Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012

Nông nghiệp thông minh: Luân canh tôm lúa

DẠY VÀ HỌC  Tiến sĩ Alan Phan ,Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa, người có trên 43 năm bôn ba làm ăn tại Mỹ và Trung Quốc trong bài: "Tài sản mềm của Việt Nam" đăng trên Góc nhìn Alan Phan đã có nhận xét: "Hai ngành nghề Việt Nam có lợi thế hàng đầu tại  ASIAN đó là nông nghiệp công nghệ cao và công nghệ thông tin nếu biết phát triển đồng bộ và sáng tạo." Tôi rất tâm đắc và đồng tình với TS.Alan Phan trên tầm nhìn và quan điểm này. Dẫu vậy tôi lại thích cụm từ "nông nghiệp thông minh" hơn là :"nông nghiệp công nghệ cao" vì nhiều người hiểu chưa đúng dễ ngô nhận và giáo điều khi áp dụng  Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Văn Luật, anh hùng lao động, nguyên Viện Trưởng Viện Nghiên cứu lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long đã viết bài "Luân canh tôm lúa một kiểu nông nghiệp thông minh" đăng trên báo Nhân Dân . "Nông nghiệp thông minh" vừa dung nạp được kiểu nông nghiệp truyền thống có từ bao đời, vừa có kiểu nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp đô thị, nông nghiệp miệt vườn, nông nghiệp du lịch, nông nghiệp an dưỡng, và vừa có "nông nghiệp công nghệ cao" chứ không phải áp dựng "nông nghiệp công nghệ cao" bằng bất cứ giá nào! Bản chất của loại hình "nông nghiệp thông minh" hay :"nông nghiệp công nghệ cao" là tạo ra những sản phẩm xanh, sạch, an toàn được đảm bảo bởi những cơ quan kiểm phẩm nổi danh thế giới là bước đầu. Phát huy trí sáng tạo, tổng kết thực tiễn và giáo dục huấn luyện nông dân công nghệ mới và quy trình canh tác thích hợp hiệu quả. Sử dụng đội ngũ trí thức trẻ bén nhậy, năng động, bám sát thực tiễn, đổi mới huấn luyện theo phương thức học để làm (Learning by Doing) tạo nên làn sóng thay đổi bộ mặt nông nghiệp,nông dân, nông thôn Việt Nam. Đó cũng chính là cách làm "Luân canh tôm-lúa xây dựng mô hình mangtính bền vững" bài viết của Nguyễn Bình trên báo Đất Mũi . Đó là "bác sỹ ".Của (Lương Định Của con đường lúa gạo) học Nhật về "kiến thức đầy mình" mà lại dạy "làm bờ vùng bờ thửa , cây nông tay thằng hàng" cho hàng triệu nông dân. Đó là bác Năm Hoằng  (Trần Ngọc Hoàng dưới đáy đại dương là ngọc) :"thau chua, rửa phèn, lấn biển", bất chấp tử sinh công tôi để dựng nghiệp nông trường, họa lên bàn thờ dáng vóc của người anh hùng chân đất, trượng nghĩa vì dân.. Đó là anh Hồ Quang Cua gạo thơm Sóc Trăng với những chén cơm thơm đặc sản đầy đặn ân tình. Và đây nữa Địa chỉ xanh những giống lúa chịu hạn mặn có tên của Phạm Trung Nghĩa nhà khoa học xanh Viện Lúa. Thầy Luật viết những lời cảm động: "Hoàng Kim thân mến! Cảm ơn vì thông tin đầu tiên về TS Nghĩa, cùng bài viết đầu tiên về TS Nghĩa. Gần đây tôi cùng TS Nghĩa đi nhiều nơi, lần gần nhất là đi Sóc Trăng thăm giống lúa của Nghĩa, ấn tượng nhất là giống 85 ngày đạt 7 tấn thóc khô ở Long Phú. Rồi cùng dự mấy cuộc họp. Tôi có viết một bài về Nông nghiệp thông minh: Luân canh Lúa - tôm ở Bán Đảo Cà Mau, trong đó có kể đến cố Giám đốc Trần Ngọc Hoàng (cha Ba Sương), TS Nghĩa và Hồ Quang Cua. Báo Nhân dân đã  đăng, rất vui là không bị xóa bác Năm Hoàng, và nói về hai nhân vật rất triển vọng là KS Cua và TS Nghĩa. Gửi Hoàng Kim tham khảo". Tôi xin chép lại  ba bài trên đây để bà con Xóm Lá và mọi người cùng đọc

LUÂN CANH TÔM-LÚA
Một kiểu Nông nghiệp thông minh
GSTS. Nguyễn Văn Luật

       Cho tới nay có khá nhiều kiểu nông nghiệp được đặt tên: ngoài kiểu nông nghiệp truyền thống có từ bao đời, có kiểu nông nghiệp sinh thái, kiểu nông nghiệp đô thị, nông nghiệp miệt vườn, nông nghiệp du lịch, nông nghiệp an dưỡng,.. và vừa qua mới chính thức xuất hiện tên kiểu “Nông nghiệp thông minh” ở Hội nghi :”Phát triển và xây dựng thương hiệu gạo ở vùng luân canh tôm lúa”, được tổ chức tới 3 lần, lần vừa qua (5/10/2012) tại  TP Sóc Trăng, chỉ đạo bởi Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, PGS.TS Bùi Bá Bổng và Cục trưởng Cục Trồng trọt  mới: PGS TS Lê Quốc Doanh.  Có hàng trăm đại biểu từ các địa phương có kiểu nông nghiệp này, và các doanh nghiệp lên quan, các nhà khoa học quan tâm
.
        Kiểu “Nông nghiệp thông minh” không phải do chúng ta tự phong để tự khen, mà vừa qua một nhà khoa học nước ngoài đến tham quan tìm hiểu, khi biết được những lợi ích đã thể hiện trong thực tế hàng thập kỷ của kiểu nông nghiệp này mà “thốt lên” như vậy. Bởi vì, kiểu nông nghiệp thông minh canh tác tôm – lúa  bao hàm nông nghiệp sinh thái và nông nghiệp hữu cơ: tận dụng tối đa  mầu mỡ  để lại của vụ trước làm đầu vào cho vụ sau rất hiệu quả. Sau mùa  tôm độ mầu mỡ của đất ruộng lúa tăng lên rõ, đến mức không hoặc nếu cần thì có thể chỉ dùng tối thiểu phân hóa học và thuốc sát trùng nhằm giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến vụ tôm. Năng suất vụ lúa ít khi đạt bốn tấn, bù lại là giá trị vụ tôm có thể cao hơn gấp hai đến năm lần vụ lúa. Vụ lúa lại khử hóa những chất độc hại sinh ra sau vụ tôm
Điều đáng chú ý hơn cả là, luân canh TÔM – LÚA là một trong những cách làm có hiệu quả rất cao cho người trồng lúa tăng thu nhập để trở nên khá giả và giàu có, vì nếu chỉ trồng lúa chuyên canh với diện tích nhỏ lẻ, khoảng 0,5 đến 1 ha như hiện nay thì rất khó đủ ăn đủ tiêu. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi có  diện tích canh tác lúa  khoảng 3 – 5 ha trở lên. Ở vùng ven biển, nơi hứng chịu đầu tiên và nhiều nhất của biến đổi khí hậu, thì có lẽ chỉ có kiểu nông nghiệp này mới có thể giúp người nông dân vươn lên khá giả và giàu có. Người nông dân làm tôm - lúa  quan tâm hơn đến bờ bao, đến rừng phòng hộ ven biển. Một tin vui: Bộ Nông nghiệp và PTNT vừa cho biết:  Nhà nước sẽ   tăng đầu tư thủy lợi cho vùng cho nuôi tôm cá, không tập trung vào nơi sản xuất lúa như trước đây.  
Tỉnh Kiên Giang có diện tích nuôi tôm rộng nhất, tới trên 66.000 ha, thuộc vùng U Minh Thượng có diện tích đất  nông nghiệp 146 ngàn ha, nhiễm phèn mặn, nước ngọt chỉ dựa vào nước mưa nên rất thiếu. Gần đây do biến đổi khí hậu nên mặn xâm nhập cao, sản xuất một vụ lúa mùa bấp bênh, lúa chết vì độ mặn tăng, tôm chết vì bệnh. Từ khi chuyển sang hệ thống canh tác tôm - lúa  thì nhiều hộ vươn lên khá giả và giàu có. Ngành nông nghiệp địa phương đã nghiên cứu đề xuất quy trình quy phạm thực hiện luân canh tôm lúa thích hợp, từ xây dựng đồng ruộng, chuẩn bị ao vèo, vuông lắng, bờ bao, cống bọng..; cho đến con giống sạch bệnh, thả 3 – 5 con/m2, thả trong ao vèo 7 – 10 ngày, rồi thả bung cả ruộng nuôi..Với lúa, dùng giống  cao sản ngắn ngày như OM2517, OM900, AS996, OM6162, ST5..;hay giống mùa địa phương Một bụi trắng lùn, Một bụi đỏ, ... 
Diện tích canh tác tôm - lúa ở tỉnh Cà Mau đứng thứ nhì, đạt 43.000 ha. Một kết quả sản xuất ở tỉnh Cà Mau cho thấy, nuôi tôm không luân canh với lúa mỗi năm  đạt 250 – 400 kg tôm; có luân canh với lúa, đạt 300 – 500 kg tôm với tiền lời độ 50 triệu đồng; lại thu thêm được khoảng 3,5 tấn lúa với đầu tư thấp. Giống lúa dùng trong sản xuất thường là Một bụi đỏ, Trắng tròn, Tép hành, trái mây.. và các giống mới như OM1490, AS996, OM576, OM2717..
Các tỉnh còn lại của ĐBSCL đều có canh tác tôm-lúa, như Bặc Liêu là tỉnh thức ba về diện tích, đạt trên 23 ngàn ha; tỉnh Sóc Trăng trên 11 ngàn.. Theo thống kê của Phân Viện Quy hoạch và TKNN Nam bộ năm 2010, thì diện tích canh tác tôm-lúa của cả ĐBSCL là 155. 500 ha, phần lớn ở bốn tình kể trên.
Ngoài thế mạnh đặc biệt về hiệu quả kinh tế và môi trường của “con tôm ôm cây lúa” như cách nói của cố nhà thơ Tố Hữu, là tiềm năng thế mạnh của hạt lúa cho gạo có giá trị cao, một tiềm nang dễ đạt được ở vùng sản xuất nông nghiệp thông minh này. Ở cuối thập kỷ của thế kỷ 20, với sự giúp đỡ về vốn của tỉnh Hậu Giang lúa đó, Viện Lúa ĐBSCL  hợp tác với cố Giám đốc Nông trường 30 tháng 4 Trần Ngọc Hoàng (kiêm Giám đốc Nông trường Sông Hậu) và KS Hồ Quang Cua ở huyện Mỹ Xuyên, nhân giống và phát triển sản xuất bằng hạt giống Khaodokmali. Đồng thời, sản xuất thử cả giống Basmati đắt giá nhất thế giới. Chúng tôi lấy hạt giống từ Viện Lúa Quốc tế (IRRI) về và tích cực nhân giống..
Hàng tấn hạt giống của hai giống lúa thơm đặc sản trên được nhiều nơi đến mua để sàn xuất thử. Giống Khaodokmali được công nhận và tồn tại trong sản xuất ở nhiều nơi hàng chục năm sau. Chất lượng, bao gồm cả mùi thơm của hai giống trên được sản xuất ở vùng canh tác tôm lúa đâu có kém ở ở Pakistan, Ấn Độ và Thái Lan. Nhưng càng vào sâu trong nội địa càng giảm chất lượng, mặc dầu năng suất có tăng chút ít. Điều này càng làm sáng tỏ ở vùng ven biển ta chịu ảnh hưởng của nước mặn lợ có nhiều giống địa phương có chất lượng gạo rất cao, như giống Nàng Loan, Móng chim rơi, Nàng hương.., và cả một số giống mới thích hợp như ST5, ST22.. Cho nên, việc phấn đấu để có thương hiệu gạo đặc sản từ vùng này là có cơ sở thực tế, trong khi giống Khaodokmali và Basmati không trụ được, trước hết bởi vì dài ngày, năng suất thấp, giá thu mua chưa thỏa đáng.
Ở ĐBSCL hiện nay có 2 đơn vị nghiên cứu đang tích cực tạo chọn giống lúa thơm đặc sản đạt thương hiệu quốc gia, đã có những dòng và giống thử nghiệm rất triển vọng: Viện Lúa ĐBSCL và tỉnh Sóc Trăng.  Ở tỉnh Sóc Trăng, KS Cua (đang được Nhà nước xem xét phong tặng AHLĐ) cùng cộng tác viên  đã có tập- đoàn giống/ dòng ST, có giống thơm đặc sản qua chào hàng gạo có Cty nước ngoài trả đến gần 1000 USD/ tấn; Viện Lúa ĐBSCL, cũng đang được xem xét phong tặng AHLĐ lần thứ 2, cũng có nhiều dòng/ giống triển vọng, trong đó có giống của TS Nghĩa sản xuất thử tại trại chọn và nhân giống chịu mặn chịu phèn ở Long Phú, vừa thu hoạch một giống có 85 ngày mà đạt 7 tấn thóc khô/ha. Chúng tôi mong 2 đơn vị này hợp tác hơn, để cùng với Cty thích hợp, nhanh chóng có giống đạt thương hiệu quốc gia./.    

