi từ đâu phương xa?/ Có phải thổi từ em mang theo nỗi nhớ?/ Tháng năm muôn hoa đua nở/ Hoa uất kim cương thắm đỏ/ Hoa táo, hoa lê khắp rừng nở rộ/ Mặt đất bừng sôi bao bông hoa cỏ/ Nở vàng trên lối đi./ Cảnh sắc thiên nhiên say mê/ Đằm thắm tình đời xao xuyến/ Ai nhớ thương ai chân trời góc biển/ Ai nhớ thương ai trang sách ánh đèn/ Anh bồi hồi thương nhớ về em



Rừng bao la

Mênh mông rừng lipa
Suối nước Tabor êm chảy hiền hòa
Lối mòn nghiêng vách đá
Thấp thoáng lâu đài cổ
Ẩn hiện nhà thờ đức chúa Giêsu
Dấu ấn thời xa xưa
Lưu lại trên tượng đá
Đâu dấu tích của thời Trung cổ?
Đâu địa đạo dưới tầng sâu?
Rừng lipa gió thổi rì rào
Chồi non thay lá mới
Đi dạo giữa Tabor êm đềm
Mà lòng ta bão nổi
Cồn cào bao ước mong …

Rừng bao la

Mênh mông rừng lipa
Ngọn gió thổi từ đâu phương xa?
Có phải thổi từ chiều sâu lịch sử?
Dấu ấn thời gian phôi pha
Trang đời như trang vở
Người thợ khéo để lại ngôi chùa
Cho khách thập phương ngưỡng mộ.
Người dẫn đạo để lại cuộc đời
Cho cháu con ngàn năm tưởng nhớ.
Vị tướng để lại chiến công
Mở cõi, xây nền.
Con người và thiên nhiên
Lưu giữ những điều thiện ác
Bao thế kỷ đi qua
Trăm năm là khoảng khắc
Ta có gì đây để lại cho đời?

Rừng bao la

Mênh mông rừng lipa
Ngọn gió thổi từ đâu phương xa?
Có phải thổi từ em mang theo nỗi nhớ?
Tháng năm muôn hoa đua nở
Hoa uất kim cương thắm đỏ
Hoa táo, hoa lê khắp rừng nở rộ
Mặt đất bừng sôi bao bông hoa cỏ
Nở vàng trên lối đi.
Cảnh sắc thiên nhiên say mê
Đằm thắm tình đời xao xuyến
Ai nhớ thương ai chân trời góc biển
Ai nhớ thương ai trang sách ánh đèn
Anh bồi hồi thương nhớ về em

Rừng bao la

Ruộng đồng bao la
Cây lúa Việt Nam
Cây tùng Trung Hoa
Cây bạch dương Nga
Cây phong Canada
Cây lipa Tiệp Khắc
Mỗi bước đi càng thêm yêu Tổ quốc
Trời nhân loại mênh mông. 




Mình ơi
Chúng mình nên duyên
Đằm thắm yêu thương
Mình dậy cùng sao Khuê
Lời thương gửi thầm bên gối
Chức Nữ Ngưu Lang ngóng đợi
Gian nan chia ngọt xẻ bùi
Khu rừng thiêng chúng mình
Suối nước chảy không thôi ...

_______


(1) Cây lipa là cây phong, đây là loài cây rất phổ biến
ở Canada, Trung Hoa, Tiệp Khắc (Czech –Slovakia),…




(2) Ở các tỉnh Nam Bộ gần đây có nhập nội cây Tùng Đài Loan
(ảnh Tùng Đài Loan chụp tại vườn nhà Hoàng Kim)
cây khá đẹp nhưng chưa phổ biến như cây phong



Tin Nông nghiệp Việt Nam 03


TIN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 03
Tin lương thực toàn cầu ngày 3-6/11/2012 (Food Crops News 123)
Tiếp nối Con đường lúa gạo Lương Định Của;  Kỳ tích từ cây lúa, củ khoai ở Hòn Ðất; Khoai lang Việt Nam từ giống tốt đến thương hiệu ; VAAS tin tức nông nghiệp trong nước và thế giới. Tin Nông nghiệp Việt Nam.

Video ưa thích


ELDAR MANSUROV - Come My Friend(Relaxing music)

Trở về trang chính
CÂY LƯƠNG THỰC;
FOOD CROPS
Dạy và học ĐHNLHCM
Dạy và học BlogtiengViet

Gia đình nông nghiệp
NGỌC PHƯƠNG NAM
,
DẠY VÀ HỌC

Em ơi em, can đảm bước chân lên


Nguyễn Khoa Tịnh

Thầy ước mong em
noi gương Quốc Tuấn


Đọc thơ em, tim tôi thắt lại 
Lòng nghẹn ngào, nước mắt chảy rưng rưng 
Nửa xót xa nhưng nửa lại vui mừng 
Xót xa vì đời em còn thơ dại 
Mới tuổi thơ mà cuộc đời đầy khổ ải 
Mới biết cười đã phải sống mồ côi 
Như chiếc thuyền giữa biển tự trôi 
Như chiếc lá bay về nơi vô định 
“Bụng đói” viết ra thơ em vịnh: 