Tư liệu
1./ Nuôi tôm sú trên nền ruộng muối. Mô hình 1 ha, ở xã An Ngãi, nuôi 15 con/ m2





LUÂN CANH TÔM LÚA
xây dựng mô hình mang tính bền vững


Nguyễn Bình

Ở buổi đầu chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi tôm, việc thực hiện trồng lúa trên đất nuôi tôm chưa được nông dân “mặn mà”. Nay, cách nghĩ cách làm của nông dân vùng chuyển dịch hoàn toàn đổi khác, với phương châm đa canh đa con trên cùng diện tích nhằm phát huy hiệu quả của đất. Nổi bật, trong năm 2007, 2008, mô hình sản xuất luân canh tôm-lúa trở thành “cao trào” được đông đảo nông dân vùng chuyển dịch hưởng ứng, xem đây là một mô hình canh tác bền vững. (Không nằm trong vùng quy hoạch, nhưng nhiều năm liền anh Phan Văn Giao, ấp Lý Ấn, xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước, sản xuất thành công một vụ lúa trên đất nuôi tôm)

 
Nhiều nơi nông dân khẩn trương gieo cấy vụ lúa trên đất nuôi tôm

Khởi sắc Tôm Lúa

    Năm 2007, nông dân Cà Mau thực hiện việc gieo cấy lúa trên đất nuôi tôm đạt 31.757ha, vượt chỉ tiêu 5.757ha. Bước sang năm 2008, đạt 43.415ha, vượt kế hoạch 167%. Những địa phương thực hiện mô hình tôm-lúa nổi bật: Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời... có những vùng không nằm trong vùng quy hoạch luân canh tôm-lúa, nhưng người dân vẫn hưởng ứng gieo cấy và đạt năng suất cao. Năng suất lúa bình quân từ 3,5 - 4 tấn/ha, có nơi sản lượng lên đến trên 4 tấn/ha. Từ những kết quả khả quan trong hai vụ mùa liên tiếp, bước vào vụ canh tác năm 2009, Cà Mau đề ra kế hoạch thực hiện tôm-lúa trên địa bàn toàn tỉnh là 35.000ha. Tính đến trung tuần tháng 10, toàn tỉnh đã gieo cấy tôm-lúa được trên 46.000ha. Con số này còn có thể tăng lên, vì hiện nhiều nơi nông dân vẫn đang cải tạo đất để gieo sạ, cấy lúa.
 
    Điểm sáng trong mùa vụ năm nay, ngoài chỉ tiêu của tỉnh giao, các huyện còn chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện của địa phương mình, tăng từ 300 - 500ha so với kế hoạch. Điển hình là Cái Nước, huyện nằm trong vùng quy hoạch Nam Cà Mau, tuy lợi thế lúa-tôm không bằng các huyện Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời... của vùng Bắc Cà Mau, nhưng Cái Nước đã có hai mùa lúa-tôm thắng lợi. Năm 2009, tỉnh giao chỉ tiêu cho huyện 2.000ha lúa-tôm, huyện xây dựng kế hoạch phấn đấu 2.500ha. Tính đến thời điểm hiện nay, toàn huyện đã gieo cấy được trên 4.000ha. Có những ấp, nông dân thực hiện cấy lúa trên đất nuôi tôm gần như 100%. Anh Phan Văn Bảo, cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Hòa Mỹ, phấn khởi: “Tôm-lúa đã thật sự trở thành mô hình “lý tưởng” của vùng chuyển dịch. Giờ đây, mỗi khi nhắc đến tôm là người dân thường kèm theo lúa”. Anh Phan Văn Giao, ấp Lý Ấn, xã Hưng Mỹ, cho biết: “Cách đây ba năm, tôi là người đầu tiên nơi đây thực hiện mô hình tôm-lúa. Nhờ hiệu quả khả quan từ những vụ mùa trước mà năm nay, tôi còn thuê thêm đất để làm”. Hiện tại, lúa trong vuông anh Giao đã được gần hai tháng tuổi, phát triển rất tốt, ước tính vụ lúa-tôm này trên 4 tấn/ha.

    Ở huyện Phú Tân, chuyện luân canh tôm-lúa mới chỉ được “manh nha” trong một hai năm trở lại đây, nhưng đang có dấu hiệu phát triển khá mạnh mẽ. Được biết, vụ tôm-lúa năm 2009, tỉnh giao chỉ tiêu là 500ha, huyện xây dựng kế hoạch 800ha và đến nay, toàn huyện đã thực hiện được trên 4.000ha. Huyện Đầm Dơi không nằm trong chỉ tiêu tỉnh giao, vậy mà hiện nay trên địa bàn huyện vẫn có khá nhiều hộ dân thực hiện chủ trương cấy lúa trên đất nuôi tôm và khôi phục mô hình tôm-lúa…



Nông dân chăm sóc vụ mùa tôm-lúa




Mô hình canh tác luân canh tôm-lúa trên vùng chuyển dịch đang phát triển bền vững

Để mô hình luân canh bền vững
    Hơn hai năm trở lại đây, trong quá trình canh tác luân canh tôm-lúa, nông dân cũng dần tích lũy được nhiều kinh nghiệm, khi sản xuất vụ mùa, bà con biết chọn những giống lúa thích nghi tốt với vùng đất. Hằng năm, vào thời điểm tháng 6, 7, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh kết hợp Phòng Nông nghiệp các huyện nằm trong vùng quy hoạch luân canh tôm-lúa mở các lớp hướng dẫn kỹ thuật, phát tài liệu cho bà con nông dân.


    Tuy nhiên, ở những vùng sản xuất tôm-lúa ngoài quy hoạch, thời gian gần đây một số nơi đã bắt đầu xuất hiện bệnh trên lúa ở đất nuôi tôm, do nông dân chưa tuân thủ đúng quy trình của các nhà chuyên môn đưa ra trong quá trình luân canh tôm-lúa. Ông Trương Minh Thành, ấp Thị Tường B, xã Hòa Mỹ, huyện Cái Nước, thừa nhận: “Do vào thời điểm rửa phèn trên đất nuôi tôm để chuẩn bị cấy lúa lại đúng ngay vào lúc tôm trúng nên khó tuân thủ nghiêm ngặt theo quy trình đưa ra. Vì vậy, cấy lúa xuống một thời gian bị vàng, rồi chết cứ nghĩ là sâu bệnh, nhưng không ngờ là do mình cải tạo đất chưa tốt”.

    Theo hướng dẫn của ngành chức năng, khu vực Bắc Cà Mau do chân ruộng trũng, điều kiện thoát nước khó khăn nên bố trí gieo cấy trong tháng 9 đến đầu tháng 10; khu vực Nam Cà Mau chân ruộng tương đối cao, có điều kiện rửa mặn tốt nên gieo cấy từ đầu đến giữa tháng 9 là phù hợp. Thế nhưng, qua khảo sát cả những vùng quy hoạch và ngoài vùng quy hoạch, nông dân vẫn chủ quan, chẳng những không cải tạo tốt đất vuông mà còn gieo cấy không đúng lịch thời vụ đã đưa ra. Kỹ sư Lê Quang Hiền, Trưởng phòng Nông nghiệp, Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh, khuyến cáo: “Để luân canh tôm-lúa hiệu quả, điều cần thiết nhất là nông dân cần nắm bắt kỹ các quy trình từ cải tạo, rửa đất cho đến lịch thời vụ xuống giống, gieo cấy. Sau khi cấy có mưa nhiều nên tiến hành tiếp tục xổ nước, rửa phèn; củng cố lại bờ bao tránh rò rỉ, xâm mặn trong suốt mùa vụ”. Theo kỹ sư Hiền thì ruộng tôm-lúa thông thường rất ít xảy ra sâu bệnh. Những sâu bệnh thường gặp là sâu phao, sâu cuốn lá ở giai đoạn đẻ nhánh. Để hạn chế mật độ sâu bệnh, bà con nên dùng biện pháp rút nước, hạn chế tối đa sử dụng thuốc hóa học, chỉ sử dụng khi cần thiết, nên chọn thuốc vi sinh ít độc hại cho môi trường và tôm. Ngoài ra, sản xuất theo mô hình luân canh tôm-lúa sẽ góp phần cách ly được sự phát triển của các loại virút, vi khuẩn, làm suy giảm sự lưu chuyển của dịch bệnh. Chính từ trồng lúa trên đất nuôi tôm ổn định mà đảm bảo được môi trường nước, sản lượng tôm nuôi tăng lên, hạn chế rủi ro.

    Hội thảo “Phát triển hệ thống sản xuất lúa-tôm bền vững vùng ven biển ĐBSCL” tại Sóc Trăng vào tháng 9 cũng khẳng định, nhiều năm qua, mô hình tôm-lúa đã mang lại lợi ích rất lớn cho nhà nông và tính bền vững về môi trường của mô hình này. Hội thảo cũng chọn ra hai tỉnh trong vùng ven biển ĐBSCL để mở rộng mô hình sản xuất luân canh tôm-lúa, trong đó có Cà Mau. Vì vậy, để mô hình tôm-lúa ổn định, bền vững, thời gian tới, các địa phương trong tỉnh cần sớm đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án “Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất tôm, lúa” của tỉnh; trong đó, chú trọng đến tập huấn khuyến nông-khuyến ngư cho nhà nông trong vùng sản xuất luân canh tôm-lúa; kế hoạch nắm bắt lịch thời vụ; vùng tôm-lúa cần có quy hoạch, xây dựng lại hệ thống thủy lợi nhằm đáp ứng nhu cầu mùa vụ. Đề án còn là nền tảng tích cực để thực hiện thành công trong việc chuyển đổi sản xuất luân canh tôm-lúa mang tính căn cơ và lâu dài.

Nguồn: Báo Đất Mũi


Tài sản mềm của Việt Nam


T.S Alan Phan

GÓC NHÌN ALAN. Khi tôi còn làm cho hãng Eisenberg và Hartcourt vào những năm đầu mở cửa của Trung Quốc (1975-1990), chúng tôi được tiếp đón nồng hậu và được mời đầu tư váo những công ty mà chánh phủ TQ cho là “hòn ngọc”giá trị nhất của họ. Đó là những đại công ty có nhà máy lớn như một sân vận động, hàng chục ngàn nhân công, cơ sở văn phòng bề thế…tọa lạc phần lớn tại các vùng khỉ ho gà gáy (kế hoạch tránh các phi vụ ném bom trong chiến tranh). Những doanh nghiệp nhà nước này mang rất nhiều tính chất xã hội và quản lý theo kiểu “cha chung”…nên thua lỗ thường trực. Trước 1990, không mấy ai trên thế giới suy nghĩ nhiều về tài sản “mềm”, mà đo lường sự thịnh vượng thành công của 1 công ty hay 1 con người qua các đồ chơi sờ mó được như bất động sản, khoáng sản, thực phẩm, xe cộ, điện máy…

Giá trị của tài sản mềm

Do đó, khi Hartcourt đem tiền đầu tư chuyên vào các công ty IT hay truyền thông, nhiều tư vấn TQ cho chúng tôi ngu, đem tiền đi đổ sông Ngô. Ngay đến hôm nay, phần lớn doanh nhân Việt vẫn không nhận ra giá trị mềm của công ty họ. Khi họ chào bán hay mời mọc, họ vẫn khoe nhiều về nhà máy hoành tráng, bao nhiêu hectares đất bao quanh, văn phòng tráng lệ ngay tại trung tâm thành phố và chiếc xe Rolls Royce họ đang lái…. Alan Phan (240)
Tôi có đến thăm tập đoàn Foxconn ờ Shenzen hai năm về trước. Nhà máy hiện đại với hơn 30 ngàn nhân công, hệ thống dây chuyền sản xuất và các phòng “sạch” (clean room) vĩ đại trông rất ấn tượng. Sản phẩm lớn nhất họ gia công là các Iphone, Ipad, Ipod cho Apple. Trong khi Apple làm chủ bản quyền trí tuệ và thương hiệu nên kiếm lời khoảng $140 USD mỗi đơn vị Iphone, lợi nhuận của Foxconn khoảng $7 một chiếc.
Hãng Nike có thương vụ lớn nhất toàn cầu về giầy dép và trang phục thể thao. Họ không sở hữu bất kỳ nhà máy nào trên thế giới. Tài sản quý giá nhất là thương hiệu đã xây dựng suốt 50 năm qua và những trung tâm thiết kế và các phòng thí nghiệm hiện đại nhất về công nghệ và sản phẩm. Những công ty có thị giá cao nhất trên thế giới đều là những công ty mà giá trị mềm vượt trội: Google, Microsoft, Facebook, Pfizer, Oracle, IBM…Không một công ty bất động sản nào nằm trong Top 100 (100 công ty hàng đầu).
Tài sản mềm mang giá trị quan trọng nhất trong lợi thế cạnh tranh của nền kinh tế tương lai. Nhìn lại Việt nam, liệu chúng ta có thể đánh giá được những tài sản mềm? Vai trò của chúng sẽ ảnh hưởng như thế nào trong chiến lược kinh tế khu vực và toàn cầu? Hãy kiểm điểm.
1. Tài sản con người

Hai yếu tố tạo mũi nhọn cho đội ngũ nhân lực là sáng tạo và năng động. Đây là phạm trù của tuổi trẻ và Việt nam thường hãnh diện với một dân số mà 65% dưới 30 tuổi, trên 50 triệu người. Thêm vào đó, học sinh sinh viên Việt Nam thường tỏa sáng trên các trường trung đại học khắp thế giới. Cộng với giới trẻ trong nước, Việt Nam có 3.8 triệu kiều bào có kinh nghiệm nghề nghiệp cao, 32% tốt nghiệp đại học. Nói chung so với 9 quốc gia còn lại trong khối ASEAN, Việt Nam dẫn đầu về tiềm lực của nhân tài, trên cả Indonesia với gần 250 triệu dân.
Tuy nhiên, sự yếu kém của nền giáo dục lý thuyết từ chương đã làm què quặt tiềm năng này. Công ty Intel đã không tìm ra đủ 180 nhân viên trung cấp cho nhà máy 1 tỷ đô la của họ ở Thủ Đức và phải nhập khẩu một số lớn chuyên viên từ Malaysia và Phi Luật Tân. Các công ty FDI khác tại Việt Nam đều có những than phiền tương tự.
Thêm vào đó, tư duy sao chép nguyên bản các tư tưởng truyền thống, các công thức khoa học lỗi thời và chánh sách dùng người lấy ngoan ngõan làm chỉ tiêu…đã gây thui chột mọi sáng kiến, mọi đổi mới, mọi tiến bộ. Dù có số lượng giáo sư tiến sĩ cao nhất ASEAN (gần 10 ngàn người), Việt Nam chỉ có 5 bằng sáng chế nộp tại Âu Mỹ trong 6 năm qua. Năm 2011, trong khi Singapore với 5 triệu dân đăng ký 648 bằng sáng chế, con số từ Việt Nam là zero cho 90 triệu dân.

2. Thương hiệu quốc gia

Các tên tuổi mà mạng truyền thông Việt không ngừng vinh danh như Vinamilk, Trung Nguyên, Dr. Thanh, Bitis…đều không có một dấu ấn gì trên thương trường quốc tế. Ngay cả Vietnam Airlines đáng lẽ phải là một đầu cầu để phát huy các thương hiệu khác cho Việt Nam trên khắp điểm đến của thế giới đã chưa hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Nhờ vai trò lịch sử trong 2 cuộc chiến tranh Pháp-Mỹ, Việt Nam đã có tiềm năng để nổi tiếng và tạo thiện cảm với nhân dân thế giới. Tuy nhiên sau 37 năm từ ngày chấm dứt chiến tranh, hình ảnh Việt Nam đã mờ dần trong trí nhớ của những thế hệ trẻ sau này. Sự thiếu vắng những thành quả ấn tượng trên mọi lãnh vực từ kinh tế đến khoa học, từ nghệ thuật đến thể thao đã bào mòn thương hiệu Việt Nam.
Nhật Bản phải mất gần 40 năm mới tạo dựng cho Made In Japan một thương hiệu đồng nghĩa với chất lượng sản phẩm và sáng tạo. Trung Quốc cố gắng tạo một thương hiệu quốc gia suốt 35 năm qua. Cho đến nay, kết quả ngược lại với mong ước, các thực phẩm, hóa phẩm Made in China bị tẩy chay trên mọi thị trường, ngay cả tại chính quốc gia họ. Các sản phẩm tiêu dùng khác của TQ đồng nghĩa với giá rẻ và biểu hiện của hàng nhái, hàng giả, hàng dởm…
Một may mắn cho Việt Nam là dù nằm cạnh Trung Quốc và mang nhiều tính chất kinh doanh cẩu thả tương tự, sản phẩm Việt Nam vẫn chưa bị bôi đen trên thế giới. Tuy nhiên, nếu tiếp tục copy ông láng giềng về quản lý chất lượng, thương hiệu chúng ta sẽ là một gánh nặng đè trên giá cả, thay vì hưởng một mức giá cao hơn (premium) như Nhật Bản.
3. Vị thế trên thị trường
Mọi nền kinh tế cũng như doanh nghiệp đều có thể tạo cho mình một thế mạnh trong các thị trường ngách, mà không cần đến các yếu tố cạnh tranh trên. Thí dụ, Thụy Sĩ hay Singapore không có một nền tài chánh lớn mạnh như Mỹ, Anh…cũng không có đội ngũ hay công nghệ gì sáng tạo hơn; nhưng họ biết biến quốc gia nhỏ bé của họ thành một trung tâm tài chánh thế giới qua chánh sách mở rộng mà kín đáo, hiệu năng và minh bạch.
Việt Nam có thể tìm một lợi thế cạnh tranh theo phương thức trên. Dù công nghiệp Việt không thể sánh với Trung Quốc trên rất nhiều phương diện, nhưng các nhà sản xuất Hàn , Nhật đã đầu tư nhiều vào Việt Nam để tránh rủi ro khi bỏ tất cả trứng vào cái giỏ Trung Quốc. Về du lịch, dù không thể cạnh tranh với Thái Lan hay ngay cả xứ nhỏ như Singapore và Mã Lai, Việt Nam có thể đào sâu vào một chiến lược đặc trưng như sinh thái hay thám hiểm hay hưu trí để tạo thị trường.
Hai ngành nghề tôi tin là Việt Nam có thể dẫn đầu tại ASEAN nếu biết phát triển đồng bộ và sáng tạo. Thứ nhất là nông nghiệp công nghệ cao. Tạo ra những sản phẩm xanh, sạch, an toàn được đảm bảo bởi những cơ quan kiểm phẩm nổi danh thế giới là bước đầu. Việc giáo dục huấn luyện cho các nông dân những công nghệ mới, những quy trình dùng IT để điều hòa và tiếp liệu, sử dụng đội ngũ tiếp thị trẻ và bén nhậy từ thành phố có thể tạo nên một làn sóng thay đổi bộ mặt của nông thủy sản Việt Nam. Người tiêu dùng tại các nước Á Châu, nhất là tại các nơi có thu nhập cao như Hồng Kông, Nhật, Singapore…đang có nhu cầu rất lớn về an toàn thực phẩm.
Thứ hai là ngành IT (công nghệ thông tin) tại các thành phố lớn bao quanh bởi các đại học tiến bộ và hiện đại. Giáo trình học phải thay đổi và các trung tâm IT phải có những cơ sở hạ tầng tối tân nhất để giúp tính sáng tạo của đội ngũ phát huy đúng mức. Trên hết, luật về bản quyền trí tuệ phải được thắt chặt và nghiêm túc thực thi trên mọi cấp bực của thị trường.