“Cơm ngày một bữa sắn trộn khoai 
Có biết lòng ta bấy hỡi ai? 
Vơi vơi lòng dạ, cồn cào bụng 
Kể chi no đói, mặc ngày dài” 


Phải! 
Kể chi no đói mặc ngày dài 
Rất tự hào là thơ em sung sức 
Rất tự hào là em tôi đầy nghị lực 
Đã hiển lộ mình qua “Cái chảo rang” 

“Trung dũng ai bằng cái chảo rang 
Lửa to mới biết sáp hay vàng 
Xào nấu chiên kho đều vẹn cả 
Chua cay mặn ngọt giữ an toàn 
Ném tung chẳng vỡ như nồi đất 
Quăng bừa xó bếp vẫn nằm ngang 
Tốt đẹp đâu cần danh tiếng hão 
Bạn cùng lửa đỏ, nóng chang chang”


Phải! 
Lửa to mới biết sáp hay vàng! 
Em hãy là vàng, 
Mặc ai chọn sáp! 
Tôi vui sướng cùng em 
Yêu giấc “Ngủ đồng” 
Hiên ngang khí phách: 

“Sách truyền sướng nhất chức Quận công 
Ta sướng khi ra ngủ giữa đồng 
Lồng lộng trời hè muôn làn gió 
Đêm thanh sao sang mát thu không 
Nằm ngữa ung dung như khanh tướng 
Lấy mấy vần thơ tỏ nỗi lòng 
Tinh tú bao quanh hồn thời đại 
Ngủ đồng khoan khoái ngắm gương trong” 


Tôi biết chí em khi "Qua đèo Ngang” 
Ung dung xướng họa với người anh hùng 
Đã làm quân thù khiếp sợ: 

“Ta đi qua đèo Ngang 
Cũng gặp Người trèo qua núi hiểm 
Đỉnh dốc chênh vênh 
Xe mù bụi cuốn 
Có lẽ thiên nhiên đã định bao giờ 
Một dãy Hoành Sơn bát ngát trận đồ 
Điệp điệp núi cao 
Trùng trùng rừng thẳm. 
Người thấy 
Súng gác trời xanh 
Gió lùa biển lớn 
Nông dân rộn rịp đường vui 
Thanh Quan nàng nhẽ có hay 
Cảnh mới đã thay cảnh cũ. 
Ta hay 
Máu chồng đất đỏ 
Mây cuốn dặm khơi 
Nhân công giọt giọt mồ hôi 
Hưng Đạo thầy ơi có biết 
Người nay nối chí người xưa 

Tới đây 
Nước biếc non xanh 
Biển rộng gió đùa khuấy nước 
Đi nữa 
Đèo sâu vực thẳm 
Núi cao mây giỡn chọc trời 

Nhớ thù nhà, luống thẹn làm trai 
Thương dân nước, thà sinh phận gái 
“Hoành Sơn cổ lũy” 
Hỏi đâu dấu tích phân tranh? 
Chỉ thấy non sông 
Lốc cuốn, bốn phương sấm động. 

Người vì việc nước ra đi 
Ta muốn cứu dân nên thăm trận thế 
Điều không hẹn mà xui gặp mặt 
Vô danh lại gặp hữu danh 
Cuộc đời dài ắt còn sẽ gặp nhau 
Nay hội ngộ giữa đỉnh cao trời đất 
Anh em ta ngự trên xe đạp 
Còn Người thì lại đáp com măng 
Đường xuyên sơn 
Anh hùng gặp anh hùng 
Nhìn sóng biển Đông 
Như ao trời dưới núi. 

Xin kính chào 
Bậc anh hùng tiền bối 
Ta ngưỡng mộ Người 
Và tỏ chí với non sông 
Mẹ hiền ơi! 
Tổ Quốc ơi! 
Xin tiếp bước anh hùng!” 


Hãy cố lên em! 
Noi gương danh nhân mà lập chí 
Ta với em 
Mình hãy kết thành đôi tri kỷ! 
Đất Quảng Trạch này đâu kém Nam Dương 
Tôi tự hào bài “Tỏ chí” của em: 

"Quốc Tuấn ngày xưa chí vững bền 
Thù nhà, nợ nước chẳng hề quên 
Đến bữa quên ăn, đêm quên ngủ 
Thương dân, yêu nước quyết báo đền 
Văn hay thu phục muôn người Việt 
Võ giỏi kinh hồn lũ tướng Nguyên 
Mươi năm sau nữa ơi ông Tuấn 
Nối chí ông, nay cháu tiến lên!” 


Tôi thương mến em 
Đã chịu khó luyện rèn 
Biết HỌC LÀM NGƯỜI ! 
Học làm con hiếu thảo. 
Mười lăm tuổi đã “Tập làm thầy giáo” 

Vui gì hơn buổi đầu làm thầy giáo 
Của lớp vở lòng đất mẹ yêu thương 
Trưa nắng luyến các em cùng đến lớp 
Giọng líu lo như chim hót ven đường. 

Đứng trước các em tuổi nhỏ đáng yêu 
Mà đã tưởng tới bao nhiêu người lớn 
Nghe em đọc giọng thanh thanh dễ mến 
Mà đã nghe đất nước xuyến xao mình!


Tổ Quốc đang chờ em phía trước. 
Em ơi em, can đảm bước chân lên!

1970