4. Văn hóa gia đình và xã hội

Người Việt Nam có một gắn bó thân tình chặt chẽ với gia đình, làng xóm và đất nước, nên sự đùm bọc và tiếp sức tạo một thế đoàn kết mạnh hơn chủ nghĩa cá nhân của Âu Mỹ. Nhưng đây cũng có thể là một bất lợi vì tầm nhìn bị giới hạn, tâm lý bầy đàn rất cao và quá gần nhau thì cũng dễ gây ra xích mích mâu thuẫn. Một mặt khác, liên hệ với tha nhân ngoài xã hội lớn đang bị tha hóa và xuống cấp trầm trọng, tinh thần công dân trở nên tệ hại với những vấn nạn về tham lam, vô cảm, thói gây ô nhiễm và tư duy ích kỷ.
Nói tóm lại, cơ hội để tạo dựng những tài sản mềm cho Việt Nam hiện diện trên nhiều lãnh vực và tiềm năng của các tài sản này có thể là cú hích đưa kinh tế Việt bắt kịp các láng giềng giầu ở ASEAN trong 1 hay 2 thập kỷ sắp đến. Ba đòi hỏi quan trọng nhất trong quy trình đột phá này:
1. Tư duy của đại đa số người dân phải thay đổi để hiểu rằng cái giá phải trả cho sự thịnh vương tương lai là can đảm vất bỏ ngay lập tức những thói quen tai hại, những tư tưởnglỗi thời và những định kiến sai lầm về kinh tế, xã hội và văn hóa. Một cuộc đổi mới toàn diện từ trí tuệ của trí thức, nông nhân công, trẻ già, giàu nghèo là ưu tiên số một.
2. Thành phần ưu tú và đang được hưởng thụ những thành quả từ sự thay đổi cơ chế phải nắm lấy cơ hội để tạo cho doanh nghiệp mình đang làm chủ hay làm công lĩnh hội được những kiến thức, công nghệ hiện đại, những kỹ cương đạo đức dài hạn, những sáng tạo đột phá trên thị trường và phải bắt đầu xây dựng thương hiệu bền vững.
3. Chánh phủ nên tránh mọi can thiệp vào vận hành kinh tế của tư nhân, hãy tin vào khả năng kinh doanh của người dân, Họ dư sức đưa nền kinh tế này vào quỹ đạo của các nước tiến bộ và qua mặt những đối thủ cạnh tranh tại ASEAN cũng như toàn cầu. Hãy cởi trói cho họ để họ tự lực cánh sinh và đừng áp đặt thêm những gánh nặng không cần thiết qua chánh sách thuế khóa công bằng và thủ tục hành chánh đơn giản minh bạch Như Milon Friedman đã nhận xét: “qua bao nhiêu thời đại với nhiều thể chế kinh tế, không có một hệ thống xã hội nào có thể cải thiện mức sống của người dân nhanh chóng bằng hệ thống tự do để mặc cho người dân tự tỏa sáng sự sáng tạo và lao động của họ”


T.S Alan Phan, Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa, một doanh nhân bôn ba làm ăn trên 43 năm qua tại Mỹ và Trung Quốc. Ông cũng là tác giả của 8 cuốn sách Anh và Việt ngữ về kinh tế tài chánh của các nền kinh tế mới nổi. Ông tốt nghiệp tại các đại học Penn State, American Intercontinental (Mỹ), Sussex (UK) và Southern Cross (Úc). Web site cá nhân là www.gocnhinalan.com Tác giả 9 cuốn sách Anh và Việt ngữ về thị trường mới nổi - Bình luận gia chính cho các tạp chí Vietnam Financial Review, Robb Report, Saigon Times, Vietnamnet, Saigon Tiếp Thị, Doanh Nhân - Giảng viên thỉnh giảng tại các đại học Mỹ và Trung Quốc - Doanh nhân với 43 năm kinh nghiệm tại Mỹ và Trung Quốc - Việt kiều đầu tiên đưa công ty tư nhân của mình lên niêm yết sàn chứng khoán Mỹ (1987) - Công ty Hartcourt đạt thị giá US $670 triệu vào năm 1999 - Doanh nhân đầu tiên đưa giao dịch chứng khoán và giáo dục từ xa qua mạng Internet tại Trung Quốc (1997) - Chủ tịch Quỹ đầu tư Viasa


Nguồn: Góc nhìn Alan



Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2012

Phạm Trung Nghĩa nhà khoa học xanh





Rạng sáng ngày 19 tháng 10 năm 2012, lúc 6 giờ. TS Phạm Trung Nghĩa Phó Viện Trưởng Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long từ trần. Anh ra đi  sau cơn đột quỵ và hôn mê sâu để lại  sự tiếc thương vô hạn cho gia đình, đồng nghiệp, học trò nghề nông, người thân và người dân khắp vùng Nam Bộ.

TS. Phạm Trung Nghĩa sinh ngày 28 tháng 4 năm 1962 nguyên quán xã Kim Sơn huyện An Sơn tỉnh Ninh Bình, Nơi ở hiện nay: Số nhà  226G, đường 3/2 thành phố Cần Thơ. Cơ quan công tác Viện Lúa đồng bằng Sông Cửu Long. Chức vụ Phó Viện Trưởng, Ủy Viên Ban Thường vụ Đảng Ủy, Trưởng Bộ Môn Công nghệ Sinh học Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long

TS. Phạm Trung Nghĩa có quá trình công tác thật đáng trân trọng (*): Trước năm 1975,  anh là học sinh cư ngụ tại 94 đường Phú Thọ Quận 11 thành phố Hồ Chí Minh. Từ năm 1975 đến 1981 là học sinh cư ngụ tại ấp E 2  xã Thạnh Thắng huyện Thốt Nốt tỉnh Hậu Giang. Từ năm 1981 đến 1986 là sinh viên Trường Đại học Cần Thơ. Từ năm 1986 đến 1996 là nghiên cứu viên Bộ môn di truyền chọn giống , Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long;  Từ năm 1996 đến 1998 là học viên cao học tại Trường Đại học Nông nghiệp và Kỹ thuật G.B. Pantnagar, U.P, Ấn Độ. Từ năm 1998 đến tháng 1 năm 2000 là nghiên cứu viên Bộ môn công nghệ sinh học. Từ tháng 1 năm 2000 đến tháng 10 năm 2005 là nghiên cứu sinh tiến sĩ Trường Đại học Durham Anh Quốc. Từ năm 2006 đến 2010 nghiên cứu viên chính. Phó Bộ môn công nghệ sinh học Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long. Từ năm 2010 đến tháng 8 năm 2011 Trưởng Bộ môn công nghệ sinh học Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long. Từ tháng 9 năm 2011 đến nay nghiên cứu viên chính, Phó Viện Trưởng Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long. Trong quá trình công tác tiến sĩ Phạm Trung Nghĩa đã được tặng thưởng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và nhiều Bằng khen của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiêp và Phát triển Nông thôn , nhiều năm liền là Chiến sĩ Thi đua và nhiều phần thưởng khác về thành tích nghiên cứu khoa học , chuyển giao khoa học công nghệ , góp phần phát triển  nông nghiệp nông thôn. 

TS. Phạm Trung Nghĩa là nhà khoa học xanh tiên phong trên những hướng nghiên cứu: 1) Tạo các giống lúa năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất lợi của ngoại cảnh bằng cách áp dụng kỹ thuật nuôi cấy mô, nuôi cấy túi phấn kết hợp nhập nội nguồn gen quý hiếm và phương pháp tạo giống truyền thống. 2) Chuyển nạp gen các tính trạng chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất lợi dùng vi khuẩn Agrobacterium và súng bắn gen. 3) Đánh giá, tuyển chọn và phát triển nguồn gen siêu lúa xanh (green supper rice) năng suất cao , dạng hình cây lúa lý tưởng,  chất lượng tốt,  chống chịu sâu bệnh và điều kiện khô hạn  hoặc nhiễm mặn.

Thành quả các nghiên cứu của Anh đã đi vào bữa cơm của mỗi gia đình, thầm lặng mà thiết thực, hiệu quả. Anh mất quá sớm lúc 51 tuổi !!! khi sức cống hiến của anh đối với khoa học đang ở độ rực rỡ nhất. Anh để lại những công trình dang dở, những giống lúa triển vọng đang xanh mướt trên đồng. Anh để lại những trang viết chưa dừng, những việc tốt đang làm và những dự định đang ấp ủ thực hiện

Anh là nhà khoa học xanh hiền hậu, tài năng, chịu khó, người bạn hiền của nông dân, người thầy giỏi của con tôi và nhiều lớp học trò may mắn được anh chỉ dạy.

Mãi còn đó lời khuyên của anh chân thành mà minh triết:
“Hãy cúi xuống làm việc. Khi kết quả
thành rồi, người đời sẽ dắt bạn lên !
“Hãy cúi xuống học trên đồng, cúi xuống học trong phòng thí nghiệm,  cúi xuống học thầy, học bạn và láng nghe tiếng nói người dân”

Vĩnh biệt Anh !
Vĩnh biệt tiền sỹ Phạm Trung Nghĩa nhà khoa học xanh Viện Lúa.

                                                                  
                                                     Anh Phạm Trung Nghĩa
                                                 TS Công nghệ sinh học - Phó Viện Trưởng
                                                    Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long

                                                    
đã mất lúc : 6h 00 ngày 19.10.2012

                                                               hưởng dương 51 tuổi

                                                           Linh cữu quàn tại tư gia

                                            Số nhà  226G, đường 3/2 thành phố Cần Thơ
                                               Nhập quan lúc : 14 giờ ngày 19.10.2012
                                           Lễ động quan lúc : 04 giờ 30 ngày 22.10.2012
                                          Linh cữu được di quan đến nhà thờ An Thạnh
                                             sau đó được an táng tại 112/52 đường 3/2
                                                 phường Hưng Lợi, thành phố Cần Thơ

               Cảm nhận và nhắn tin trên trang http://facebook.com/daihocnonglam  
               Cảm nhận và nhắn tin trên trang http://dayvahoc.blogtiengviet




Những li anh gi lại

Chọn tạo giống lúa hướng đến thích ứng với biến đổi khí hậu

Tiến sĩ Phạm Trung Nghĩa
Phó Viện Trưởng Viện Lúa ĐBSCL
Báo Điện tử Cần Thơ 16.9.2011
Trong điều kiện khí hậu, môi trường ngày càng khắc nghiệt, công tác nghiên cứu, chọn tạo giống lúa nhằm nâng cao giá trị hạt gạo, phục vụ sản xuất được đặt ra hàng đầu. Xoay quanh vấn đề này, Tiến sĩ Phạm Trung Nghĩa, Phó Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, cho biết:
- Sản xuất lúa ở vùng ĐBSCL đang phải đối diện với những khó khăn ban đầu do biến đổi khí hậu gây ra như: hiện tượng nhiễm mặn lan rộng, kéo dài và khô hạn cục bộ. Mặc dù tình hình trên chưa ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất lúa vùng ĐBSCL nhưng mức độ thiệt hại đang có chiều hướng tăng lên. Do đó, công tác nghiên cứu, chọn tạo giống lúa đang tập trung nhiều vào đặc tính chống chịu mặn, hạn cho giống lúa cao sản. Bên cạnh đó, Viện Lúa ĐBSCL hiện đang tập trung vào 2 mục tiêu nghiên cứu chọn tạo chính cho vùng phù sa nước ngọt, thâm canh là: (1) Chọn tạo giống lúa ngắn ngày (80-90 ngày), kháng sâu bệnh, phẩm chất gạo tốt, thích nghi cho canh tác các vùng trồng 3 vụ lúa/năm. Một vài giống lúa triển vọng ngắn ngày mới (OM11211, OM10424, OM10434, OM6904,...) đang được khảo nghiệm tại các tỉnh ĐBSCL. (2) Chọn tạo các giống lúa theo hướng tăng trần năng suất (đạt 10-12 tấn/ha), thời gian sinh trưởng từ 95-105 ngày, kháng sâu bệnh, phẩm chất gạo tốt, thích nghi cho vùng 2 vụ lúa/ năm. Với xu hướng tăng trần năng suất, công tác nghiên cứu, chọn tạo giống lúa mới từ các tổ hợp lai giống lúa dạng hình indica với giống lúa japonica đang được tập trung thực hiện. Nhiều dòng lúa triển vọng từ các tổ hợp lai indica x japonica với thân rạ to, cứng cây, đẻ nhánh khá, bông to chùm, tiềm năng năng suất cao đang được quan sát tại Viện Lúa ĐBSCL.

* Xu hướng nghiên cứu, chọn tạo và khuyến cáo các giống lúa phù hợp trong tình hình hiện nay được Viện tiến hành ra sao, thưa Tiến sĩ?
- Mục tiêu chọn tạo ra được các giống lúa chống chịu mặn ở mức độ từ 4-6‰ muối là rất cần thiết nhằm bảo đảm sản lượng lúa vùng ĐBSCL. Các nghiên cứu của Viện Lúa cho thấy, các giống lúa cao sản bị chết trên 80% số cây khi bị nhiễm mặn ở mức 4-6‰ trong vòng 1 tháng ở giai đoạn mạ, và giảm trên 60% năng suất khi bị mặn liên tục từ ngày thứ 55 sau khi gieo đến trổ. Thực tế, trong sản xuất lúa ở các vùng nhiễm mặn ĐBSCL, người dân vẫn còn đang canh tác diện rộng một số giống lúa cao sản chịu mặn cũ, phẩm chất gạo xấu (OM576, OM1490, AS996,...). Một số giống lúa mới phóng thích gần đây như: OM6976, OM8923, OM4900, OM5451, OM5464, OM5629 có tính chịu mặn từ 3-4‰ muối, phẩm chất gạo khá tốt và có tiềm năng năng suất cao. Một số dòng lúa chịu mặn mới như: OM7347, OM9915, OM9921 và OM9916 có tính chịu mặn khá tốt, gạo có mùi thơm đậm, cơm ngon, đang được khảo nghiệm và nhân rộng tại một số trung tâm giống các tỉnh như: Cà Mau, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bến Tre và Trà Vinh. Về giống lúa chịu hạn, hiện có 2 giống lúa mới có tính chịu hạn khá, thích hợp cho vùng ĐBSCL đã được phóng thích vào sản xuất là OM5464 và OM6162. Do tính chất hạn ở ĐBSCL chỉ là những đợt hạn ngắn khoảng 5-14 ngày nên việc chọn tạo giống theo hướng chọn giống lúa thích nghi với điều kiện đất khô ráo, tưới nước tiết kiệm nhưng vẫn cho năng suất cao. Riêng xu thế chọn giống lúa có phẩm chất gạo cao, Viện cũng đã tạo ra được một số giống lúa thơm, gạo thon dài trên 7mm như: OM4900, OM6162, OM7347, OM9915, OM9921,...

* Thực tế, có một số giống lúa chất lượng cao nhưng vẫn chưa được người tiêu dùng biết đến, chấp nhận. Theo Tiến sĩ nguyên nhân do đâu? Viện có chiến lược gì để phát triển giống lúa chất lượng cao?
- Có vài lý do chính sau: Thứ nhất, giống lúa chất lượng cao thường hay bị nhiễm một hoặc vài loại sâu bệnh, thuộc nhóm giống có thời gian sinh trưởng từ 95-105 ngày. Đây là khuyết điểm cho nhóm lúa chất lượng cao khi so sánh với các giống lúa cao sản, ngắn ngày, chất lượng gạo thấp như IR50404, OM4218,... nên nông dân còn e dè trong sử dụng giống lúa này. Thứ hai, chúng ta vẫn chưa có nhiều vùng sản xuất lúa cho một giống lúa chất lượng cao nào đủ lớn để các doanh nghiệp thu mua, chế biến và hình thành thương hiệu. Một vùng sản xuất lúa canh tác hàng chục giống lúa khác nhau thường dẫn đến tình trạng bị trộn lẫn nhiều loại giống lúa khác nhau, làm giảm giá trị hạt gạo. Thứ ba, hạt gạo chất lượng thấp như: IR50404, OM576... hiện nay có thị trường thu mua nhiều hơn so với hạt gạo của giống lúa chất lượng cao, đôi khi giá mua giữa 2 loại gạo này không khác biệt. Do đó, ngoài biện pháp chọn tạo ra các giống lúa chất lượng cao, kháng sâu bệnh tốt hơn, thì việc quy hoạch sản xuất và tìm thị trường tiêu thụ nhằm đảm bảo giá trị kinh tế của hạt gạo chất lượng cao là cần thiết.

Để các chương trình phát triển giống lúa chất lượng cao có thể đưa vào sản xuất lúa trong điều kiện môi trường, khí hậu ngày càng khốc liệt, thì mục tiêu chọn tạo giống lúa chất lượng cao phải được kết hợp với mục tiêu chọn tạo giống lúa cho điều kiện canh tác bất lợi như: chống chịu mặn, hạn, ngập tạm thời... Viện Lúa ĐBSCL cũng đang tiếp tục thực hiện các đề tài nghiên cứu chọn tạo giống lúa chất lượng cao. Mục tiêu chất lượng gạo của các đề tài chọn giống lúa chất lượng hiện nay là phải đạt tiêu chuẩn hạt gạo của giống Jasmine85 (thơm, hạt gạo thon dài, trong, ít bạc bụng, cơm dẽo mềm). Hướng phấn đấu trong tương lai là chất lượng hạt gạo phải đạt tiêu chuẩn chất lượng của giống lúa Basmati- một giống lúa nổi tiếng ở các vùng sản xuất lúa của Pakistan và Ấn Độ có mùi thơm đậm, gạo thon dài, mềm dẻo và ngon.

* Theo Tiến sĩ, để nâng cao hơn nữa giá trị kinh tế của hạt gạo thì cần phải quan tâm đến vấn đề gì trong sản xuất?
- Theo tôi, vấn đề cần quan tâm trước hết là việc sử dụng giống lúa xác nhận trong nông dân hiện nay chỉ khoảng 20-40%, còn lại là hạt lúa tự để lại từ ruộng sản xuất để làm giống cho vụ sau, nên cần nâng cao hơn nữa số lượng hạt giống xác nhận được sử dụng trong nông dân. Để làm tốt khâu này, mạng lưới đánh giá và nhân giống lúa các cấp giữa cơ quan tạo giống (viện/ trường đại học) với các trung tâm giống các tỉnh, công ty giống cần phải được liên kết, tổ chức lại chặt chẽ hơn. Cơ quan tạo giống cần nắm bắt được nhu cầu giống lúa, số lượng cần cho từng năm, để có kế hoạch nhân giống lúa siêu nguyên chủng, nguyên chủng cung cấp đủ cho các tỉnh. Trung tâm giống, trung tâm khuyến nông các tỉnh cần tăng cường công tác nhân giống lúa cấp nguyên chủng, xác nhận và đẩy mạnh xã hội hóa công tác giống. Đồng thời thực hiện tốt mạng lưới nhân giống lúa các cấp, để cung cấp đủ số lượng giống xác nhận cho nông dân sử dụng lên trên 80% diện tích canh tác lúa. Cần đẩy mạnh hơn nữa việc quy hoạch và thực hiện các vùng sản xuất lúa cho từng giống lúa chất lượng cao. Gần đây, một số tỉnh thực hiện rất tốt mô hình “Nông hộ nhỏ, cánh đồng lớn” giúp quy hoạch lại ruộng đất, cơ giới hóa trồng lúa và hình thành cơ cấu một vài giống lúa chủ lực/cánh đồng. Một vấn đề quan trọng cần quan tâm là khâu tổ chức sấy lúa và bảo quản trong vụ hè thu. Do biện pháp sấy lúa hiện nay vẫn chưa thuận tiện, tốn kém nhiều chi phí vận chuyển, nên nhiều nông hộ tự phơi lúa, điều đó thường không đảm bảo cho phẩm chất hạt gạo khi bảo quản và chế biến, làm giảm giá trị kinh tế. Nếu chúng ta tổ chức được các lò sấy lúa di động, nhất là ở những cánh đồng lớn, giúp các nông hộ sấy lúa kịp thời sau khi thu hoạch, thì việc sản xuất lúa vụ hè thu sẽ thuận lợi hơn.

* Xin cảm ơn Tiến sĩ!
N.NGÂN  Thực hiện


Chúng tôi nguyện noi gương Anh


Theo c
on đường lúa gạo Lương Định Của





NGỌC PHƯƠNG NAM. Lương Định Của (1920-1975) là giáo sư tiến sỹ nông học ngành di truyền giống.Thầy là người có công lớn đặt nền móng cho nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại, chấn hưng giáo dục và nghề lúa Việt Nam. Nhiều thế hệ học trò doThầy đào tạo đã trở thành cán bộ đầu đàn trong các lĩnh vực khoa học nông nghiệp với nhiều người xuất sắc. Nhiều “giống bác sĩ Của” thương hiệu Việt nổi tiếng một thời như: lúa Nông nghiệp 1 (NN1), lúa chiêm 314, NN75-1, NN8-388, lúa mùa Saisubao, lúa xuân sớm NN75-5, giống dưa lê, cà chua, khoai lang, dưa hấu không hạt, chuối, rau, táo… Giáo sư đã đề xướng kỹ thuật thâm canh lúa “cấy nông tay thẳng hàng” “bờ vùng, bờ thửa” “đảm bảo mật độ” được hàng chục triệu nông dân áp dụng, tạo ra cuộc cách mạng trong nông nghiệp. Ngôi nhà niên thiếu và phần mộ tổ tiên, cha mẹ song thân của Thầy tại ấp Ngãi Hoà, cách trụ sở Uỷ ban Nhân dân xã Đại Ngãi khoảng 3 km, và phải đi bằng xe ôm vì lối đi nhỏ, thuần phác, khiêm nhường giữa vùng quê Nam Bộ. Xe ôm chạy hun hút dưới vòm dừa nước y như trong vườn thiêng cổ tích. Chúng tôi đến thăm cụ Sáu, em gái Thầy và thắp hương khu mộ gia đình Thầy khi trăng rằm tháng giêng lồng lộng đang lên. Ruộng lúa Đại Ngãi, Trường Khánh xanh ngát dưới ánh trăng. Đó là câu chuyện dài về con đường lúa gạo Việt Nam mà An Giang là tỉnh dẫn đầu sản lượng gạo xuất khẩu toàn quốc và Sóc Trăng là vựa lúa ngon với những điển hình ở Long Phú năng suất lúa cao nhất nước. Câu chuyện vinh danh hạt ngọc Việt, hạt gạo làng ta, hạt vàng Việt Nam có con đường lúa gạo Lương Định Của  (xem tiếp)
Nguyện tiếp bước những nhà khoa học xanh





Nhớ ai vừng đông vừa rạng
Ước dòng tin nhắn đầu tiên
Hương đất thơm mùa ruộng cấy
Phương xa vời vợi bạn hiền.

Ở đâu lung linh Kiếp Bạc
Sao Khuê mờ tỏ Côn Sơn
Ở đâu một trời thương nhớ
Cho ta khoảng lặng tâm hồn


(thơ Hoàng Kim
trích trong Một trời thương nhớ)


                  Anh Bùi Bá Bổng (thứ hai bên phải ) anh Hồ Quang Cua (thứ nhất bên trái)
           thăm các giống lúa chất lượng cao thương hiệu Sóc Trăng trên cánh đồng mẫu lón



 
Chị Cúc Hòa (thứ hai bên phải) tác giả chính giống lúa" hoa hậu" OM6976
rất được ưa chuộng trong sản xuất đang trao đổi kinh nghiệm chọn giống



chị Phương Loan (thứ hai bên phải) tận tình hướng dẫn kỹ năng thực hành chọn giống
lúa
cho thầy trò nhóm nghiên cứu lúa Trường Đại học Nông Lâmthành phố Hồ Chí Minh


                                  Anh Nghĩa và đồng nghiệp với giống lúa mới tuyển chọn


VOA 'Green Super Rice' About Two Years Away for Asia, Africa







Đánh giá và tuyển chọn những giống siêu lúa xanh (Green Super Rice)



Anh Nghĩa ơi ! Chúng tôi nguyện noi gương Anh,  tiếp bước làm nhà khoa học xanh: 
"Hãy cúi xuống học trên đồng, cúi xuống học trong phòng thí nghiệm,  cúi xuống học thầy, học bạn và lắng nghe tiếng nói người dân”. Chúng tôi nguyện dấn thân cùng anh theo con đường lúa gạo Lương Định Của, Tôn Thất Trình, Bùi Huy Đáp, Nguyễn Văn Luật, Võ Tòng Xuân, Vũ Tuyên Hoàng, Mai Văn Quyền, Trần Văn Đạt, Bùi Bá Bng, Bùi Chí Bửu ... đnguyện làm người lính xung kích trên mặt trận tạo chọn những giống lúa gạo, cây lương thực ngon hơn, tốt hơn cho người dân; nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật thâm canh tổng hợp, các giải pháp khoa học công nghđể người dân lao động  bớt nhọc nhằn hơn, giảm rũi ro và tổn thất sau thu hoạch. Chừng nào mỗi chúng ta chưa ứa nước mắt thấm hiểu sự nhọc nhằn của người  nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo. Chừng nào những  giá trị lao động khoa học cao quý, liên tục, âm thầm chưa mang lại đủ niềm vui cho bữa ăn của người dân nghèo. Chừng đó chúng ta sẽ còn phải DẠY VÀ HỌC. Cái gốc của sự học là HỌC LÀM NGƯỜI.


Trở về trang chính
CÂY LƯƠNG THỰC

FOOD CROPS NEWS

FOOD CROPS

FOOD CROPS.VN

TÌNH YÊU CUỘC SỐNG


Đến Long Phú, Sóc Trăng bạn sẽ gặp con đường Trường Khánh - Đại Ngãi nối vựa lúa chất lượng ngon và năng suất cao nhất nước.

CON ĐƯỜNG LÚA GẠO VIỆT NAM


Hoàng Kim


Việt Nam là chốn tổ của nghề lúa. Giáo sư tiến sỹ, anh hùng lao động Nguyễn Văn Luật, nguyên Viện trưởng Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long,  tác giả chính của cụm công trình ‘Nghiên cứu và phát triển lúa gạo’ đoạt giải thưởng Hồ Chí Minh, đã có hai bài viết quan trọng giới thiệu về “Lịch sử cây lúa Việt Nam” và “Cải tiến giống lúa cho sản xuất lúa gạo tại Việt Nam”. Giáo sư đã đưa ra các bằng chứng và dẫn liệu ‘Việt Nam là chốn tổ của nghề lúa’ và ‘các tiến bộ của giống lúa Việt Nam những năm đầu thế kỷ 21’. Hai bộ sách: Nguyễn Văn Luật (chủ biên), xuất bản lần đầu năm 2001, 2002, 2003 Cây lúa Việt Nam thế kỷ 20, ba tập Nhà Xuất Bản Nông nghiệp, Hà Nội, 1.347 trang, và Nguyễn Thị Lang, Bùi Chí Bửu 2011. Khoa học về cây lúa, di truyền và chọn giống. Nhà Xuất bản Nông Nghiệp, 623 trang đã đúc kết về những tiến bộ này.
Con đường lúa gạo Việt Nam” là chùm bài lược thuật về các dâng hiến lặng lẽ của một số nhà nông học,  nhà giáo và nông dân giỏi nghề nông. Họ gắn bó cuộc đời với nông dân, nông nghiệp, nông thôn, và những sinh viên, học viên nghề nông để làm ra những hạt gạo ngon hơn, tốt hơn cho bát cơm của người dân. Tập tài liệu nhỏ này mục đích nhằm kể lại những mẫu chuyện đời thường nghề nông cho các em sinh viên đọc thêm ngoài giờ học chính.
Thầy Norman Borlaug nhà khoa học xanh, cha đẻ của cuộc cách mạng xanh được tặng giải Nobel và thế giới tôn vinh là nhà bác học số một của nhân loại trong  cuộc chiến chống nghèo đói, đã có dặn thật thấm thía: “ Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “Hãy vươn tới những vì sao. Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”; “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời”.
Dạy học không chỉ trao truyền tri thức, kỹ năng nghề nghiệp mà còn trao truyền ngọn lửa. Chừng nào mỗi chúng ta chưa ứa nước mắt thấm hiểu sự nhọc nhằn của người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo. Chừng nào những giá trị lao động khoa học cao quý, liên tục, âm thầm chưa mang lại đủ niềm vui cho bữa ăn của người dân nghèo. Chừng đó chúng ta sẽ còn phải DẠY VÀ HỌC. Cái gốc của sự học là HỌC LÀM NGƯỜI.
Nam Bộ Việt Nam, quê hương của nhà bác học nông dân Lương Định Của, là nơi con đường lúa gạo Việt Nam khởi phát và tỏa rộng, là nơi mở đầu cho chùm bài viết này. Về miền TâySao anh chưa về lại miền Tây. Nơi một góc đời anh ở đó. Cần Thơ Sóc Trăng sông Tiền Sông Hậu. Tên đất tên người chín nhớ mười thương. Anh có về Bảy Núi Cửu Long. Nắng đồng bằng miên man bao nỗi nhớ. Kênh ông Kiệt thương mùa mưa lũ. Anh có về nơi ấy với em không?” (thơ Hoàng Kim).
Lương Định Của con đường lúa gạo
Nơi tỏa rộng con đường lúa gạo Việt


Những chân dung nghề nông phác thảo
Thầy Quyền nghề nông của chúng tôi
Hồ Quang Cua gạo thơm Sóc Trăng
Phạm Trung Nghĩa nhà khoa học xanh
Nguyễn Thị Trâm người Thầy lúa lai
Bảy Nhị chuyện cổ tích cho người lớn
Từ Sắn Việt Nam đến Lúa Siêu Xanh
Những người Việt lỗi lạc ở FAO
Bùi Huy Đáp lúa xuân Việt Nam
Lê Hùng Lân gạo ngon Hoa Tiên
Kênh ông Kiệt giữa lòng dân
Ông Hồ Sáu làm kinh tế giỏi
Thầy Xuân lúa và hệ canh tác
DẠY, HỌC VÀ LÀM cây lương thực
Gạo Việt chất lượng và thương hiệu
Trò chuyện với anh Đoàn Nam Sinh

Con đường xanh của chúng ta
Công việc này trao lại cho em
Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời
Hoa của Đất

Về miền Tây
Hoa Lúa
Xin giới thiệu ‘Hồ Quang Cua gạo thơm Sóc Trăng‘ trong chùm bài viết trên
GaoThomSocTrang
HỒ QUANG CUA GẠO THƠM SÓC TRĂNG
Hoàng Kim
Nhà văn, nhà báo Huỳnh Kim vừa có bài viết ấn tượng Gạo thơm ST ra thế giới viết về kỹ sư Hồ Quang Cua, tác giả nhãn hiệu Gạo thơm Sóc Trăng nổi tiếng ST5, ST20,… “Thái Lan làm được sao mình không làm? ” “ST ra thế giới nông dân và doanh nghiệp cùng có lợi“. Những trăn trở của anh Hồ Quang Cua và những người tâm huyết “chọn tìm giống tốt đêm nằm chiêm bao” cũng là trăn trở của hàng triệu nông dân Việt Nam.
ST5
Làm gì để nâng cao giá trị canh tác, giá trị sử dụng và hiệu quả kinh tế để hạt ngọc Việt đi ra thế giới ? Từ nghiên cứu chọn tạo giống tốt, hoàn thiện quy trình kỹ thuật thâm canh, đến phục tráng, thực nghiệm, nhân giống gốc, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, đến tổ chức hệ thống sản xuất chế biến kinh doanh khép kín là  một chuỗi công việc to lớn để có được chén cơm ngon như những tấm hình minh họa dưới đây
LuaSocTrang
Anh Hồ Quang Cua (thứ nhất bên trái) cùng anh Bùi Bá Bổng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT (thứ hai từ bên phải), trong hội thảo đầu bờ trên cánh đồng mẫu lớn. Chúng tôi đang học theo thầy Lương Định Của con đường lúa gạo, học theo anh để tiếp nối công việc của anh và thực hiện đề tài Chọn tạo giống lúa hướng đến thích ứng với biến đổi khí hậu từ nguồn gen siêu lúa xanh (GSR) và đặc sản Sóc Trăng (ST). Tôi biết ơn anh Hồ Quang Cua vì tấm lòng của anh đối với nông dân, đối với cây lúa, đối với nghề nông  và những kỹ năng cuộc sống quý giá mà anh đã thân thiết trao đổi, gợi mở,…
Tôi nhớ đến anh là nhớ đến gạo thơm Sóc Trăng và ngược lại. Ra bến xe đò về thành phố, hỏi đến ông Cua gạo thơm Sóc Trăng là hầu như ai cũng biết và họ hồ hởi khoe ông Cua và gạo trắng, gạo ngon, … rượu  ngon Sóc Trăng và nếp cẩm.  Chợt dưng tôi thấu hiểu những ông Bụt đời thường, những ông Bụt của đất, của nước, của hạt ngọc phương Nam.
ST Tim
Trăn trở về Lúa Gạo Việt Nam chiến lược chọn tạo giống, tôi viết thư trao đổi với anh Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp. Anh tán đồng với phương pháp “đưa thêm các nguồn gen quý vào những giống lúa vốn đã rất phổ biến và nổi tiếng trong sản xuất” như cách chúng ta đã làm trong tạo chọn và phát triển các giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ), HL491 (Nhật tím) công nhận giống năm 1997 thành vùng giống sản xuất lớn, thâm canh cao ở Bình Minh, Vĩnh Long năm 2007, đưa năng suất khoai lang từ 9,00 tấn lên 29,8 tấn trên phạm vi toàn tỉnh; Giống sắn KM98-5, KM419 tạo giống cũng theo cách trên và nay đã thành vùng giống sắn sản xuất lớn ở Tây Ninh, đưa năng suất sắn từ 8,5- 12,5 tấn /ha của giống sắn địa phương lên 17,0- 27,0 tấn/ha và nay toàn tỉnh đạt năng suất 30,0 tấn/ha, cá biệt những nông hộ sản xuất giỏi đạt 50,0 – 65,0 tấn/ha trên diện rộng, chủ lực là giống sắn mới KM419 chiếm trên 50% diện tích sắn và các giống KM94, KM98-5… Điều này cũng như công việc chúng ta đang làm đưa thêm nguồn gen quý vào giống lúa “hoa hậu” OM6976 của nhóm tác giả Nguyễn Thị Cúc Hòa, Phạm Trung Nghĩa và cộng sự Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long, để chọn tạo và phát triển dòng OM6976-41 (GSR89), hoặc những việc chúng ta đang làm mới đây nhằm kết hợp GSR với ST.

Anh Lê Huy Hàm đồng tình và trao đổi nhiều thông tin định hướng chọn tạo giống lúa (như đã nêu ở bài trên). Anh viết: “Kính gửi anh Kim. Cám ơn anh đã giới thiệu về các giống lúa mới có tiềm năng ứng phó với biến đổi khí hậu. Điều này tôi rất quan tâm. Hiện nay chúng tôi đi theo hướng là không tạo ra giống lúa mới mà chỉ cải tạo giống cũ. Lý do vì chúng ta đã tạo ra quá nhiều giống lúa mới, nông dân hoa mặt không còn biết phân biệt giống nào tốt, giống nào xấu nữa (Không như sắn và khoai lang, số giống chọn tạo không nhiều nhưng rất bền trong sản xuất – HK). Nhiều giống lúa cũng làm cho việc xây dựng thương hiệu giống và thương hiệu gạo khó khăn, là một trong các nguyên nhân làm gạo Việt Nam có giá thấp trên thị trường. Vì vậy hiện nay tôi đang nâng cao tinh chịu mặn và tình chịu ngập của các giống đại trà lúa miền Bắc và miền Nam bằng việc đưa gen Saltol (chịu mặn) và gen Sub1 (chịu ngập) vào các giống lúa đại trà của Việt Nam. Mức chịu mặn giai đoạn mạ hiện nay đã đạt 5-6 ‰, chiu ngập 10-15 ngày, sau khi nước rút lại mọc lại. Chúng ta có thể cùng nhau thử nghiệm các giống này tại Sóc Trăng. Anh làm cầu nối với tỉnh thì rất tốt. Chúng ta cùng nhau tìm kinh phí. Chúng tôi hy vọng rằng bằng cách này, chúng ta sẽ không tao ra các giống mới mà chỉ cải thiện các giống đã chấp nhận rộng rãi ở các đặc tính chịu mặn, chịu ngập, kháng rầy, đạo ôn, khô văn, bạc lá… và cuối cùng tạo ra Multiple tolerant rice varieties hay super rice. Đây là đặc tính cần để ứng phó với biến đổi khí hậu. Chúng tôi cũng sẵn sàng tham gia với kế hoạch của anh về SGR(Green Super Rice – Siêu lúa xanh)ở tỉnh Sóc Trăng, Phú Yên và Gia Lai. Anh móc nối, có thể chúng ta sẽ tổ chức gặp nhau Viện Di truyền – Đại học Nông Lâm hoặc tại các tỉnh trên. Chúng tôi có thể lại tạo để chuyển thêm gen saltol vào SGR để tăng tính chịu mặn, đánh giá ở góc độ phân tử, sau đó anh cùng với Sóc Trăng, Phú Yên , Gia Lai và các nơi đánh giá tại địa Phương. Anh suy nghĩ nhé. Chúc anh khỏe, Lê Huy Hàm
ST5 nhân giống
Tôi muốn khởi đầu câu chuyện “Lúa Gạo Việt Nam diễn đàn chọn tạo giống” bằng sự Tổng quan “Con đường lúa gạo Việt Nam” kể về nhiều nhân vật kỳ vĩ và nhiều nhà khoa học tâm huyết tài năng như: Lương Định Của, Tôn Thất Trình, Bùi Huy Đáp, Nguyễn Văn Luật, Võ Tòng Xuân, Vũ Tuyên Hoàng, Mai Văn Quyền, Trần Văn Đạt, Bùi Bá Bổng, Bùi Chí Bửu, Nguyễn Công Tạn, Phan Phải, Nguyễn Thị Trâm, Lê Huy Hàm, Tạ Minh Sơn, Nguyễn Trí Hoàn, Phạm Văn Ro, Nguyễn Thị Cúc Hòa, Nguyễn Thị Lang, Đỗ Khắc Thịnh, Nguyễn Văn Hoan, Mai Thành Phụng, Nguyễn Gia Quốc … Họ đã đóng góp to lớn trong chọn tạo giống lúa, góp phần làm nên diện mạo “Cây lúa Việt Nam thế kỷ 20”. Nhưng tôi xin được viết chậm lại để có thời gian thong thả hơn. Sự cần thiết phải đi thẳng vào những vấn đề nóng hổi, cấp bách của thực tiễn sản xuất đang đòi hỏi: “Làm gì để phát triển khoa học công nghệ mới tạo được đột phá cho hạt ngọc Việt?“.
Chúng ta hãy bắt đầu từ anh Hồ Quang Cua và gạo thơm Sóc Trăng, từ vùng đất quê hương Long Phú, Đại Ngãi (Đại Nghĩa theo cách gọi của tiếng miền Nam), đi trên con đường lúa gạo Trường Khánh, Đại Nghĩa của dân tộc Việt, nơi sinh thành của nhà bác học cây lúa Lương Định Của. Chúng ta cũng bắt đầu bằng ý kiến thảo luận của anh Lê Huy Hàm, chuyên gia về di truyền chọn giống lúa. Tôi hiểu ý anh Hàm “Chọn giống lúa là đừng ham tạo ra nhiều giống mà cần tuyển chọn kỹ để có giống lúa ưu tú phổ biến thành thương hiệu nổi bật, đứng vững trong sản xuất“. Mời bạn hãy đọc “Gạo thơm Sóc Trăng ra thế giới” của Huỳnh Kim. Bài viết ngắn nhưng nhiều thông tin lắm. Đất nước cần có nhiều Hồ Quang Cua và “gạo thơm Sóc Trăng” hơn nữa cho bà con nông dân và cho sản xuất! Đọc Huỳnh Kim, tôi cảm giác như gặp lại Sơn Nam: ” … Năm tháng đã trôi qua/ Ray rứt mãi đời ta/ Nắng mưa miền cố thổ/ Phong sương mấy độ qua đường phố/ Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê “. Năm tháng sẽ qua đi, chỉ những thành quả thiết thực cho chén cơm manh áo của người dân là còn lại.
Đất Nước cần nhiều những nhà khoa học dấn thân, cần cù, phúc hậu, trí tuệ chọn tạo giống lúa, cây lương thực ngon hơn, tốt hơn cho người dân, nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật thâm canh tổng hợp, các giải pháp khoa học công nghệ để người dân lao động bớt nhọc nhằn hơn, giảm rũi ro và tổn thất sau thu hoạch.
Chừng nào mỗi chúng ta chưa ứa nước mắt thấm hiểu sự nhọc nhằn của người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo. Chừng nào những giá trị lao động khoa học cao quý, liên tục, âm thầm chưa mang lại đủ niềm vui cho bữa ăn của người dân nghèo. Chừng đó chúng ta sẽ còn phải DẠY VÀ HỌC. Cái gốc của sự học là HỌC LÀM NGƯỜI.
Hoàng Kim
GẠO THƠM ST RA THẾ GIỚI
Huỳnh Kim

Cục Sở hữu trí tuệ đã chứng nhận nhãn hiệu “Gạo thơm Sóc Trăng” từ cuối năm 2011 cho dòng sản phẩm gạo thơm mang tên ST. Người xây đắp cho thương hiệu này, kỹ sư Hồ Quang Cua, nay đang mong muốn nâng ST lên thành thương hiệu gạo Việt Nam trên thương trường thế giới.
Kỹ sư Hồ Quang Cua – Ảnh: H.Kim
Thái Lan làm được sao mình không làm?
Tốt nghiệp kỹ sư trồng trọt Trường ĐH Cần Thơ năm 1978, anh Hồ Quang Cua  trở về quê nhà Sóc Trăng, làm việc tại Phòng Nông nghiệp huyện Mỹ Xuyên, sau đó được đề bạt làm Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng. Đến nay, anh đã cùng nhóm cộng sự đi qua chặng đường hơn 20 năm xây dựng thương hiệu gạo thơm ST.
Từ năm 1991, Hồ Quang Cua đã tham gia nhóm nghiên cứu của Viện Lúa ĐBSCL và ĐH Cần Thơ lo sưu tập, thử nghiệm các giống lúa thơm cổ truyền của Việt Nam, Thái Lan và Đài Loan. Được làm việc cùng các nhà khoa học đầu đàn như GS Võ Tòng Xuân, GS Nguyễn Văn Luật, rồi ra nước ngoài học, anh bắt đầu có ý tưởng làm lúa thơm cao cấp cho Việt Nam, trước hết là cho tỉnh Sóc Trăng.
Dạo đó, anh phát hiện giống lúa thơm nổi tiếng Khao Dawk Mali 105 của Thái Lan là do một cán bộ ở huyện chọn tạo; vậy mà những năm 1992 – 1997, mỗi năm Thái Lan thu gần 1 tỉ USD nhờ xuất khẩu hơn một triệu tấn gạo này. “Họ làm được sao mình lại không làm, trong khi đến cuối thế kỷ 20 mình đã xuất khẩu gạo ổn định và lo được an ninh lương thực rồi?” – Hồ Quang Cua tự vấn rồi cùng nhóm cộng sự và bà con nông dân ở huyện lao vào công việc bất kể ngày đêm. Trong bước đi đầu tiên kéo dài nhiều năm ấy, các anh đã rút ra 3 kết luận hình thành nên cây lúa thơm tương lai: 1/ Quá trình biến dị, lúa có thể cho ra giống mới có phẩm chất cao hoặc dùng làm nguồn lai tạo tiếp; 2/ Việt Nam đất chật người đông, cây lúa thơm phải là cây cải tiến có năng suất cao chứ không thể như Thái Lan, Ấn Độ sử dụng cây lúa mùa cổ truyền năng suất thấp; 3/ Phải đào tạo nhân lực để hình thành đội ngũ nghiên cứu.
Lúc đầu, ít người tán thành những nhận định mới này, nhưng rồi được Bộ Nông nghiệp và lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng khích lệ, dần dần bảy giống lúa thơm bố mẹ được lai tạo, trong đó có gien giống Khao Dawk Mali, giống Tám Xoan ở phía bắc và giống Tào Hương của Sóc Trăng. Tới năm 2013 này, đã có 21 giống ST. Riêng ST20, cho hạt gạo thon dài, cơm mềm dẻo, thơm hương dứa và hương cốm.
Từ năm 2009, đã có gần 25.000 ha lúa thơm ST được trồng tại Sóc Trăng và hàng vạn héc ta nữa được các tỉnh ven biển khác ở ĐBSCL trồng. Ngoài việc trồng lúa hai vụ, các anh còn giúp nông dân trồng lúa thơm theo các mô hình hành tím – lúa và tôm – lúa. Ông Trà Diên ở xã Viên Bình, huyện Trần Đề, nơi đang làm 2.500 ha lúa ST5, nói: “Tôi làm 23 công cấy tầm lớn hai vụ ST5, mỗi năm lời hơn 150 triệu đồng, gấp đôi lúa IR ngày trước”. Hồ Quang Cua nói: “Các tỉnh ven biển ĐBSCL có thể trồng được vài trăm ngàn héc ta giống ST. Riêng việc trồng lúa thơm ở vuông tôm đã giúp ổn định môi trường, tái tạo sự sống trong đất, làm chậm quá trình thoái hóa đất”.
Trong đào tạo, từ cây lúa thơm ST, đã có 10 kỹ sư làm tiếp các đề tài lên thạc sĩ, riêng anh Trần Tấn Phương đã bảo vệ tiến sĩ hồi tháng 10.2011 chuyên về di truyền với đề tài “Nghiên cứu chọn tạo giống lúa thơm cao sản phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”.
ST ra thế giới, nông dân và doanh nghiệp cùng có lợi
Cuối năm 2011, đã có 5 đơn vị được Sở NN-PTNT Sóc Trăng trao quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận thương hiệu “Gạo thơm Sóc Trăng”. Đó là Công ty Gentraco ở Cần Thơ, Công ty lương thực Sóc Trăng, Công ty TNHH Thành Tín, Công ty chế biến gạo chất lượng cao Sóc Trăng và cơ sở sản xuất lúa giống và gạo thơm Mỹ Xuyên. Cũng năm đó, lần đầu tiên, Việt Nam xuất khẩu được hơn 400.000 tấn gạo thơm, chủ yếu là giống Jasmine vì giống ST chưa có nhiều, mới đủ tiêu thụ nội địa.
Tình hình này đã thôi thúc kỹ sư Hồ Quang Cua cùng các đồng sự dấn thân tiếp vào một kế hoạch mới. Họ đang làm đề án “Xây dựng liên minh nông dân và doanh nghiệp dựa trên quan hệ sản xuất mới” với mục tiêu hàng đầu là “tăng thu nhập cho nông dân”. Nông dân trồng lúa thơm ST sẽ tăng thu nhập lên tối thiểu 20% trong năm đầu tiên và tiếp tục tăng trong năm thứ 2 và năm thứ 3 nhờ nắm bắt đầy đủ kỹ thuật canh tác. Cơ sở nào để có dự án này? Anh Cua cho biết giá gạo trắng xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2013 chỉ nhỉnh hơn 400 USD/tấn dẫn tới hiệu quả sản xuất lúa gạo thấp. Trong khi đó, Công ty lương thực Sóc Trăng và Công ty TNHH Trung An ở Cần Thơ đã xuất khẩu gạo ST20 với giá 900 USD/tấn và đang thiếu hàng để bán.
Hồ Quang Cua hỏi: “Vậy ta có nắm được cơ hội này để thâm nhập sâu vào thị trường gạo cao cấp của thế giới không? Và ta có thể tổ chức sản xuất một vài chủng loại lúa đặc thù của Việt Nam, như ST, với mô hình doanh nghiệp liên kết với nông dân?”. Rồi tự trả lời: “Làm được nghĩa là chúng ta tạo được một quan hệ sản xuất mới, hữu cơ giữa nông dân và doanh nghiệp, điều mà Chính phủ vừa phê duyệt trong kế hoạch tái cơ cấu sản xuất lúa của Bộ NN-PTNT”.
Theo các tác giả dự án, gạo thơm ST20 và ST21 là gạo thơm cao cấp, rất được người tiêu dùng trung lưu thành thị ưa chuộng, bán được giá cao, nội địa bình quân 1 USD/kg, xuất khẩu tới 900 USD/tấn, như vậy là gạo Việt Nam bắt đầu cạnh tranh được với gạo thơm cao cấp của Thái Lan. Giờ  đây, nếu mô hình liên kết nông dân – doanh nghiệp được đầu tư làm bài bản ở quy mô lớn hàng ngàn héc ta ngay từ năm đầu, thì chẳng những gia tăng thu nhập ngay cho nông hộ và doanh nghiệp mà còn là mô hình để làm đúng việc liên kết bốn nhà trong cánh đồng mẫu.
“Mong ước cuối cùng của tôi là việc xác lập quan hệ sản xuất mới mang tính bền vững cho chuỗi giá trị, và gạo thơm Sóc Trăng sẽ có ngày được nâng lên thành thương hiệu gạo Việt Nam trên thương trường thế giới”, kỹ sư Hồ Quang Cua quả quyết như vậy.
Bài đã đăng trên báo Thanh Niên:
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20131007/gao-thom-st-ra-the-gioi.aspx


Vietnamese Dan Bau Music

Vietnamese food paradise
KimYouTube
Trở về trang chính
Hoàng Kim  Ngọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sống  Kim on LinkedIn  Kim on Facebook  KimTwitter  hoangkim vietnam  Trở về đầu trang Gạo Việt chất lượng và thương hiệu  Con đường lúa gạo Việt Nam.
 

Em ơi em, can đảm bước chân lên


Nguyễn Khoa Tịnh

Thầy ước mong em
noi gương Quốc Tuấn


Đọc thơ em, tim tôi thắt lại 
Lòng nghẹn ngào, nước mắt chảy rưng rưng 
Nửa xót xa nhưng nửa lại vui mừng 
Xót xa vì đời em còn thơ dại 
Mới tuổi thơ mà cuộc đời đầy khổ ải 
Mới biết cười đã phải sống mồ côi 
Như chiếc thuyền giữa biển tự trôi 
Như chiếc lá bay về nơi vô định 
“Bụng đói” viết ra thơ em vịnh: 

“Cơm ngày một bữa sắn trộn khoai 
Có biết lòng ta bấy hỡi ai? 
Vơi vơi lòng dạ, cồn cào bụng 
Kể chi no đói, mặc ngày dài” 


Phải! 
Kể chi no đói mặc ngày dài 
Rất tự hào là thơ em sung sức 
Rất tự hào là em tôi đầy nghị lực 
Đã hiển lộ mình qua “Cái chảo rang” 

“Trung dũng ai bằng cái chảo rang 
Lửa to mới biết sáp hay vàng 
Xào nấu chiên kho đều vẹn cả 
Chua cay mặn ngọt giữ an toàn 
Ném tung chẳng vỡ như nồi đất 
Quăng bừa xó bếp vẫn nằm ngang 
Tốt đẹp đâu cần danh tiếng hão 
Bạn cùng lửa đỏ, nóng chang chang”


Phải! 
Lửa to mới biết sáp hay vàng! 
Em hãy là vàng, 
Mặc ai chọn sáp! 
Tôi vui sướng cùng em 
Yêu giấc “Ngủ đồng” 
Hiên ngang khí phách: 

“Sách truyền sướng nhất chức Quận công 
Ta sướng khi ra ngủ giữa đồng 
Lồng lộng trời hè muôn làn gió 
Đêm thanh sao sang mát thu không 
Nằm ngữa ung dung như khanh tướng 
Lấy mấy vần thơ tỏ nỗi lòng 
Tinh tú bao quanh hồn thời đại 
Ngủ đồng khoan khoái ngắm gương trong” 


Tôi biết chí em khi "Qua đèo Ngang” 
Ung dung xướng họa với người anh hùng 
Đã làm quân thù khiếp sợ: 

“Ta đi qua đèo Ngang 
Cũng gặp Người trèo qua núi hiểm 
Đỉnh dốc chênh vênh 
Xe mù bụi cuốn 
Có lẽ thiên nhiên đã định bao giờ 
Một dãy Hoành Sơn bát ngát trận đồ 
Điệp điệp núi cao 
Trùng trùng rừng thẳm. 
Người thấy 
Súng gác trời xanh 
Gió lùa biển lớn 
Nông dân rộn rịp đường vui 
Thanh Quan nàng nhẽ có hay 
Cảnh mới đã thay cảnh cũ. 
Ta hay 
Máu chồng đất đỏ 
Mây cuốn dặm khơi 
Nhân công giọt giọt mồ hôi 
Hưng Đạo thầy ơi có biết 
Người nay nối chí người xưa 

Tới đây 
Nước biếc non xanh 
Biển rộng gió đùa khuấy nước 
Đi nữa 
Đèo sâu vực thẳm 
Núi cao mây giỡn chọc trời 

Nhớ thù nhà, luống thẹn làm trai 
Thương dân nước, thà sinh phận gái 
“Hoành Sơn cổ lũy” 
Hỏi đâu dấu tích phân tranh? 
Chỉ thấy non sông 
Lốc cuốn, bốn phương sấm động. 

Người vì việc nước ra đi 
Ta muốn cứu dân nên thăm trận thế 
Điều không hẹn mà xui gặp mặt 
Vô danh lại gặp hữu danh 
Cuộc đời dài ắt còn sẽ gặp nhau 
Nay hội ngộ giữa đỉnh cao trời đất 
Anh em ta ngự trên xe đạp 
Còn Người thì lại đáp com măng 
Đường xuyên sơn 
Anh hùng gặp anh hùng 
Nhìn sóng biển Đông 
Như ao trời dưới núi. 

Xin kính chào 
Bậc anh hùng tiền bối 
Ta ngưỡng mộ Người 
Và tỏ chí với non sông 
Mẹ hiền ơi! 
Tổ Quốc ơi! 
Xin tiếp bước anh hùng!” 


Hãy cố lên em! 
Noi gương danh nhân mà lập chí 
Ta với em 
Mình hãy kết thành đôi tri kỷ! 
Đất Quảng Trạch này đâu kém Nam Dương 
Tôi tự hào bài “Tỏ chí” của em: 

"Quốc Tuấn ngày xưa chí vững bền 
Thù nhà, nợ nước chẳng hề quên 
Đến bữa quên ăn, đêm quên ngủ 
Thương dân, yêu nước quyết báo đền 
Văn hay thu phục muôn người Việt 
Võ giỏi kinh hồn lũ tướng Nguyên 
Mươi năm sau nữa ơi ông Tuấn 
Nối chí ông, nay cháu tiến lên!” 


Tôi thương mến em 
Đã chịu khó luyện rèn 
Biết HỌC LÀM NGƯỜI ! 
Học làm con hiếu thảo. 
Mười lăm tuổi đã “Tập làm thầy giáo” 

Vui gì hơn buổi đầu làm thầy giáo 
Của lớp vở lòng đất mẹ yêu thương 
Trưa nắng luyến các em cùng đến lớp 
Giọng líu lo như chim hót ven đường. 

Đứng trước các em tuổi nhỏ đáng yêu 
Mà đã tưởng tới bao nhiêu người lớn 
Nghe em đọc giọng thanh thanh dễ mến 
Mà đã nghe đất nước xuyến xao mình!


Tổ Quốc đang chờ em phía trước. 
Em ơi em, can đảm bước chân lên!

1970